Tồn tại và khắc phục bất cân bằng vị thế giữa DNNVV và DN lớn hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng, từ góc nhìn thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 62 - 64)

CHƯƠNG 1 : NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG

3.2. Nguyên tắc công bằng với bất cân xứng vị thế giao dịch và Chính sách cơng về

3.2.1. Tồn tại và khắc phục bất cân bằng vị thế giữa DNNVV và DN lớn hơn

tắc này.

3.2.1. Tồn tại và khắc phục bất cân bằng vị thế giữa DNNVV và DN lớn hơn lớn hơn

Tuy DNNVV là lực lượng đông đảo chiếm đại đa số trong nền kinh tế, đóng góp đáng kể cho GDP quốc nội, cung cấp phần lớn việc làm, và là một phần không thể thiếu trong kết cấu ngành và cân bằng nền kinh tế.211 Cũng như việc là mắt xích trong chuỗi cung ứng các sản phẩm hồn thiện của thị trường, và chỉ đóng vai trị là một nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoàn thiện đối với những lĩnh vực rất hẹp.212 Thế nhưng, để có thể tham gia vào những hợp đồng – phương tiện cơ bản để kiến tạo dòng chảy tài sản và giá trị thặng dư trong xã hội như vừa phân tích – đặc biệt là với những DN lớn hơn, họ phải vượt qua những rào cản hoặc chịu đựng những tổn thất thật sự.

DNNVV ln có mức độ hạn chế nhất định về vốn, nhân lực, hay doanh thu, và được pháp luật phân loại một cách cụ thể đến mức đủ để chỉ ra một cách cụ thể các DN này trong thị trường.213 Ngay trong nhóm DNNVV, một DN nhỏ hơn thường đối diện với một nguồn lực nhân sự, kỹ thuật, tài chính hạn hẹp, nên khả năng chi trả để mang lại sự cân bằng về thông tin, tiến hành gia nhập một hợp đồng, hay tạo ra khoản bảo đảm (phần thưởng cho việc thực hiện hợp đồng) luôn thấp hơn khi so sánh với DN lớn hơn.

Không những vậy, cùng với sự phức tạp ngày một gia tăng của các quan hệ kinh tế, hợp đồng đã khơng cịn là một sự “bất di bất dịch nữa”,214 và cũng không là một lựa chọn đơn nhất. Nó đã trở thành phức hợp của các lựa chọn hành động liên tiếp. Do đó, quan hệ hợp đồng là một q trình trải dài với các chuỗi “hợp đồng” hay một hợp đồng có các điều khoản khơng đóng kín. Khi một hợp đồng (hoặc một chuỗi hợp đồng) đang tiến hành, hiệu ứng “lock-in” hay tính “độc quyền” xuất hiện. Tức là

211 Tham khảo footnote no: 7

212 Nguyễn Huế, 2016, DNNVV: chồng chất khó khăn, Báo điện tử Báo Hải Quan, Tổng cục Hải Quan Việt Nam, http://www.baohaiquan.vn/Pages/Doanh-nghiep-nho-va-vua-Chong-chat-kho-khan.aspx, [truy cập lần cuối ngày 08/11/2017].

213 Xem thêm tại bảng PL 1.1 - Phụ lục01: Các giai đoạn của chính sách HTPT DNNVV. 214 Phạm Duy Nghĩa, 2003, tlđd.

dù bên ngoài vẫn tồn tại những mối cạnh tranh trực tiếp nhưng tình trạng “lock-in” khiến cho các bên không thể dựa vào thị trường.215 Khiến cho DN có tiềm lực kinh tế, quy mơ tài chính, năng lực quản trị cao hơn đáng kể so với DN đối tác, trở nên quyền lực hơn nữa trong mối quan hệ hợp đồng.

Nên, bằng những cơ chế tự nhiên của một thị trường tự do, bên cạnh sự không hồn hảo của thơng tin, các chi phí giao dịch thường trực, khiến cho giữa DNNVV và DN lớn hơn216 luôn tồn tại một chênh lệch vị thế đáng kể trong mối quan hệ hợp

đồng.

Lại cần thấy rằng, với quy mơ, lực lượng, vai trị của DNNVV trong nền kinh tế như đã nêu, chỉ hai yếu tố bất cân xứng thơng tin và chi phí giao dịch – là hai yếu tố DN nhỏ hơn thường hạn chế hơn – trong trình bày về Xu hướng phát triển của nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng tại mục 1.1.2, đã chỉ ra rằng chúng

tạo ra những thất bại trong quan hệ hợp đồng, như khả năng lựa chọn ngược, giảm thiểu đạo đức trong quan hệ hợp đồng, hay các vấn đề về uỷ quyền.217 Đó là những thất bại của thị trường tự do, vì nó khiến thương nhân khơng có động lực luân chuyển hàng hoá, dịch vụ chất lượng, từ đó mà phúc lợi xã hội sẽ tổn thất đáng kể.218 Lạm dụng vị thế của DN lớn hơn đáng kể, như gấp đôi về quy mô, vốn hay doanh thu lại không các trường hợp điều chỉnh của Pháp luật Cạnh tranh Việt Nam.219

Bởi sự tồn tại của đặc tính bất cân bằng và tầm ảnh hưởng của nó, nên tự do hợp đồng cần có sự cân bằng để thốt khỏi thất bại của chính nó trong nhiệm vụ đảm bảo chức năng của khế ước.

Các quy định phù hợp sẽ đáp ứng phương thức tiếp cận hợp đồng cho bên yếu

thế với thơng tin ít hơn một cách dễ dàng hơn, với chi phí thấp hơn bởi tiết kiệm thời gian cũng như phương thức cân bằng quyền lợi thơng qua đàm phán. Nội dung hợp

đồng vì thế cũng đơn giản mà hiệu quả bởi mức độ minh bạch và khả năng bảo vệ quyền lợi của bên thấp hơn trong tương quan vị thế mặc cả, giao dịch. Có thể thấy rất rõ điều này qua quy định tại điều 405 của BLDS 2015: “2. Trường hợp hợp đồng theo

215 Oliver Hart, Bengt Holmstorm, 1987, tlđd, tr.2.

216 Không loại trừ rằng DN lớn hơn cũng là một DN thuộc nhóm DNNVV nhưng vượt trội nhiều lần về vốn hoặc doanh thu – những yếu tố quyết định quy mơ tài chính của nhóm DN này.

217 Huỳnh Thế Du, 2015, Bài 26: Thông tin bất cân xứng - Kinh tế học vi mô dành cho CSC (Học kỳ Thu 2015), Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Đào tạo và nghiên cứu chính sách cơng tại Việt Nam,

http://www.fetp.edu.vn/attachment.aspx?Language=&ID=49288, [truy cập lần cuối ngày 08/11/2017] 218 Đinh Vũ Trang Ngân, 2012, Bài giảng 05: Thông tin bất cân xứng, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright,

Đào tạo và nghiên cứu chính sách cơng tại Việt Nam,

http://www.fetp.edu.vn/attachment.aspx?Language=&ID=1631, [truy cập lần cuối ngày 08/11/2017] 219 Luật Cạnh tranh 2005 – 2018.

mẫu có điều khoản khơng rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó; 3. Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này khơng có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”, hay các quy định về thông tin cần cung cấp như khoản 1 Điều 14

Luật Thương mại 2005: “thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ

thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thơng tin đó”.

Những quy định như vậy chính là để đảm bảo nguyên tắc công bằng của pháp luật,220 nhưng chính việc chia tách trong các luật chuyên ngành, hướng tới những đối tượng đặc thù riêng biệt, và cách thức liệt kê trường hợp, làm mất đi tính khái quát của việc hạn chế tự do hợp đồng do bất cân bằng lợi ích.221

Vai trị cân bằng ấy cần được xác định là một nguyên tắc yêu cầu công bằng trong lợi ích các bên, địi hỏi lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội phải đạt được là lớn nhất, nên bên mạnh thế hơn phải cắt giảm đi tự do của mình bằng

cách tuân theo các quy định bắt buộc của pháp luật trong giao kết hợp đồng. Cũng chính từ đó mà thất bại của thị trường đến từ bất cân xứng thơng tin và chi phí giao dịch trong hợp đồng được khắc phục, lợi ích xã hội vì thế được đảm bảo, phúc lợi của cộng đồng sẽ tăng lên.

Đến đây đã có thể cho chúng ta căn cứ vào một đề xuất pháp lý nhằm giải quyết vấn đề đặt ra. Nhưng có ngay từ Phần mở đầu đã đề cập, phát triển DNNVV là một CSC, và luôn tồn tại mối quan hệ giữa chính sách và pháp luật. CSC cho pháp luật động cơ phát triển, và pháp luật cho chính sách công cụ thực hiện. Hãy cùng đi sâu vào CSC về DNNVV để khẳng định nhu cầu pháp luật (Rules-R trong ROCCIPI), và sẽ nhận ra rằng, nguyên tắc pháp luật thúc đẩy sự phát triển của DNNVV chính là cơng cụ để đạt được mục đích số lượng DN của Việt Nam, nhưng mục tiêu của chúng ta phải là một hệ thống DN chủ động, độc lập bằng khả năng sử dụng hệ thống tư pháp đảm bảo quyền lợi của mình, chứ khơng chỉ trong chờ vào ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng, từ góc nhìn thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)