Nhân tố Tài sản thế chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến cấu trúc vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 35)

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của ngân hàng

1.4.4. Nhân tố Tài sản thế chấp

Tài sản thế chấp là những tài sản hữu hình, trong thực tế được thể hiện dưới các hình thức như: tiền mặt, các khoản tiền gửi, các giấy tờ có giá, các tài sản cố

định hữu hình khác. Những tài sản đó có thể sử dụng như là những tài sản thế chấp.

Theo lý thuyết đánh đổi, doanh nghiệp có tài sản thế chấp lớn sẽ sử dụng nợ nhiều

hơn các doanh nghiệp có tài sản vơ hình cao. Do các chủ nợ thường yêu cầu các

doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp.

Lý thuyết chi phí đại diện cũng giải thích mối quan hệ này, vì khi doanh nghiệp có tài sản hữu hình cao sẽ sử dụng làm tài sản thế chấp, do đó sẽ làm giảm về bất cân xứng thông tin và làm giảm chi phí đại diện của các khoản nợ của người

cho vay và đảm bảo lợi ích của người cho vay do bất cân xứng thơng tin. Vì vậy,

một doanh nghiệp nhiều tài sản hữu hình thì doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay từ bên ngoài dễ dàng hơn.

Và phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm đều có kết quả đều chứng minh có mối quan hệ giữa tài sản thế chấp và đòn bẩy tài chính (Rajan và Zingales, 1995; Kremp, 1999; Frank và Goyal, 2002) là đồng biến.

1.4.5. Nhân tố Tăng trưởng sản phẩm quốc nội (GDP)

Theo Gerler và Gilchist (1993) thì trong thời kỳ suy thối kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra dịng tiền để hoàn trả

nghĩa vụ nợ. Và ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng, nguồn tiền trong thị trường

thường dồi dào và chi phí huy động vốn cũng giảm nên các ngân hàng trong thời kỳ tăng trưởng sẽ có xu hướng sử dụng nợ nhiều hơn.

Và các nghiên cứu thực nghiệm cũng chứng minh GDP có tác động cùng chiều lên đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp Trần Đình Khơi Ngun (2006).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Như vậy, qua chương 1 tác giả đã giới thiệu chung về NHTM, về CTV và

các lý thuyết về CTV trong doanh nghiệp nói chung như: Lý thuyết về CTV của

MM, Lý thuyết chi phí đại diện, Lý thuyết đánh đổi CTV, Lý thuyết trật tự phân hạng, Lý thuyết lựa chọn đúng thời điểm thị trường, Lý thuyết tín hiệu. Đồng thời, tác giả cũng đã trình bày 3 nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CTV ngân hàng được nghiên cứu tại 3 khu vực điển hình là: các quốc gia phát triển (15 quốc

gia Châu Âu và Mỹ), các quốc gia đang phát triển (10 quốc gia Châu Á và Châu Mỹ La Tinh) và tại một quốc gia điển hình là Thổ Nhĩ Kỳ. Qua các nghiên cứu này tác giả cũng xác định được các nhân tố tác động đến CTV ngân hàng và xu hướng tác động của chúng. Và trên cơ sở các kết quả này tác giả sẽ đi xem xét tác động các

Chương 2:

XÂY DỰNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến cấu trúc vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)