Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến cấu trúc vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 52 - 54)

2.4. Phân tích mơ tả thực trạng các nhân tố ảnh hưởng lên cấu trúc vốn tạ

2.4.6. Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Trong các năm qua, biến GDP đều tăng trưởng cao (trung bình 7%/năm) và

cao nhất là năm 2007 với mức tăng trưởng 8.5%

Từ biểu đồ 2.5 biểu diễn tốc độ tăng trưởng của biến GDP và địn bẩy tài

chính theo năm thì cho thấy có sự nghịch biến và kết quả từ đồ thị phân tán về mối quan hệ giữa GDP và đòn bẩy tài chính cũng đã chỉ ra mối quan hệ nghịch biến. Nguyên nhân là do giai đoạn này thị trường chứng khoán phát triển mạnh và các

NHTM chịu áp lực tăng vốn theo quy định của Chính phủ, do đó, khi nền kinh tế

tăng trưởng, các ngân hàng ồ ạt tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng đủ vốn tối thiểu theo quy định của Nhà nước.

Điều này có thể kết luận GDP tác động ngược chiều lên địn bẩy tài chính,

trái ngược với giả thuyết đề ra.

Như vậy, qua phân tích thống kê mô tả chúng ta đã tìm được biến Lợi

nhuận, Tăng trưởng, GDP tác động ngược chiều địn bẩy tài chính và Tài sản thế

chấp, Quy mô tác động cùng chiều với địn bẩy tài chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 tác giả đã đi tìm hiểu tổng quan về sự phát triển của hệ

thống ngân hàng Việt Nam. Qua đó tác giả đã phân tích q trình phát triển của

ngân hàng Việt Nam dựa trên các chi tiêu như là Số lượng ngân hàng, Vốn chủ sở hữu, Tổng tài sản, và Huy động vốn của các NHTM. Qua đó, đề tài cũng phân tích SWOT nhằm tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức đối với

các NHTM Việt Nam.

Trong phần tiếp theo của cơng trình nghiên cứu, tác giả xây dựng các giả thiết về các nhân tố tác động đến CTV của NHTM và xu hướng tác động của chúng.

Đồng thời, triển khai xây dựng các biến tác động đến CTV của NHTM. Dựa vào

ở Việt Nam. Tác giả đã chọn được cơ sở dữ liệu của 29 NHTM hàng đầu của Việt

Nam và trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2010.

Từ dữ liệu được thu thập, tác giả đã phân tích thực trạng và mối quan hệ các nhân tố tác động lên CTV ngân hàng qua phân tích mơ tả các biến độc lập và phụ thuộc. Qua kết quả phân tích cho thấy Quy mô, Tài sản thế chấp tác động cùng

chiều lên đòn bẩy tài chính, trong khi đó Tăng trưởng, Lợi nhuận, GDP tác động ngược chiều lên địn bẩy tài chính.

Trên cơ sở các giả thiết của mơ hình này, trong chương tiếp theo tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng các nhân tố tác động lên cấu trúc vốn NHTM Việt Nam, nhằm khẳng định các nhân tố tác động lên CTV của các NHTM Việt Nam và

Chương 3

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CÁC NHÂN TỐ

ẢNH HƯỞNG ĐẾN CTV TẠI CÁC NHTM

VIỆT NAM

3.1. Xây dựng mơ hình và phương pháp nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến cấu trúc vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)