Tổng quan về ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến cấu trúc vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 35)

Trong mọi nền kinh tế, ngân hàng luôn được xem là một khu vực then chốt

đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động một cách nhịp nhàng. Vì vậy, khu vực này ln được chính phủ của các nước đặc biệt quan tâm và giám sát chặt chẽ. Qua hơn 20 năm đổi mới và phát triển, được sự giám sát và điều hành sâu sắc của Ngân hàng

Nhà nước, hệ thống NHTM Việt Nam đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt trong giai đoạn 2006 – 2007. Hệ thống ngân hàng Việt Nam không chỉ mở

rộng về quy mơ mà cịn nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính hồn chỉnh đủ

đáp ứng cho nền kinh tế của đất nước. Sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam được thể hiện qua các mặt sau đây:

2.1.1. Số lượng các NHTM

Từ khi nước ta bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa thị trường tài chính, năm 1991, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc. Với mục tiêu xây dựng một ngành ngân hàng vững mạnh về mọi mặt, Ngân hàng Nhà

nước đã thực hiện lần lượt các chính sách tái cơ cấu ngân hàng, chuyển đổi mơ hình

hoạt động từ ngân hàng nông thôn thành ngân hàng cổ phần thành thị. Từ quá trình này, số lượng NHTM Việt Nam tăng lên đáng kể. Cùng với đó là cam kết trong gia nhập WTO (2006), với cam kết mở cửa ngành dịch vụ tài chính ngân hàng (vào

năm 2008) đã làm cho hệ thống NHTM Việt Nam được mở rộng với sự tham gia

của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Đến hết năm 2010, số lượng NHTM Việt Nam đã tăng lên đến 52 ngân hàng so với 9 ngân hàng vào năm 1991.

Bảng 2.1: Số lượng các NHTM Việt Nam

Ngân hàng 1991 2001 2006 2007 2008 2009 2010 06/2011

NHTM Nhà Nước 4 5 5 5 5 5* 5* 5*

NHTM cổ phần 4 48 34 34 40 37 37 37

Ngân hàng liên doanh 1 4 5 5 5 5 5 5

Ngân hàng có 100% vốn

nước ngồi 0 0 0 0 5 5 5 5

Tổng cộng 9 57 44 44 55 52 52 52

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN, * NHTM nhà nước bao gồm cả VCB và CTG đã được cổ phần hóa.

Điều này cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng của các NHTM Việt

Nam. Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam mới chỉ mới chú trọng tăng trưởng về số

lượng, nhưng quy mô về VCSH và quy mơ về tổng tài sản thì NHTM Việt Nam vẫn

còn tương đối thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

2.1.2. Vốn chủ sở hữu

Theo nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức vốn pháp

định đối với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam thì đến hết năm 2010, tất cả NHTM đều phải đạt vốn pháp định tối thiểu là 3,000 tỷ đồng. Điều này đã khiến cho các

NHTM trong các năm gần đây đã phải tăng vốn một cách ồ ạt. Qua khảo sát 29

NHTM Việt Nam, VCSH bình quân đã tăng từ 1,112 tỷ đồng năm 2005 lên 6,938 tỷ

đồng năm 2010. Như vậy, bình quân vốn của các ngân hàng năm 2010 đã tăng gấp

6.2 lần so với năm 2005, cá biệt có ngân hàng tăng trưởng vốn cao như các ngân

hàng: MDB, KLB có mức tăng trưởng vốn lên đến 120 và 107 so sánh giữa năm

2005 và năm 2010. Và hiện trạng tăng trưởng VCSH tại các NHTM Việt Nam như sau:

Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng VCSH của các NHTM Việt Nam (ĐVT: tỷ đồng)

Nguồn: Tác giả tổng hợp BCTC của 29 NHTM tại Việt Nam

Tuy nhiên, quy mô VCSH của các NHTM Việt Nam còn rất thấp so với các

nước trong khu vực. Những ngân hàng lớn nhất Việt Nam như Agribank,

Vietcombank hay BIDV cũng chỉ có VCSH khoảng 800 triệu USD, thấp xa so với một số nước trong khu vực (như Ngân hàng Băng cốc – Thái lan: hơn 3 tỷ USD,

Ngân hàng DBS – Singapore: 9 tỷ USD, Ngân hàng Mandiri của Indonexia hơn 2 tỷ USD, Ngân hàng May bank của Malaysia: hơn 4 tỷ USD…). Điều này cho thấy tại Việt Nam hiện nay, ngân hàng có số lượng lớn. Trong khi đó quy mơ về VCSH cịn q nhỏ so với các nước trong khu vực.

2.1.3. Tổng tài sản

Cùng với đà tăng VCSH, thì quy mơ tổng tài sản của các NHTM Việt Nam cũng tăng trưởng vượt bậc. Quy mô tổng tài sản của năm 2010 đã tăng gấp 5 lần so với năm 2005. Và có một số ngân hàng tăng trưởng ấn tượng với tổng tài sản trong

năm 2010 so với năm 2006 tăng trên 40 lần như: MDB, OJB, SHB, RKB. Và biểu đồ 2.2 thể hiện rất rõ việc tăng trưởng tổng tài sản của các NHTM tại Việt Nam:

Biểu đồ: 2.2 Tăng trưởng tổng tài sản của NHTM Việt Nam (ĐVT: tỷ đồng)

Nguồn: Tác giả tổng hợp BCTC của 29 NHTM tại Việt Nam

Tuy nhiên, xét về tổng tài sản của từng ngân hàng thì có sự phân bố khơng

đồng đều giữa các NHTM lớn và các NHTM nhỏ. Trong 29 NHTM được khảo sát,

thì tổng tài sản của 10 NHTM có tổng tài sản lớn nhất chiếm 73% và 19 ngân hàng còn lại chỉ chiếm 27% trong tổng tài sản của 29 ngân hàng. Điều này có thấy đang có sự cách biệt về quy mô tổng tài sản giữa các ngân hàng “top” trên và các ngân hàng ở “top” dưới.

Số lượng ngân hàng lớn, nhưng VCSH và tổng tài sản thấp cho thấy năng

lực của NHTM Việt Nam còn yếu. Điều này sẽ kìm hãm sự phát triển của các NHTM Việt Nam. Vì vậy, để phát triển nền tài chính Việt Nam, cần thiết phải tạo ra các ngân hàng thực sự lớn mạnh mới có thể cạnh tranh được với các ngân hàng trong khu vực.

2.1.4. Lợi nhuận

Bắt đầu từ năm 2008, thị trường tài chính thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bắt đầu gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu. Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng lợi nhuận tốt với

trung bình tăng trưởng lợi nhuận của 8 NHTM hàng đầu là 46% trong 2008, 59%

NHTM quốc doanh có được mức tăng trưởng tốt trong giai đoạn này. Kết quả kinh doanh của khối NH nước ngồi khơng được công bố rộng rãi, tuy nhiên đại diện của khối này là HSBC Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 40% lợi nhuận sau thuế trong năm 2010. Đồng thời, tỷ suất sinh lợi trên VCSH của ngành ngân hàng cũng đạt khá

cao:

Biểu đồ 2.3: ROE của NHTM Việt Nam từ 2005-2010

Nguồn: Tác giả tổng hợp BCTC của 29 NHTM tại Việt Nam

Mặc dù, trong các năm qua, NHTM Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi cuộc

khủng hoảng và suy thoái của nền kinh tế nhưng tỷ suất sinh lợi trên VCSH của các ngân hàng vẫn đạt trên mức 14%. Điều này cho thấy ở Việt Nam, kinh doanh ngân hàng vẫn là ngành đầu tư hấp dẫn.

2.1.5. Huy động vốn

Với đặc trưng là nền kinh tế đang phát triển nên tốc độ huy động vốn của nền kinh tế Việt Nam luôn ở mức cao trên 20% trong suốt giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010, đặc biệt đạt đỉnh điểm vào năm 2007 với mức tăng trưởng đạt 47.64%.

Việc tăng trưởng huy động cao luôn đồng hành với tăng trưởng tín dụng. Tăng trưởng huy động và tín dụng là tiền đề tăng trưởng của nền kinh tế và đã thể hiện

qua tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của nền kinh tế Việt Nam từ 2000 đến năm 2010 là 7.15% và cao nhất là 8.5% trong năm 2007.

Biểu đồ 2.4: Về tăng trưởng tỷ lệ huy động vốn trong các NHTM Việt Nam

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN

Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng huy động vốn vừa nguồn, vừa là đầu vào của quá trình kinh doanh. Vì thế, việc tăng trưởng huy động là một tín hiệu

tốt cho sự phát triển của ngân hàng.

2.2. Phân tích SWOT về NHTM Việt Nam

2.2.1. Điểm mạnh

Thứ nhất, sau hơn 20 năm phát triển, các NHTM Việt Nam có mạng lưới rộng khắp. Đây là điều kiện thuận lợi để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài tham gia vào Việt Nam. Cùng với đó, quy mơ các NHTM Việt Nam ngày càng

được mở rộng cả về chất lẫn về lượng. Trong các năm qua, tổng tài sản và VCSH

của NHTM luôn tăng trưởng cao là những tiền đề NHTM phát triển và cạnh tranh

với các ngân hàng nước ngoài.

Thứ hai, là các NHTM nội địa nên rất am hiểu tập quán, phong tục của khách hàng Việt Nam sẽ là một lợi thế để các NHTM Việt Nam trong việc chăm sóc khách hàng. Đồng thời, tạo ra những sản phẩm phù hợp với khách hàng nội địa.

Thứ ba, cơ cấu tổ chức hoạt động và quản lý của của các NHTM trong thời

gian qua đã có những cải thiện rất đáng kể. Đồng thời, đội ngũ cán bộ trong ngành ngân hàng trưởng thành nhanh chóng có khả năng tiếp cận với kiến thức mới và

ngân hàng ngày càng chuyên nghiệp hơn theo yêu cầu của nền kinh tế. Cơ sở vật chất ngày càng đươc nâng cao, kết hợp với ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ là tiền

đề phát triển NHTM vững mạnh.

2.2.2. Điểm yếu

Thứ nhất, quy mơ VCSH của các NHTM nhìn chung cịn thấp, chưa đủ lực

để triển khai đồng bộ các kế hoạch phát triển cũng như áp dụng công nghệ cao trong

hoạt động ngân hàng. Đây là cơ sở cốt lõi để NHTM phát triển bởi trong cạnh tranh của nền kinh tế thị trường ngân hàng nào có lợi thế về vốn và cơng nghệ sẽ có lợi thế trong cạnh tranh.

Thứ hai, NHTM Việt Nam chỉ mới phát triển trong 20 năm và phát triển mạnh nhất trong 5 năm gần đây. Cùng với đó, là các NHTM Việt Nam có xuất phát

điểm thấp. Vì vậy, trong thời gian qua các NHTM đã cho thấy trình độ quản trị, điều hành và kiểm sốt cịn nhiều bất cập, đặc biệt là trong hoạt động quản trị rủi ro,

cơng tác kiểm tra kiểm sốt, kiểm toán và cảnh báo sớm. Nhân sự cũng là bài tốn

khó đối với Hệ thống NHTM Việt Nam, đặc biệt với nhân sự cao cấp ngày càng

khan hiếm và vấn đề chảy máu chất xám một trong những khó khăn cho hoạt động của ngân hàng.

Thứ ba, hệ thống pháp luật trong nước chưa đồng bộ và nhất quán làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, trong các NHTM cũng chưa xây

dựng đầy đủ các quy trình, quy chế đảm bảo hoạt động bền vững và liên tục của

ngân hàng.

Cuối cùng, hoạt động chính của các NHTM Việt Nam chỉ mới dừng lại ở

hoạt động tín dụng, chưa phát triển đầy đủ các dịch vụ của một ngân hàng hiện đại.

Đồng thời, hiện nay các NHTM chưa đồng bộ hóa xây dựng chương trình quản lý

dữ liệu lõi (CORE), dẫn đến việc liên kết giữa các ngân hàng gặp khó khăn làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

2.2.3. Cơ hội

Chính sách hội nhập và mở cửa nền kinh tế đã tạo ra cơ hội cho sự phát triển cho các NHTM Việt Nam.

Thứ nhất, có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ hiện đại và đội ngũ cán bộ

quản lý trung và cao cấp của các nước phát triển trên thế giới, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời, hội nhập kinh tế tạo điều kiện cho các

NHTM Việt Nam học hỏi được nhiều kinh nghiệm hoạt động của ngân hàng nước ngoài.

Thứ hai, hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện thúc đẩy cải cách ngành ngân hàng Việt Nam, thị trường tài chính sẽ phát triển nhanh hơn tạo điều kiện cho các ngân

hàng phát triển dịch vụ mới.

Thứ ba, việc mở của thị trường tài chính sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế được tiếp cận và đầu tư vào hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ đó, các NHTM Việt Nam sẽ tiếp cận các nghiệp vụ ngân hàng chuyên nghiệp và hiện đại, đồng thời tiếp cận công nghệ hiện đại sẽ hỗ trợ được công tác quản trị điều hành, quản trị rủi ro trong ngân hàng, nâng cao hiệu quả vốn và các dịch vụ ngân hàng.

2.2.4. Thách thức

Theo điều kiện gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mở của thị trường tài

chính, từng bước dỡ bỏ các rào cản và cho phép các tổ chức tài chính quốc tế tiếp cận thị trường Việt Nam tạo ra nhiều thách thức cho NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung, cụ thể:

Việc ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, với kinh

nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành ngân hàng, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý cao, nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại và trên hết là tiềm lực vốn dồi dào sẽ là những thách thức đối với các NHTM Việt Nam.

Việc các ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam,

đồng nghĩa với sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng diễn ra ngày càng gay gắt. Nếu

các NHTM Việt Nam không kịp thời điều chỉnh, nâng cao trình độ về quản lý và

cơng nghệ của mình sẽ bị các ngân hàng nước ngoài chiếm lấy thị trường và nguy

Việc mở của thị trường, khi hệ thống NHTM chưa phát triển đồng bộ là một thách thức đối với nhà quản lý. Việc quản lý không chặt chẽ sẽ là rủi ro rất lớn cho nền kinh tế.

2.3. Xây dựng các biến của mơ hình và số liệu nghiên cứu

Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã xác định và vận dụng kết hợp các kết quả các nghiên cứu về CTV của các doanh nghiệp phi tài chính và các kết quả từ nghiên cứu các nhân tố tác động đến CTV ngân hàng trên thế giới để giải thích

CTV NHTM tại Việt Nam.

2.3.1. Xây dựng biến số và giả thiết nghiên cứu.

Dựa trên các lý thuyết và các nghiên cứu về CTV ngân hàng trên thế giới, tác giả đã vận dụng và mở rộng trên cơ sở các tài liệu hiện có tại Việt Nam. Đồng thời, do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, quy định về quản lý và rủi ro

của ngân hàng ở các quốc gia cũng tương đối khác nhau. Nên cần thiết lựa chọn và

sử dụng các biến phù hợp với hoàn cảnh hiện tại ở Việt Nam. Trong đề tài nghiên

cứu này, dựa vào việc thu thập dữ liệu, và đặc thù của các NHTM Việt Nam, tác giả

đã xây dựng các nhân tố tác động đến CTV NHTM như sau:

2.3.1.1. Biến địn bẩy tài chính (Leverage)

Để đo lường các nhân tố tác động lên CTV ngân hàng, một biến đại diện cho

CTV của ngân hàng (biến phụ thuộc) đó là biến địn bẩy tài chính. Mặc dù có những tranh luận về việc sử dụng địn bẩy tài chính là biến phụ thuộc để xem xét các nhân tố tác động đến CTV (Rajan và Zingales, 1995), thì địn bẩy tài chính vẫn là biến

thích hợp cho mục đích của nghiên cứu CTV và để phân tích tác động của các nhân tố tác động lên cấu trúc vốn ngân hàng (Octavia và Rayna Brown, 2008). Hơn nữa,

địn bẩy tài chính được tính là một trừ đi tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản, do đó có thể

trực tiếp liên quan đến quan điểm pháp lý của vốn pháp định của các ngân hàng. Và cơng thức tính đối với địn bẩy tài chính là:

Biến địn bẩy tài chính (L) = 1- VCSH

Cách tính này đã được sử dụng trong các cơng trình nghiên cứu của Gropp và

Heider (2009), Monica Octavia và Rayna Brown (2008). 2.3.1.2. Biến lợi nhuận (Profitability)

Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của q trình kinh doanh, do đó, đây là phần lợi ích được phân phối cho các chủ nợ và chủ sở hữu của ngân hàng. Vì vậy, việc lựa chọn CTV như thế nào, tỷ lệ đòn bẩy tài chính bao nhiêu ln được cân nhắc đến phần lợi ích mà các bên nhận được. Do lợi nhuận được tạo ra dựa trên tài sản

của ngân hàng nên để đại diện cho yếu tố lợi nhuận tác động đến CTV đề tài sử

dụng tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản làm nhân tố đại diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến cấu trúc vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)