4.1. Kết luận các nhân tố ảnh hưởng đến CTV NHTM Việt Nam
4.1.4. Tài sản thế chấp
Khi phân tích mơ tả mối quan hệ giữa biến Tài sản thế chấp và Địn bẩy tài
chính cho chúng ta kết quả tài sản thế chấp tác động cùng chiều với đòn bẩy tài chính. Chứng tỏ khi phân tích đơn lẻ biến Tài sản thế chấp tác động lên Đòn bẩy tài chính thì Tài sản thế chấp phản ảnh phù hợp với các lý thuyết về CTV ngân hàng.
Nhưng khi phân tích mơ hình định lượng, kết quả thu được là Tài sản thế
chấp có tác động ngược chiều lên Địn bẩy tài chính điều này đồng nghĩa với việc Tài sản thế chấp càng tăng thì địn bẩy tài chính sẽ giảm xuống. Nguyên nhân tính đặc thù trong cấu trúc tài sản thế chấp tại các NHTM Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi
các yếu tố quy định về hệ số an tồn của ngân hàng, đồng thời do tính rủi ro của tài sản có trong tài sản hữu hình đã ảnh hưởng ngược chiều với đòn bẩy tài chính. Đồng thời, tỷ lệ tài sản thế chấp tại NHTM Việt Nam đang rất cao, trung bình
CTV, thì việc tăng Tài sản thế chấp sẽ gây tác động nghịc biến lên Địn bẩy tài
chính. Do đó ở Việt Nam, Tài sản thế chấp tác động nghịch biến lên đòn bẩy tài
chính là hồn tồn hợp lý
Tuy nhiên, trong các biến mà tác giả đã khảo sát thì Biến tài sản thế chấp là biến có ý nghĩa giải thích mơ hình định lượng thấp nhất, với các mơ hình và phương
pháp đã khảo sát, đề tài chỉ nhận được một trường hợp tài sản thế chấp tác động có
ý nghĩa ở mức 10% lên địn bẩy tài chính. Vì vậy, tác giả chưa thể khẳng định được
độ tin cậy về tác động thực sự của nhân tố tài sản thế chấp lên đòn bẩy tài chính. Do đó, tác giả chưa thể khẳng định hay bác bỏ giả thiết H2.
Đồng thời, qua mơ hình, tài sản thế chấp chịu ảnh hưởng bởi biến ngân hàng
và biến thời gian. Đối với mỗi ngân hàng khác nhau sẽ chịu ảnh hưởng của tác động tài sản thế chấp khác nhau và theo từng thời đoạn cụ thể. Do đó khi hoạch định chính sách ngân hàng các nhà quản trị tài chính cần lưu ý điều này.