CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ THEO MƠ HÌNH HỢP TÁC CÔNG – TƯ
2.2 Thực tiễn áp dụng mơ hình PPP trong các dự án đầu tưở Việt Nam
2.2.3 Các bên có liên quan đến dự án PPP ở Việt Nam
2.2.3.1 Nhà đầu tư
Nhà đầu tư là nhà cung cấp vốn trực tiếp cho các dự án PPP, tuy nhiên với chính sách hiện nay có rất ít nhà đầu tư tư nhân cảm thấy có động lực để tham gia Dự án PPP. Trong đó, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án PPP lại càng giới hạn (sẽ được phân tích ở phần 2.4 dưới đây). Tuy nhiên, vì các dự án PPP có thời gian kéo dài 5 - 10 năm, thậm
chí 20 - 30 năm, nên sẽ có những khó khăn nhất định về đàm phán và thu xếp vốn. Năng lực tài chính của một số nhà đầu tư yếu, khơng góp đủ vốn chủ sở hữu tham gia vào các dự án theo đúng cam kết, dẫn đến phải dừng dự án. Nhiều phương án tài chính của dự án cịn chưa hợp lý, vốn đối ứng tham gia dự án thấp, khi lãi suất tăng do biến động tiền tệ sẽ gây rủi ro lớn đến việc thực hiện dự án. Đây là những trở ngại lớn địi hỏi cần có phương án tháo gỡ để khơi thông nguồn vốn cho các dự án PPP. Vì vậy, cơng cụ tài chính từ khối tư cho các dự án PPP không đa dạng và không hiệu quả.
2.2.3.2 Cơ quan nhà nước Việt Nam
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với vai trị là một bên trong hợp đồng dự án thực hiện giám sát việc tuân thủ các nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án theo quy định tại hợp đồng dự án. Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cịn có trách nhiệm kiểm tra việc giám sát quá trình thi cơng xây dựng cơng trình theo u cầu tại hợp đồng dự án; kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý vận hành cơng trình theo hợp đồng dự án; tổ chức kiểm định chất lượng bộ phận cơng trình, hạng mục cơng trình và tồn bộ cơng trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu; đề nghị nhà đầu tư yêu cầu nhà thầu điều chỉnh hoặc đình chỉ thi cơng khi xét thấy chất lượng công việc thực hiện không đảm bảo yêu cầu.
Liên quan trực tiếp đến việc thực hiện dự án PPP thì Bộ kế hoạch và đầu tư là cơ quan đầu mối hoạt động thay mặt Chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý dự án PPP. Bên cạnh Bộ kế hoạch và đầu tư thì Bộ Tài chính thực thi việc kiểm sốt điều phối việc quản lý quỹ nhà nước trong các dự án PPP. Các bộ còn lại gồm Bộ xây dựng, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành khác tiến hành quản lý dự án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình.
Nhằm đẩy nhanh, điều phối, giám sát tiến độ và thúc đẩy việc thực hiện các dự án PPP thí điểm, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 369/QĐ-BCĐPPP về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác cơng - tư (PPP) vào ngày 23 tháng 11 năm 2016. Theo đó, Ban Chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác cơng - tư là Tổ chức phối hợp liên ngành có chức năng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều hành, phối hợp giải quyết những cơng việc quan trọng, liên ngành trong q trình triển khai thực hiện mơ hình đầu tư theo hình thức đối tác cơng - tư. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương hướng, kế hoạch, giải pháp chiến lược thực hiện hiệu quả mơ hình PPP; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đơn đốc, điều phối hoạt động giữa các Bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện mơ hình PPP.
2.2.3.3 Người sử dụng dịch vụ
Người sử dụng dịch vụ là nguồn thực sự của dòng tiền cho các dự án /dịch vụ và sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ với mức giá thích hợp. Theo đó, người dân chính là người nộp phí, nhưng khơng phải là một bên đứng ra ký kết trong hợp đồng PPP. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đại diện cho người dân, và theo lẽ thường sẽ là cơ quan đứng ra bảo vệ quyền lợi của người dân trong dự án PPP.
Hợp đồng PPP được ký kết giữa một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền - đại diện cho quyền lợi của đa số người dân với một bên là nhà đầu tư. Các cơ quan nhà nước phải đứng về phía quyền lợi của người dân để đánh giá, lựa chọn các cơng trình đầu tư theo hình thức này. Khi xuất hiện mâu thuẫn giữa người dân với các nhà đầu tư, điều đương nhiên các cơ quan nhà nước phải bảo vệ lợi ích của nhân dân, bởi Nhà nước đại diện cho nhân dân để ký hợp đồng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cơ quan nhà nước lại biểu lộ quan điểm nghiêng về phía các nhà đầu tư và giải thích hộ cho các nhà đầu tư thay vì thực hiện vai trò là nhà điều tiết, kiểm tra, làm “trọng tài” trong việc thực hiện các điều khoản hợp đồng PPP đã được ký kết giữa hai bên bởi vì bên thứ ba là người dân đã uỷ quyền cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giám sát đảm bảo quyền lợi cho họ. Như vậy, việc có cơ quan nhà nước cịn phản đối Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán dự án PPP với lập luận rằng dự án PPP là của nhà đầu tư18 là khơng phù hợp. Theo đó, Nhà nước khơng được đứng về phía nhà đầu tư để làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
2.2.3.4 Tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Hiện tại, vấn đề đáng lo trong việc triển khai mơ hình hợp tác cơng tư khơng phải là việc thiếu khuôn khổ pháp lý, mà là thiếu nhân sự giỏi về phía Nhà nước để có thể thúc đẩy các dự án loại này. Theo đó, Nghị định 63 có quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư PPP. Trong đó, Cơ quan nhà nước này có thể là cơ quan đầu mối PPP, cơ quan chuyên môn thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc cơ quan nhà nước được ủy quyền, và sẽ phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ đã cam kết theo hợp đồng dự án. Vì vậy, các dự án PPP có vốn càng lớn càng địi hỏi những cán bộ thuộc cơ quan nhà nước phải thật sự có năng lực và nhiều kinh nghiệm để đàm phán trước khi ký kết các hợp đồng. Tuy nhiên, điều này là rất khó bởi lâu nay nhân sự của các đơn vị này chủ yếu làm các dự án đầu tư công. Như vậy, trong giai đoạn đầu áp dụng mơ hình đầu tư PPP chắc chắn sẽ
18 Nguyệt Minh (2016), “Dự án BOT và quyền của người sử dụng”, http://baodauthau.vn/dau-thau/du-an-bot-
gặp nhiều khó khăn trong áp dụng và điều này đòi hỏi các cán bộ phụ trách của các sở ngành phải nâng cao nghiệp vụ cũng như tích lũy kinh nghiệm dần.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Chính phủ giao hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong các Hợp đồng dự án PPP đã ký theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, trong q trình xây dựng Luật về PPP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên cứu kỹ về nội dung nghĩa vụ pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để quy định cho phù hợp, đồng thời thực hiện huy động vốn với trọng tâm thúc đẩy truyền thông, đào tạo, và cải tiến nguồn nhân lực liên quan đến PPP.
Nhận biết được tầm quan trọng của mơ hình đầu tư PPP trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, hiện tại các trường đại học, cơ sở đào tạo đã ban đầu giới thiệu mơ hình này trong chương trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo. Từ đó giúp cho thế hệ các bạn sinh viên trẻ có cơ hội tiếp cận mơ hình này như là một hình thức đầu tư đã được áp dụng rất lâu trên thế giới nhưng hiện tại mới phổ biến tại Việt Nam.