Nguyên nhân không thu hồi được nợ khi thắng kiện (tố tụng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ THEO MƠ HÌNH HỢP TÁC CÔNG – TƯ

2.4 Nguyên nhân dẫn đến một số bất cập trong vận dụng mơ hình hợp tác Cơng – Tư tạ

2.4.3 Nguyên nhân không thu hồi được nợ khi thắng kiện (tố tụng)

Nội dung thỏa thuận PPP không chỉ xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự, mà còn tạo ra các loại quyền và nghĩa vụ khác nhau, vốn không thuộc thẩm quyền xét xử của tòa dân sự hoặc tòa kinh tế như các dư án đầu tư truyền thống. Theo Điều 63 của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về Đầu Tư Theo Hình Thức Đối Tác Công Tư PPP đã khắc phục khe hở thẩm quyền tòa án trong trường hợp này bằng cách cho phép các bên lựa chọn trọng tài, bao gồm cả trọng tài nước ngoài, để giải quyết tranh chấp PPP.

Tuy nhiên, có vài vấn đề gặp phải khi nhà đầu tư thắng kiện qua thủ tục tố tụng trọng tài, họ vẫn đối diện nguy cơ không thu hồi được nợ, do các đặc thù pháp lý sau đây của Pháp luật Việt Nam:

2.4.3.1 Cơ quan ký kết PPP khơng có quyền sở hữu đối với tài sản cơng

Theo Điều 53 Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2013) quy định “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”, như vậy quyền sở hữu đối với tài sản cơng do tồn

dân là chủ sở hữu còn Nhà nước chỉ là “đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” tài sản công. Như vậy, chỉ với tư cách “đại diện chủ sở hữu” mà khơng có tư cách chủ sở hữu, thì Nhà nước có quyền định đoạt tất cả các loại tài sản cơng hay khơng? Vì khơng có quyền chủ sở hữu, nên các quyền quản lý đối với một tài sản công cụ thể chắc chắn không thể cụ thể ở một chủ thể cơng nhất đính mà có khả năng được chuyển qua lại giữa các cơ quan nhà nước khác nhau.

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp với nhà đầu tư dẫn đến thắng kiện, và các cơ quan nhà nước khơng tự nguyện thi hành thì nhà đầu tư có thể yêu cầu các cơ quan thi hành án áp dụng các thủ tục cưỡng chế, bắt giữ tài sản để thu hồi nợ. Tuy nhiên, tài sản nào của cơ quan nhà nước có thể được sử dụng để thi hành án lại là vấn đề không dễ dàng trong thực thi. Một phần tài sản do Nhà nước đứng ra quản lý chính là Ngân sách nhà nước, nhưng nếu khoản ngân sách mà phía cơ quan nhà nước ký kết PPP không đủ trả nợ cho chủ đầu tư, thì loại tài sản nào có thể sử dụng để thi hành án địi nợ là điều hồn tồn chưa rõ ràng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Ngay cả đối với ngân sách, thì phần nào của ngân sách có thể bị áp dụng thủ tục thi hành để trả nợ thì hiện tại trong tập quán xây dựng dự tốn ngân sách Việt Nam chưa có phần dự tốn cho bồi thường thiệt hại phát sinh từ PPP.

2.4.3.2 Chính quyền địa phương khơng thể phá sản

Liên quan đến việc chịu trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà đầu tư khi có tranh chấp là vấn đề nộp đơn phá sản của cơ quan chính quyền địa phương. Tại các quốc gia phương Tây, trong trường hợp khơng có khả năng chi trả nợ, ngồi phương án dùng ngân sách thì chính quyền địa phương cịn phải bán các tài sản khác như bảo tàng, sân vận động, các hòn đảo để trả nợ cho đối tác tư nhân. Nếu vẫn khơng trả được nợ, thì chính quyền địa phương có thể áp dụng thủ tục phá sản là chuyện hết sức bình thường, theo đó tất cả tài sản của chính quyền địa phương sẽ được sử dụng để trả nợ cho các chủ nợ, khơng phân biệt đó là tài sản gì. Tuy nhiên, cả hai trường hợp cấn trừ nợ

bằng tài sản cho đối tác tư nhân hay áp dụng thủ tục phá sản cho chính quyền địa phương là một vấn đề còn lạ lẫm đối với Việt Nam.

Tại Việt Nam, với quan niệm “Nhà nước là một tổ chức quyền lực đặc biệt, nó là tổ chức

bạo lực dùng để trấn áp một giai cấp nào đó”22, vì vậy chính quyền nhà nước chỉ có thể bị lật đổ bởi các cuộc cách mạng, nhưng không thể bị tuyên bố phá sản theo thủ tục tố tụng dân sự được.Vì chính quyền địa phương khơng thể bị tuyên bố phá sản đồng thời quyền tài sản lại khơng rạch rịi, nên tính chịu trách nhiệm tài sản của cơ quan ký kết PPP là chính quyền địa phương rất hạn chế và rất rủi ro cho nhà đầu tư nếu không may xảy ra tranh chấp giữa các bên.

Tiểu kết luận Chương 2

Bất kỳ chính phủ nào cũng khơng thể và khơng đủ khả năng nguồn lực để cung cấp hàng hóa cơng một cách hiệu quả trong điều kiện ngân sách bị giới hạn. Do đó, mơ hình đầu tư cơng tư là giải pháp hữu hiệu cho bài tốn khó về vốn khơng chỉ ở Việt Nam mà còn được áp dụng trên thế giới từ rất lâu. Trong đó, PPP đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong nhiều lĩnh vực - đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, việc thực thi dự án PPP vẫn xảy ra những khó khăn dẫn đến những thất bại nhất định. Ở Việt Nam, các dự án PPP hiện nay khởi động rất chậm do rất nhiều nguyên nhân xuất phát từ nhà đầu tư lẫn Chính phủ. Về phía nhà nước là vai trị hỗ trợ chưa thực hiện đầy đủ, làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư; chưa có hệ thống chính sách, hành lang pháp lý, thể chế rõ ràng nên sự hợp tác của tư nhân với khu vực công chưa được đảm bảo chắc chắn và lâu dài cho việc kinh doanh của nhà đầu tư. Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình là hai trong số các điều kiện cần thiết để đảm bảo cho một dự án PPP thành công, nhưng những điều kiện này cũng không đơn giản đối với Việt Nam. Cuối cùng là chính sách kinh tế vĩ mô không ổn định.

Qua chương 2, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về thực trạng thực thi dự án PPP trên thế giới và tại Việt Nam. Từ đó chỉ ra những bất cập và khó khăn khi thực thi dự án này trong giai đoạn mới áp dụng hiện nay tại Việt Nam.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TRONG VẬN DỤNG MƠ HÌNH HỢP TÁC CƠNG - TƯ TẠI VIỆT NAM

Trong quá trình vận dụng mơ hình hợp tác cơng – tư, chính phủ cần xác định rõ việc thực hiện thành cơng mơ hình đầu tư PPP chính là lợi ích của chính phủ và người dân, do đó cần nhìn nhận các dự án từ cả các khía cạnh thương mại. Nhìn nhận dự án từ khía cạnh thương mại là bên cạnh việc xây dựng các báo cáo nghiên cứu khả thi theo các tiêu chuẩn quốc tế; đưa ra đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cịn cần phải đảm bảo tính minh bạch trong việc lựa chọn nhà đầu tư và có cơ chế chia sẻ rủi ro rõ ràng và minh bạch với các đối tác tư nhân, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)