Nhóm nhân tố vĩ mơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 40 - 55)

Nhóm nhân tố này bao gồm: tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, cơ chế chính sách Nhà nước và mơi trường chính trị - tự nhiên.

 Tăng trưởng GDP

Theo nghiên cứu của Bhattarai (2014), N.Viswanadham and Nahid B (2015), giữa tăng trưởng GDP và nợ xấu có quan hệ ngược chiều nhau.

Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016

GDP 6.20% 5.25% 5.42% 5.98% 6.68% 6.21%

Tỷ lệ nợ xấu Vietinbank 0.75% 1.47% 1.00% 1.12% 0.92% 1.02% Tỷ lệ nợ xấu ngành 3.37% 4.08% 3.61% 3.25% 2.55% 2.48%

Nguồn: Tổng cục thống kê và BCTC Vietinbank

Hình 3.7: Mối quan hệ giữa GDP và tỷ lệ nợ xấu tại Vietinbank

Nguồn: Tổng cục thống kê và BCTC Vietinbank

0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 2011 2012 2013 2014 2015 2016 GDP Tỷ lệ nợ xấu Vietinbank Tỷ lệ nợ xấu ngành

Thông qua bảng số liệu 3.3 và hình 3.8, ta thấy mối tương quan giữa tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu tại Vietinbank nói riêng và bình quân ngành ngân hàng Việt Nam nói chung phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Trong điều kiện kinh tế tăng trưởng tốt, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng sụt giảm. Ngược lại, năm 2012 tăng trưởng GDP đạt mức thấp kỷ lục trong vịng 13 năm trở lại, nợ xấu tồn hệ thống khi đó tăng cao lên mức 4,08% (vượt trần quy định của NHNN), tỷ lệ nợ xấu tại Vietinbank cũng ở mức cao nhất vào năm này.

 Tỷ lệ lạm phát

Theo Pasha and Khemraj (2010) và Richard (2011), nợ xấu biến động cùng chiều với lạm phát. Còn theo Nkusu (2011) tùy thuộc vào hoạt động của nền kinh tế, nợ xấu có thể quan hệ cùng chiều hoặc ngược chiều với lạm phát.

Bảng 3.5: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và tỷ lệ nợ xấu

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016

CPI 18.13% 6.81% 6.04% 1.84% 0.63% 4.74%

Tỷ lệ nợ xấu Vietinbank 0.75% 1.47% 1.00% 1.12% 0.92% 1.02% Tỷ lệ nợ xấu ngành 3.37% 4.08% 3.61% 3.25% 2.55% 2.48%

Nguồn: Tổng cục thống kê và BCTC Vietinbank

Hình 3.8: Mối quan hệ giữa CPI và tỷ lệ nợ xấu tại Vietinbank

Nguồn: Tổng cục thống kê và BCTC Vietinbank

0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 20.00% 2011 2012 2013 2014 2015 2016 CPI Tỷ lệ nợ xấu Vietinbank Tỷ lệ nợ xấu ngành

Nhìn vào hình 3.9 ta thấy diễn biến sụt giảm chỉ số CPI nhìn chung cùng chiều với sự thu hẹp tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam và của Vietinbank. Trong giai đoạn 2011 – 2015, NHNN đã điều hành chủ động, linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, góp phần quan trọng trong kiểm soát và đưa lạm phát ở mức cao 23% vào tháng 8/2011 xuống còn 6,81% năm 2012, 6,04% năm 2013, 1,84% năm 2014 và 0,63% năm 2015. Nhờ tác động tích cực đó, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành cũng được kéo giảm về mức dưới 3%, riêng tại Vietinbank là dưới 1%.

 Lãi suất

Các nghiên cứu thực tế của N.Viswanadham and Nahid B (2015) và Asfaw et

al. (2016) đều khẳng định rằng lãi suất cho vay cao sẽ kéo theo sự gia tăng nợ xấu. Trong bối cảnh năm 2011, lạm phát Việt Nam ở mức cao (hơn 18%/năm) dẫn đến lãi suất cho vay ở mức rất cao (lãi suất cho vay bình quân đối với lĩnh vực sản xuất trên 20%/năm và cho vay phi sản xuất là 24%/năm), lãi suất liên ngân hàng có thời điểm lên tới 35%. Hệ thống NHTM rơi vào nguy cơ mất thanh khoản, không chỉ đối với các ngân hàng nhỏ. Các NHTM lao vào cuộc chạy đua lãi suất, doanh nghiệp và người dân đi rút tiền gửi từ ngân hàng này chuyển sang ngân hàng khác. Lãi suất ngắn hạn lại cao hơn lãi suất dài hạn. Nợ xấu gia tăng ở mức báo động do người đi vay phải chịu chi phí khá lớn trong tình hình kinh tế khó khăn.

Trước tình thế này, NHNN đã triển khai đồng bộ các biện pháp để giảm dần mặt bằng lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ dân thông qua điều chỉnh linh hoạt các mức lãi suất điều hành, kết hợp áp dụng biện pháp hành chính phù hợp theo diễn biến thị trường. Cùng với nỗ lực giảm lãi suất huy động, NHNN đã triển khai nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đặc biệt là đối với các lĩnh vực ưu tiên, triển khai hàng loạt chương trình tín dụng với lãi suất ưu đãi. Nhờ vậy, mặt bằng lãi suất cho vay đã được kéo giảm đáng kể từ 18,3% năm 2011 xuống 15,7% năm 2012, rồi 11% năm 2013, 10% năm 2014 và 9,3% năm 2016. Điều này tạo tác động tích cực đối với nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh

doanh, cải thiện tỷ lệ nợ xấu. Hình 3.10 thể hiện rõ mối quan hệ thuận chiều giữa nợ xấu và lãi suất.

Hình 3.9: Mối quan hệ giữa lãi suất cho vay và tỷ lệ nợ xấu tại Vietinbank

Nguồn: Báo cáo của NHNN và tác giả tính tốn từ BCTC Vietinbank

 Cơ chế chính sách của Nhà nước

Theo Joseph et al. (2012) và Bhattarai (2014), bất ổn chính trị và thay đổi chính sách của Chính Phủ sẽ làm tăng nợ xấu. Nói cách khác, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách của Nhà nước chặt chẽ, hiệu quả trên cơ sở nền tảng chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế phát triển, như vậy ít phát sinh nợ xấu.

Tại Việt Nam, để đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD, hạn chế và xử lý nợ xấu cũng như các TCTD yếu kém, NHNN đã tập trung xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý TCTD yếu kém bao gồm: Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 254), Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/03/2013 của Chính Phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (Nghị định 53), Nghị định 18/2016/NĐ-CP ngày 18/03/2016 sửa

0.0% 2.0% 4.0% 6.0% 8.0% 10.0% 12.0% 14.0% 16.0% 18.0% 20.0% 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Lãi suất cho vay bình quân ngành

Lãi suất cho vay bình quân của Vietinbank Tỷ lệ nợ xấu ngành Tỷ lệ nợ xấu Vietinbank

đổi bổ sung một số điều của Nghị định 53; Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/09/2013 quy định v/v mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (Thông tư 19); Thông tư số 08/2016/TT-NHNN ngày 16/06/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 19; Quyết định số 618/QĐ- NHNN ngày 12/04/2016 v/v xây dựng và triển khai phương án mua nợ xấu theo giá thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam; Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 v/v phân loại nợ đối với nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ; Thông tư 09/2013/TT-NHNN ngày 20/03/2014 sửa đổi bổ sung một số điều về Thông tư 02/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài…

Các văn bản quy phạm pháp luật trên cùng với các quy định pháp luật khác có liên quan, kết hợp với việc sừ dụng chính sách tiền tệ linh hoạtđã tạo lập khuôn khổ pháp lý khá đồng bộ về quản lý, xử lý nợ xấu và TCTD yếu kém, phát huy tác dụng đưa tỷ lệ nợ xấu toàn ngành từ mức 3,37% (2011) về 2,48% (2016). Đối với Vietinbank, ngân hàng cũng đã đẩy mạnh thực hiện các biện pháp hạn chế và xử lý nợ xấu, tăng cường giám sát việc tuân thủ các quy định, quy chế trong hoạt động tín dụng, do vậy, tỷ lệ nợ xấu được kiểm sốt dưới 1,5%, góp phần thực hiện chủ trương chung của Chính Phủ và NHNN.

3.3.2. Nhóm nhân tố từ phía ngân hàng

Các yếu tố ngoại cảnh nằm ngồi tầm kiểm sốt của ngân hàng, vì vậy các ngân hàng cần tập trung nổ lực cải thiện các yếu tố nội tại để kiểm sốt nợ xấu. Nhóm nhân tố nội bộ ngân hàng bao gồm: chính sách tín dụng (tập trung cho vay), tốc độ tăng trưởng tín dụng, chất lượng thẩm định tín dụng, hiệu quả giám sát tín dụng, quy mơ ngân hàng, hệ thống thơng tin, trình độ chun mơn và rủi ro đạo đức.

 Chính sách tín dụng (tập trung cho vay)

Chính sách tín dụng là hệ thống quan điểm, chủ trương, là “kim chỉ nam” định hướng hoạt động tín dụng, thể hiện khẩu vị rủi ro của NHCT trong từng thời kỳ.

Trên cơ sở phân tích biến động, ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và trong nước thời gian qua, đồng thời dự báo triển vọng phát triển, rủi ro ngành hàng, hàng năm NHCT sẽ đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng và định hướng danh mục tín dụng tồn hàng. Trong q trình triển khai, ngân hàng cũng thường xuyên cập nhật, điều chỉnh chính sách tín dụng một cách linh hoạt và phù hợp với nhu cầu thực tế thị trường dựa theo vùng miền, theo đối tượng khách hàng, theo ngành nghề và mục đích cấp tín dụng, đảm bảo yêu cầu phát triển tín dụng đi kèm với kiểm sốt chất lượng tín dụng. Cụ thể định hướng giai đoạn hiện nay bao gồm:

- Mở rộng tín dụng đi đơi với an tồn, chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo hiệu quả, kiểm sốt chất lượng nợ, khơng tăng trưởng bằng mọi giá (hạ thấp lãi suất và hạ chuẩn cấp tín dụng); phát triển tín dụng theo tư duy ngân hàng đồng hành cùng khách hàng.

- Đa dạng hóa danh mục tín dụng (theo khách hàng, ngành hàng, khu vực địa lý…), tăng cường kiểm soát đối với các Tập đồn/doanh nghiệp yếu kém trong q trình tái cơ cấu, trước sáp nhập, có nguy cơ bị thơn tính hoặc chuyển đổi cho các doanh nghiệp khác.

- Tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính Phủ, cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các cơng trình cấp bách, các mặt hàng thiết yếu... góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.

- Hạn chế và kiểm sốt chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng, tăng trưởng có chọn lọc khách hàng thuộc lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như tín dụng trung dài hạn, tín dụng đối với nhóm khách hàng lớn, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, các dự án BOT, BT giao thơng. Hướng tín dụng bất động sản vào dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đáp ứng nhu cầu thực của người dân theo chủ trương của Chính Phủ.

- Thận trọng khi cấp tín dụng đối với các phương án, dự án gây tác động lớn đến mơi trường, xã hội, phải đảm bảo khách hàng có biện pháp giảm thiểu mức độ tác động.

Mặt khác, hàng năm NHCT đều thực hiện đánh giá và xếp loại Chi nhánh dựa trên trình độ của Ban giám đốc, bộ phận tín dụng và chất lượng tín dụng tại Chi nhánh. Đây là cơ sở để xác định mức thẩm quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh, căn cứ áp dụng chính sách tín dụng theo nguyên tắc hạn chế cấp tín dụng có nhiều rủi ro đối với Chi nhánh xếp hạng thấp và ngược lại.

Chính sách, định hướng tín dụng được điều chỉnh phù hợp hơn so với trước đây của NHCT đã đem lại kết quả hoạt động kinh doanh khả quan. Cơ cấu dư nợ từ năm 2011 đến 2016 tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực – giảm dần tỷ trọng dư nợ đối với các đối tượng khách hàng, ngành hàng rủi ro cao, tập trung vào các đối tượng rủi ro thấp, tăng trưởng tốt, mang lại nhiều lợi ích, cụ thể:

Theo thành phần kinh tế: tăng dần tỷ trọng cho vay doanh nghiệp ngồi quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế cá thể (từ 69% năm 2011 lên 79% năm 2016), đồng thời giảm dần tỷ trọng dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp Nhà nước (từ 31% năm 2011 xuống còn 21% năm 2016) (xem hình 3.111

).

Hình 3.10: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại Vietinbank

Nguồn: tác giả tổng hợp từ BCTC Vietinbank

- Theo ngành nghề: tăng trưởng mạnh vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh được Chính Phủ ưu tiên khuyến khích như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công

1

Thứ tự các vòng tròn (thể hiện cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế trong 01 năm) từ

Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp ngồi quốc doanh

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Kinh tế cá thể và các loại khác

2011

2016

nghiệp hỗ trợ, cơng nghệ cao; tích cực cho vay với lãi suất thấp đối với các dự án trọng điểm quốc gia thuộc ngành kinh tế mũi nhọn như điện, dầu khí, than và khoáng sản… thay cho các ngành xây dựng – bất động sản (hiện chỉ chiếm 14% tổng dư nợ năm 2016) vốn nhiều rủi ro (xem hình 3.122)

Hình 3.11: Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Vietinbank

Nguồn: tác giả tổng hợp từ BCTC Vietinbank

 Tăng trưởng tín dụng

Theo Hassan et al. (2014) và Asfaw et al. (2016), tăng trưởng tín dụng nhanh sẽ kéo theo nợ xấu gia tăng.

Tại Vietinbank, tốc độ tăng trưởng tín dụng ln cao hơn so với bình quân ngành nhưng đang dần thu hẹp khoảng cách kể từ năm 2011 đến 2016. Điều này cho thấy năng lực cạnh tranh Vietinbank ngày càng được nâng cao, vừa đảm bảo tuân thủ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của NHNN giao từng thời kỳ, vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Mặc dù, tăng trưởng tín dụng có xu hướng tăng nhưng đi kèm theo đó tỷ lệ nợ xấu vẫn được kiểm soát dưới 1,5% (xem hình 3.13).

2 Thứ tự các vòng tròn (thể hiện cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế trong 01 năm) từ trong ra Nông lâm nghiệp và thủy

sản

Công nghiệp

Xây dựng và kinh doanh BĐS

Thương mại

Vận tải và viễn thông Các hoạt động dịch vụ khác

2011

Hình 3.12: Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu tại Vietinbank

Nguồn: NHNN và BCTC Vietinbank

 Chất lượng thẩm định tín dụng

Nghiên cứu của Richard (2011), Bhattarai (2014), Hassan et al. (2014) và Asfaw et al. (2016) chỉ ra rằng phân tích/đánh giá tín dụng yếu kém là một trong những nguyên nhân chính gây ra nợ xấu. Một chính sách tín dụng nghiêm ngặt, quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ trong toàn bộ hoạt động cho vay là một cách hiệu quả để giảm nợ xấu. Hoặc các ngân hàng có thể phê duyệt tập trung thơng qua Ủy ban Tín dụng Trung ương và Ủy ban Tín dụng Điều hành (Joseph et al., 2012). Trong thời gian qua, cơng tác thẩm định tín dụng đặc biệt được NHCT chú trọng và liên tục cải tiến vì mục tiêu đó, cụ thể:

- Áp dụng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Theo đó:

 Tại Chi nhánh: tách bạch chức năng quan hệ khách hàng và thẩm định tín dụng trên cơ sở chun mơn hóa nhằm kiểm sốt tốt rủi ro khi một cán bộ không đồng thời đảm trách 02 nhiệm vụ.

 Tại Hội sở chính: tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng (Khối PDTD bao gồm các Phòng PDTD tại

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tăng trưởng tín dụng bình qn ngành Tăng trưởng tín dụng Vietinbank Tỷ lệ nợ xấu ngành Tỷ lệ nợ xấu Vietinbank

TSC Hà Nội và TPHCM3), quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng (Khối QLRR). Các Phòng PDTD trực tiếp tái thẩm định các hồ sơ vượt thẩm quyền của Chi nhánh. Trong một số trường hợp hồ sơ phức tạp, Phòng PDTD phối hợp với Chi nhánh thực hiện thẩm định song song ngay từ đầu khi tiếp cận khách hàng nhằm rút ngắn thời gian xử lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng nhưng đồng thời cũng đảm bảo kiểm soát rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 40 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)