Nhận xét kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 73 - 75)

4.5. Phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu

4.5.4. Nhận xét kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích hồi quy (bảng 7.2d, Phụ lục 7) rút ra phương trình hồi quy tuyến tính bội thể hiện các nhân tố tác động đến nợ xấu tại NHCT như sau:

NX = 0,087 + 0,473*VM + 0,334*NH + 0,117*KH

Cả 03 nhân tố đều tác động thuận chiều với nợ xấu, thỏa giả thuyết kỳ vọng ban đầu. Trong đó:

Nhân tố mơi trường vĩ mô với 05 biến quan sát đạt yêu cầu gồm: tốc độ tăng trưởng GDP giảm, lạm phát gia tăng, lãi suất biến động, cơ chế chính sách Nhà nước thay đổi, mơi trường chính trị/tự nhiên bất ổn - có tác động mạnh nhất đến nợ xấu với hệ số Beta chuẩn hóa là +0,545 (sig < 0,05).

Nhân tố từ phía ngân hàng với 08 biến quan sát đạt yêu cầu gồm: công tác thẩm định chưa hiệu quả, hoạt động kiểm tra, giám sát yếu kém, tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh, chính sách tín dụng khơng phù hợp (tập trung cho vay quá mức/quan điểm chấp nhận rủi ro lớn), hệ thống thông tin thẩm định chưa đầy đủ, hệ thống XHTD chưa hiệu quả, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên/ban lãnh đạo – có tác động mạnh thứ hai đến nợ xấu với hệ số Beta chuẩn hóa là +0,376 (sig < 0,05).

Nhân tố từ phía khách hàng vay với 06 biến quan sát đạt yêu cầu gồm: năng lực tài chính/khả năng trả nợ hạn chế, thiếu thiện chí, sử dụng vốn sai mục đích, gian lận/lừa đảo, khơng có kinh nghiệm/năng lực quản lý điều hành và phương án kinh doanh/dự án đầu tư khơng hiệu quả, khả thi – có tác động thấp nhất đến nợ xấu với hệ số Beta chuẩn hóa là +0,111 (sig < 0,05).

So với các nghiên cứu trước đây của Hồ Nguyễn Phương Thúy (2014), Nguyễn Thị Thanh Hà (2014), N.Viswanadham and Nahid B (2015), đề tài nghiên cứu của tác giả cho kết quả khá tương đồng, cụ thể: các nhân tố tác động đến nợ xấu chủ yếu là 03 nhân tố: môi trường vĩ mô với nhân tố chính là mơi trường chính trị, lãi suất; từ phía ngân hàng với nhân tố chính là giám sát tín dụng, tăng trưởng tín

dụng; từ phía khách hàng với nhân tố chính là kinh nghiệm và năng lực điều hành, sử dụng vốn sai mục đích; chiều hướng tác động là cùng chiều, mặc dù mức độ tác động có khác nhau ở từng nhân tố. Riêng nghiên cứu của Hồ Nguyễn Phương Thúy (2014) có thêm nhân tố mới là từ phía cán bộ tín dụng (được tách ra từ nhân tố ngân hàng). Mặt khác, cùng kết quả với các nghiên cứu nêu trên, tác giả cũng chưa tìm thấy mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và nợ xấu.

Mơ hình nghiên cứu qua kiểm định phản ánh phù hợp với thực tế tại Vietinbank (trong đó nhóm nhân tố mơi trường vĩ mơ là tác nhân chính ảnh hưởng mạnh nhất đến nợ xấu, bên cạnh 02 nhóm nhân tố từ phía ngân hàng và khách hàng), tuy nhiên mức độ khái quát hóa chưa cao do hạn chế về thời gian, đối tượng khảo sát, biến nghiên cứu chưa đầy đủ… Nếu tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa có thể sẽ cho kết quả mang tính tổng thể hơn, từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu triệt để.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương này, tác giả đã thực hiện nghiên cứu định tính và định lượng (phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích EFA) để kiểm định các nhân tố tác động đến nợ xấu của NHCT. Kết quả hồi quy cho thấy có 03 nhân tố tác động thuận chiều đến nợ xấu tại NHCT (như kỳ vọng ban đầu) với mức độ ảnh hưởng giảm dần lần lượt là nhân tố mơi trường vĩ mơ, nhân tố từ phía ngân hàng và nhân tố từ phía khách hàng. Cùng với việc đánh giá thực trạng các nhân tố tác động đến nợ xấu tại NHCT ở Chương 3 sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại NHCT sẽ được đề cập trong Chương 5.

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)