Học thuyết công bằng của John Stacey Adams (1963)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố cơ bản tác động đến động lực làm việc của công chức và người lao động tại cục thống kê tp hồ chí minh (Trang 49 - 50)

2.2.1 .Học thuyết nhu cầu của Maslow

2.2.3. Học thuyết công bằng của John Stacey Adams (1963)

Học thuyết công bằng được đưa ra bởi Adams (1963). Theo học thuyết này cho rằng nếu tạo được sự công bằng trong tổ chức, người lãnh đạo, quản lý cần xem xét, đánh giá mức độ cân bằng giữa những gì mà mỗi cá nhân trong tổ chức đóng góp và kết quả mà họ nhận được và tìm các biện pháp để cân bằng chúng. Chỉ khi mỗi cá nhân cảm thấy có sự cơng bằng thì họ mới nổ lực làm việc vì mục tiêu chung của tổ chức.

Người lao động trong tổ chức luôn muốn được đối xử một cách công bằng: + Công bằng cá nhân: so sánh những đóng góp cống hiến của mình với những đãi ngộ và phần thưởng nhận được.

+ Cơng bằng xã hội: so sánh đóng góp, cống hiến, đãi ngộ và phần thưởng của mình với những người khác.

Có rất nhiều lý do tại sao lý thuyết về sự công bằng lại quan trọng với nhân viên và tổ chức. Đối với góc độ cá nhân, sự cơng bằng thỏa mãn nhu cầu của cá nhân về việc kiểm soát, tự tin, cảm giác hạnh phúc và có những ràng buộc nghĩa vụ đạo đức. Đối với góc độ tổ chức, sự cơng bằng tạo ra một khung pháp lý để quản lý, do đó sẽ giảm nguy cơ có các hành vi gian lận, tăng cường sự tin tưởng vào quản lý, giảm nỗi sợ bị lạm dụng và khuyến khích việc hợp tác.

Vận dụng học thuyết công bằng của Adams:

Để tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, cơng chức cần tạo ra và duy trì sự cơng bằng trong tổ chức. Loại bỏ sự bất công bằng cách trả lương thưởng dựa trên sự đóng góp; tạo cơ hội thăng tiến ngang nhau cho người có năng lực, thành tích ngang nhau. Tiêu chí và cách đánh giá kết quả làm việc cần được công bố, minh bạch để cán bộ, công chức so sánh đúng cách. Ln khen thưởng cho các thành tích tốt và cán bộ

13

cơng chức cần phải biết được những đóng góp nào cần thiết để có được các quyền lợi mong muốn nào đó.

2.2.4.Thuyết nhu cầu của McClelland (1985)

Lý thuyết của McClelland tập trung vào ba loại nhu cầu của con người: nhu cầu về thành tựu; nhu cầu về quyền lực và nhu cầu về liên minh.

+ Nhu cầu về thành tựu: người có nhu cầu thành tựu cao là người luôn theo đuổi việc giải quyết công việc tốt hơn. Họ muốn thực hiện các trách nhiệm cá nhân, đặt ra các mục tiêu cao cho chính họ. Họ có nhu cầu cao về sự phản hồi cụ thể, ngay lập tức. Họ muốn nhanh chóng, sớm làm chủ công việc của họ.

+ Nhu cầu quan hệ ( liên minh) : Đó là nhu cầu được chấp nhận tình yêu, bạn bè… Người lao động có nhu cầu này mạnh sẽ làm việc tốt ở những loại công việc tạo ra sự thân thiện và các quan hệ xã hội.

+ Nhu cầu quyền lực: là nhu cầu kiểm soát và gây ảnh hưởng đến người xung quanh và mơi trường làm việc của họ. Người có nhu cầu quyền lực mạnh và nhu cầu thành tựu có xu hướng trở thành các nhà quản trị. Một số người còn cho rằng nhà quản trị thành cơng là người có nhu cầu quyền lực mạnh nhất, kế đến là nhu cầu thành tựu và sau cùng là nhu cầu cần liên minh.

Vận dụng thuyết nhu cầu của McClelland:

Theo McClelland, các nhà doanh nghiệp và những người thành đạt trong xã hội thường là những người có nhu cầu cao về thành tựu, khá cao về quyền lực và nhu cầu liên minh ở mức độ tương đối. Từ đó, nhà quản lý cần nắm được điều này và biết tạo điều kiện, phát triển nhân viên cũng như giúp họ thăng tiến khi có cơ hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố cơ bản tác động đến động lực làm việc của công chức và người lao động tại cục thống kê tp hồ chí minh (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)