CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu Error! Bookmark not defined
Tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu gồm những giai đoạn và các công việc như sau:
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được tiến hành như sau: + Trước tiên cần xác định được vấn đề nghiên cứu
+ Sau đó hệ thống lý thuyết có liên quan đến đề tài đã chọn; Đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất .
+ Kế tiếp là tiến hành nghiên cứu thông qua hai giai đoạn:
- Chuẩn bị bảng hỏi và tiến hành phỏng vấn sau 5 chuyên gia của ngành là lãnh đạo quản lý hiện làm việc tại văn phòng cục và chi cục thống kê quận, huyện tại
29
TP.HCM về những nhân tố tác động đến động lực làm việc của công chức tại Cục Thống Kê Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp này sử dụng nhằm để hiệu chỉnh thang đo của các biến quan sát.
- Nghiên cứu định lượng: nhằm thu thập dữ liệu, ý kiến đánh giá, đo lường các nhân tố tác động đến động lực làm việc của công chức, từ ý kiến của công chức làm việc tại Cục Thống Kê Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp thu thập thơng tin sử dụng là phỏng vấn theo một bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Từ những thơng tin có được, tiến hành xác định độ tin cậy của thang đo, phân tích EFA, kiểm định mơ hình bằng hồi qui, thang đo Likert được sử dụng để đo lường cảm nhận của từng đối tượng được khảo sát… Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
3.2.Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện dựa trên hai phương pháp: định tính và định lượng - Nghiên cứu định tính:
Thực hiện nghiên cứu định tính nhằm khám phá các ý tưởng, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong mơ hình. Phương pháp này được thực hiện bằng cách phỏng vấn sâu các lãnh đạo quản lý hiện làm việc tại văn phòng cục và chi cục thống kê quận, huyện tại TP.HCM bằng các câu hỏi mở đã được chuẩn bị trước.
Qua nghiên cứu định tính, tác giả quyết định loại bỏ một số yếu tố mà các chuyên gia cho rằng nó có tác động yếu đối với động lực làm việc hoặc có sự trùng lặp giữa các yếu tố, cụ thể:
Các lãnh đạo quản lý góp ý đổi tên nhân tố “Mối quan hệ trong tổ chức” thành tên “Mối quan hệ với đồng nghiệp và lãnh đạo”; đổi tên nhân tố “Cơ hội thăng tiến” thành tên mới “Chính sách đào tạo và thăng tiến”. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo quản lý cũng cho rằng cần gộp 02 nhân tố “Chính sách tiền lương, thu nhập”, “Chính sách phúc lợi” thành nhân tố “Chính sách lương, thưởng, phúc lợi”; bổ sung thêm biến “Tôi luôn mong muốn đạt được kết quả cao trong công việc”, “Lãnh đạo truyền được cảm hứng
30
cho tôi trong công việc” vào nhân tố “Động lực làm việc”; bổ sung thêm biến “Sự phân công công việc trong cơ quan là hợp lý” vào nhân tố “Đặc điểm công việc”.
Kết quả từ nghiên cứu định tính này cho thấy có năm nhân tố chính có ảnh hưởng đến động lực làm việc của cơng chức tại Cục TK. TP Hồ Chí Minh. Kết quả này là cơ sở để thiết kế bảng khảo sát chính thức cho việc nghiên cứu định lượng.
Sau khi nghiên cứu định tính, thang đo các nhân tố tác động đến động lực làm việc được điều chỉnh cho phù hợp với công chức, người lao động tại Cục Thống Kê TP.HCM.
Môi trường làm việc Mã hóa
Nội quy về giờ giấc làm việc nghiêm chỉnh, rõ ràng. MTLV1 Trang thiết bị cần thiết cho công việc được trang bị đầy đủ. MTLV2 Môi trường làm việc an tồn, khơng ảnh hưởng sức khỏe MTLV3 Bầu khơng khí làm việc thân thiện, thoải mái, vui vẻ MTLV4 Anh/chị không tốn nhiều thời gian để đi lại giữa nhà và cơ quan MTLV5
Chính sách lương, thưởng, phúc lợi
Chính sách lương, thưởng, phụ cấp hợp lý, phù hợp với quy định của nhà nước.
LTPL1
Với mức thu nhập hiện tại tơi có thể đảm bảo cuộc sống của bản thân/gia đình.
LTPL2
Thu nhập hiện tại từ cơng việc là phù hợp với năng lực làm việc của tôi.
LTPL3
Các chế độ phúc lợi (BHXH, BHYT..) được cơ quan thực hiện đầy đủ.
Mối quan hệ với đồng nghiệp và lãnh đạo
LTPL4
Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới thân thiện, cởi mở. MQH1 Đồng nghiệp luôn hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong công MQH2
31
việc.
Lãnh đạo hỏi ý kiến khi có vấn đề liên quan đến công việc của Anh/chị.
MQH3
Đồng nghiệp có sự tơn trọng lẫn nhau trong cơng việc MQH4
Chính sách đào tạo và thăng tiến
Cơ quan ln tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực. CSĐT1 Việc thăng tiến ln gắn với thành tích của cá nhân. CSĐT2 Tơi được tham gia các chương trình đào tạo về nghiệp vụ cơng tác
thống kê.
CSĐT3
Đặc điểm công việc
Tôi biết chính xác nhiệm vụ cơng việc của mình. ĐĐCV1 Công việc tôi đang làm không quá căng thẳng. ĐĐCV2 Tơi rất hài lịng với vị trí cơng việc hiện tại của mình. ĐĐCV3 Tơi có thể cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc tôi đang
làm.
ĐĐCV4 Sự phân công công việc trong cơ quan là hợp lý. ĐĐCV5
Động lực làm việc
Tôi cảm thấy thoải mái và say mê với nhiệm vụ được giao. ĐLLV1 Công việc tôi được giao phù hợp với khả năng, sở trường. ĐLLV2 Tôi luôn mong muốn đạt được kết quả cao trong công việc. ĐLLV3 Những nổ lực làm việc của tôi luôn được cấp trên chú ý và đánh giá
đúng mức.
ĐLLV4
Lãnh đạo truyền được cảm hứng cho tôi trong công việc. ĐLLV5
32
- Nghiên cứu định lượng:
Mục đích của việc nghiên cứu này là để thu thập dữ liệu, ý kiến đánh giá, đo lường các nhân tố cơ bản tác động đến động lực làm việc cho công chức, người lao động từ ý kiến đánh giá của công chức làm việc tại Cục TK. Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp thu thập thơng tin là dựa vào bảng câu hỏi khảo sát đã được chuẩn bị sẵn.
Từ những thông tin, dữ liệu thu thập chính thức được xử lý bằng phần mềm SPSS. Nội dung phân tích dữ liệu:
+ Dùng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để xác định những biến quan sát nào được giữ lại, những biến quan sát nào cần loại bỏ. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng < 0,3 sẽ bị loại và thang đo được chọn khi có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6.
+ Phân tích nhân tố khám phá (EFA): để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Các chỉ số quan trọng trong phân tích EFA bao gồm:
- Chỉ số KMO: dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số 0,5 < KMO < 1 là điều kiện đủ để cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp.
- Dùng kiểm định Barlett’s để kiểm định về độ tương quan giữa các biến quan sát trong tổng thể. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc ( 2008) mức ý nghĩa (Sig < 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể
- Hệ số tải nhân tố (factor loading): là hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố, hệ số này > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn (Hair & cộng sự, 1998). Hệ số tải nhân tố là dấu hiệu đánh giá sự đảm bảo mức ý nghĩa thực tế của EFA.
+ Kiểm định sự phù hợp của mơ hình:
Do tác giả dùng thang đo khoảng để đo các biến cho nên cần dùng phương pháp phù hợp là phân tích tương quan Pearson để xác định các mối quan hệ có ý nghĩa thống
33
kê giữa động lực làm việc chung với các biến tạo động lực trước khi tiến hành phân tích hồi quy.
Dùng phương pháp bình phương nhỏ nhất thơng thường để tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính đa biến nhằm kiểm định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Do mơ hình có nhiều biến độc lập nên hệ số xác định R2 điều chỉnh dùng để xác định độ phù hợp của mơ hình.
Tác giả dùng hệ số β (β - standardized coefficient ) và Sig < 0.05) để ánh giá mức độ giải thích và ý nghĩa giữa các biến độc lập lên biến phụ thuộc . Theo Nguyễn Đình Thọ ( 2011) thì biến độc lập nào có trọng số β càng lớn có nghĩa là biến đó có tác động mạnh vào biến phụ thuộc.
3.3. Những nội dung trong nghiên cứu chính thức:
- Xây dựng bảng câu hỏi:
Bảng câu hỏi định lượng được chia thành hai phần chính:
+ Phần I bao gồm các nội dung về thông tin cá nhân như: giới tính, độ tuổi, Học vấn, Thâm niên làm việc , thu nhập từ làm việc .
+ Phần II gồm 26 biến quan sát liên quan đến phù hợp và đáp ứng mục đích của đề tài
-Xác định mẫu nghiên cứu:
Theo Haier, để kiểm định Cronbach’Alpha, thì cỡ mẫu (n) tối thiểu gấp 5 lần tổng số biến quan sát.
Công thức: n = 5 x m, với m là số lượng câu hỏi trong phiếu khảo sát Như vậy, ta có n = 5 x 26 = 130
Để đảm bảo thực hiện phân tích nhân tố khám EFA thì cỡ mẫu địi hỏi 50 cộng với 8 lần số biến độc lập trong mơ hình
34
Theo tính tốn thì cỡ mẫu = 130 mới đảm bảo cho nghiên cứu. Tuy nhiên, để đảm bảo có tối thiểu 130 phiếu trả lời dùng được cho xử lý dữ liệu, tác giả quyết định gửi 165 bảng hỏi, kết quả tác giả thu được 162 bảng trả lời phản hồi và tất cả đều hợp lệ. Như vậy cỡ mẫu thực mà tác giả dùng trong luận văn là 162 mẫu.
- Thiết kế thang đo cho bảng hỏi:
Tác giả dùng thang đo Likert 5 điểm để thu dữ liệu đối với các biến quan sát Với 1- Rất không đồng ý; 5 – Rất đồng ý )
- Xây dựng thang đo:
Theo cơ sở lý thuyết đã nêu trên, thang đo về các yếu tố mơi trường làm việc, chính sách lương-thưởng-phúc lợi, mối quan hệ với đồng nghiệp và lãnh đạo, chính sách đào tạo và thăng tiến, đặc điểm công việc, động lực làm việc sẽ được đo lường thơng qua các tên biến.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng,
đánh giá các thang đo và mơ hình lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức, người lao động. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện bằng 2 phương pháp, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua phỏng vấn chun gia, qua bước nghiên cứu này, các thang đo lường các khái niệm cũng được xây dựng để phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Phương pháp nghiên cứu định lượng thơng qua việc phát phiếu khảo sát với cỡ mẫu là 162 bảng khảo sát.
Việc trình bày những nội dung này sẽ cho ta biết cụ thể cách thức để nghiên cứu, phân tích và đọc kết quả phân tích trong chương tiếp theo.
35