Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến sự tham gia đóng góp của hộ gia đình vào chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 29 - 31)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan

Hiện chưa tìm thấy nghiên cứu trùng với tên đề tài đã chọn. Tuy nhiên, để thực hiện nghiên cứu này tác giả đã tham khảo một số đề tài nghiên cứu có liên quan như sau:

Nugussie,W.Z (2010) nghiên cứu lý do tại sao một số người dân nông thôn ở Tigray (Ethiopia) trở thành thành viên của hợp tác xã trong khi những người khác thì khơng. Tác giả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn cung cấp thơng tin, khảo sát hộ gia đình và mơ hình probit. Loại trừ sở trích cá nhân, kết quả nghiên cứu cho thấy một số yếu tố có tác động mạnh mẽ đến quyết định tham gia vào mơ hình HTX của người dân như: chủ hộ nam trong gia đình, thành viên trong hiệp hội nông thôn, tần số tham gia các cuộc họp công cộng, làm việc trong các tổ chức Nhà nước, tiếp cận với các tổ chức tín dụng và đào tạo, số người bình quân của hộ, số lượng thành viên được học trung học và khả năng tiếp cận thơng tin qua truyền hình, đài phát thanh.

Phạm Bảo Dương (2013) “Sự tham gia của cộng đồng trong giao thơng nơng

thơn: Những vấn đề đóng góp và tham gia ở Việt Nam” đã chỉ ra các lý do cho sự

tham gia yếu kém của người dân là cơ chế cho sự tham gia không thực tế; người dân thiếu hiểu biết về chuyên môn; các nhà tài trợ không coi trọng sự tham gia của người dân; khơng có quy chế cụ thể về sự tham gia của cộng đồng và cơ cấu thể chế; và năng lực cũng ảnh hưởng đến quá trình tham gia. Báo cáo đưa ra nhiều kiến nghị để đẩy mạnh sự tham gia của người dân, trong đó có các giải pháp quan trọng như nâng cao hiểu biết về ý nghĩa của sự tham gia; đơn giản hóa các thủ tục pháp lý về lập kế hoạch và quản lý dự án có sự tham gia; minh bạch thông tin và cơ chế giám sát rõ ràng.

Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012) nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến

quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân ở tỉnh An Giang” đã sử

dụng phương pháp thu thập số từ 135 hộ gia đình tại hai xã Mỹ Hịa Hưng, huyện Chợ Mới và xã Châu Giang, Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Kết quả chạy mơ hình hồi quy cho thấy 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng

của người dân là trình độ học vấn của chủ hộ, quy mơ gia đình, thu nhập gia đình, vốn xã hội và nghề truyền thống. Trong đó, nhân tố qui mơ gia đình tác động mạnh nhất đến quyết định tham gia phát triển du lịch của người dân.

Lê Văn Tuyển ( 2015) nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của

người dân vào hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới” đã chọn phương pháp khảo

sát, phỏng vấn hộ gia đình và sử dụng mơ hình hồi quy probit để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia của họ như: trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, quy mơ gia đình hay nhân khẩu, tham gia hội đồn thể, đất sản xuất, nhu cầu vay và thu nhập.

Nguyễn Sinh Cúc (2013) trong bài “Vài nét về xây dựng nông thôn mới ở Hải

Phòng” đã nêu lên một số kết quả bước đầu trong xây dựng nông thôn mới ở Hải

Phòng trong thời gian qua.Trên cơ sở đó tác giả nêu lên những hạn chế như: trong triễn khai thực hiện còn lúng túng, chậm, không đồng bộ; Kết quả đạt được chưa tương xứng với chủ trương lớn của Đảng, chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của Hải Phòng. Đồng thời, tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế về chủ quan và khách quan. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp đối với Hải Phòng và đối với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của Trung ương nhằm thực hiện tốt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Vũ Văn Phúc và cộng sự (2012) về “Xây dựng nông thôn mới – những vấn đề lý

luận và thực tiễn” đã nêu lên những vấn đề lý luận chung về xây dựng nông thôn mới;

Kinh nghiệm quốc tế và xây dựng nông thôn mới; Những chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới; Thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở các địa phương Việt Nam và những vấn đề đặt ra trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới. Trên cơ sở đó đề xuất các nội dung và giải pháp về công tác tuyên truyền, về tổ chức sản xuất, về phát triển kinh tế nông thôn, về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và xây dựng người nông dân mới chủ thể của nông thôn là hạt nhân để xây dựng thành cơng mơ hình nơng thơn mới.

Lê Hữu Nghĩa (2008) trong bài “Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra và giải pháp” đã nêu thực trạng xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ

đổi mới vừa qua, để thấy được những thành tựu và những yếu kém bất cập. Từ đó đề ra nhiệm vụ và giải pháp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, đó là: Xây dựng nông thôn mới cần phù hợp với đặc điểm từng vùng; Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với phát triển đơ thị và đơ thị hóa; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn , phát huy sức mạnh của các đồn thể chính trị - xã hội ở nông thôn.

Phạm Minh Phương (2014) “Sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới ở thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình” cho rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng.

Trong đó, các yếu tố từ phía người dân như: trình độ học vấn, nhận thức, lợi ích, điều kiện kinh tế, và các yếu tố từ phía nhà nước như: tổ chức cộng đồng, chính sách khuyến khích, thơng tin tuyên truyền.

Kết luân của các tác giả khơng hồn tồn giống nhau bởi lĩnh vực và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, đây là nguồn tham khảo hữu hiệu, giúp củng cố nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu.

Tóm lại, dựa trên các nghiên cứu có liên quan và tình hình thực tế tại địa phương

đang thực hiện chương trình XDNTM, tác giả lựa chọn phương pháp khảo sát, phỏng vấn hộ gia đình và sử dụng mơ hình hồi quy probit để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia đóng góp của hộ gia đình vào chương trình XDNTM thơng qua 11 biến: giới tính chủ hộ, độ tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, nhân khẩu, diện tích đất, thu nhập của hộ, người thân tham gia đóng góp, tham gia hội đồn thể, lợi ích khi tham gia, lịng tin của hộ với lãnh đạo, thông tin minh bạch.

2.4. Các yếu tố tác động đến sự tham gia đóng góp của hộ gia đình vào chương trình xây dựng nơng thơn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến sự tham gia đóng góp của hộ gia đình vào chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)