Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vân Canh là huyện miền núi phía tây của tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 40 km về hướng tây Nam. Huyện gồm có 6 xã và 1 thị trấn, trong đó có 4 xã đặc biệt khó khăn, 1 xã vùng sâu, 1 xã trung du. Phía Đơng giáp huyện Tuy Phước; Phía Tây giáp huyện Kôngchoro tỉnh Gia Lai; Phía Nam giáp huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên; Phía Bắc giáp huyện Tây Sơn và An Nhơn. Có tọa độ địa lý:
+ 13030’ đến 13050’ Vĩ độ Bắc.
+ 108050’ đến 109005’ Kinh độ Đông.
- Nằm trong tiểu vùng khí hậu Duyên hải Nam Trung bộ là vùng khí nhiệt đới ẩm.Với nền nhiệt độ cao và ổn định, lượng bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào với 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ đầu tháng 9 đến hết tháng 12, mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến cuối tháng 8. Tổng diện tích đất tự nhiên 80.020,84 ha. Địa hình rất phức tạp, phần lớn đất đai thuộc đồi núi, mức độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Địa hình của Vân Canh bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông suối, núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình đa dạng và phức tạp. Chênh lệch độ cao giữa các vùng trong huyện rất lớn. Tổng diện tích đồi núi chiếm khoảng 85% tổng diên tích tự nhiên, diện tích đất bằng và thung lũng hẹp chỉ chiếm 15%. Đất nông nghiệp và đất ở của huyện chạy dài theo địa hình từ Đơng Bắc -Tây Nam dọc theo QL 19C và sông Hà Thanh (UBND huyện Vân Canh, 2015).
4.1.2. Quá trình triển khai chương trình xây dựng nơng thơn mới tại Vân Canh
Chương trình XDNTM bắt đầu triển khai từ đầu năm 2011, đến nay huyện Vân Canh đã hoàn chỉnh bộ máy điều hành chương trình từ cấp huyện đến từng thôn, làng với 325 người, trong đó, cấp xã chiếm 12,48%. Số xã được phê duyệt quy hoạch chung là 5/6 xã, nhưng trong đó mới chỉ có 2/6 xã được phê duyệt quy hoạch XDNTM chi tiết là xã Canh Vinh, xã Canh Thuận. Về hoạt động xây dựng
cơ sở hạ tầng, trong 5 năm xây dựng NTM từ 2011 đến 2015, toàn huyện đã xây dựng được 90,032 km chiều dài đường giao thông nông thôn, tỷ lệ đường giao thơng nơng thơn được bê tơng hóa ước đạt 41,17% (161,29/365,18 km). Thủy lợi đã kiên cố và xây dựng theo hướng kiên cố được 18,626 km kênh mương (đạt tỷ lệ 59,99%), năm 2010 diện tích tưới chủ động mới chỉ đảm bảo tưới được 851,6ha/năm, đến năm 2015 diện tích tưới chủ động 883,5ha/năm. Số hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn theo yêu cầu kỹ thuật của ngành đạt 95%. Có 04/06 xã đạt tiêu chí về điện (trừ xã Canh Liên và Canh Hiệp). Tồn huyện có 02 chợ nơng thôn trên địa bàn 6 xã (trừ chợ trung tâm thị trấn) và có 02 điểm chợ đạt chuẩn theo quy định. Trong đó, xã Canh Hịa, Canh Thuận, Canh Hiệp sử dụng chung chợ thị trấn. Đến nay, có 02 xã đạt chuẩn về tiêu chí chợ (Canh Vinh, Canh Hiển). Tuy nhiên cần đầu tư thêm các cơng trình phụ trợ theo quy định như: nhà để xe, nhà quản lý…
Kết quả XDNTM tại huyện Vân Canh cịn cho thấy sự phân hóa trong hoạt động xây dựng NTM tại các xã. Những xã điểm thường có sự tiến bộ nhanh hơn những xã cịn lại nhưng sự tiến bộ lại khơng đến từ nội lực cộng đồng mà chủ yếu đến từ nguồn ngân sách được tập trung đầu tư cho những xã điểm. Cụ thể, theo khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn căn cứ trên 19 tiêu chí NTM vào năm 2010, xã Canh Vinh đạt 2/19 tiêu chí và xã Canh Thuận đạt 3/19 tiêu chí. Tính đến cuối năm 2015, số tiêu chí đạt chuẩn xã Canh Vinh tăng lên 11 tiêu chí là quy hoạch, thủy lợi, điện, trường học, bưu điện, thu nhập, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, an ninh trật tự xã hội được giữ vững. Cịn lại 6 tiêu chí giao thơng, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nơng thơn, nhà ở dân cư, hộ nghèo, mơi trường, đưa tổng số tiêu chí đạt chuẩn lên 13/19 tiêu chí. Xã Canh Thuận đã tăng thêm 6/19 thiêu chí nâng số tiêu chí đạt chuẩn lên 9/19 tiêu chí, cịn lại 10 tiêu chí là giao thơng, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế. Trong nhóm các tiêu chí cịn lại sẽ được thực hiện trong năm 2017 với sự hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỉnh nhưng tiêu chí số 11 – tỷ lệ hộ nghèo là một trở ngại lớn. Ở nhóm cịn lại, chỉ có xã Canh
Hiển mặt dù không nằm trong xã điểm nhưng vẫn đạt 9/19 của chương trình NTM. Hai xã cịn lại đa phần chỉ được phân bổ ngân sách cho hoạt động tuyên truyền và làm quy hoạch chung. Hoạt động xây dựng NTM dễ nhận ra trên địa bàn xã chỉ là các cơng trình điện, xây dựng các nhà văn hóa tại các làng xóm. Số tiêu chí mà xã đạt được là 4/19 tiêu chí (căn cứ trên khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn).
Nhận xét: Quá trình triển khai CTXDNTM tại huyện Vân Canh đã có những tiến bộ nhất định, song bên cạnh đó vẫn cịn những tồn tại về năng lực quản lý, cơ chế đầu tư, đặc biệt là sự tham gia đóng góp của cộng đồng,… cần được sớm cải thiện để chương trình thật sự là một cuộc cải cách lớn trong xây dựng nông thôn tại địa phương.
4.1.3. Kết quả huy động và sử dụng nguồn vốn
Việc huy động và sử dụng nguồn vốn, ngoài nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ chương trình XDNTM, còn có các nguồn vốn lồng ghép từ các nguồn khác như vốn thực hiê ̣n Nghi ̣ quyết 30a, Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, vốn chương trình 135,… Trong đó:
- Vốn từ các chương trình cho mu ̣c phát triển kinh tế, hạ tầng nông thôn là 341.325 triệu đồng, bao gồm:
+ Vốn thực hiê ̣n theo Nghi ̣ quyết 30a là 178.283 triê ̣u đồng (vốn đầu tư phát triển: 167.783 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 38.466 triệu đồng).
+ Chương trình giảm nghèo nhanh bền vững là 123,801 triệu đồng (vốn đầu tư XDCB, duy tu, sửa chữa: 122.489 triệu đồng; vốn hỗ trợ phát triển sản xuất: 1.312 triệu đồng).
+ Vốn xây dựng nông thơn mới: 12.633 triệu đồng. Trong đó, bao gồm: Hỗ trợ công tác lập quy hoạch; Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Hỗ trợ phát triển sản xuất; Hỗ trợ hoạt động Ban Chỉ đạo; Hỗ trợ công tác tuyên truyền; Hỗ trợ lập đề án.
- Vố n dân góp: Đóng góp bằng ngày công: 1.650 công và hiến đất: 1.000 m2 đất.
4.1.4. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nơng thơn mới Bảng 4.1. Tình hình thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới Số TT Tên xã Năm 2010 (Số tiêu chí đạt được) Năm 2015 (Số tiêu chí đạt được) So sánh 2015/2010
01 Canh Vinh 2 tiêu chí (16,18)
13 tiêu chí (1, 3, 4, 5, 8, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 18,
19)
+11
02 Canh Thuận 3 tiêu chí (4, 15,16) 9 tiêu chí (1, 4, 7, 8, 12,
16, 17, 18, 19) +6
03 Canh Hiển 3 tiêu chí (4, 15,18) 9 Tiêu chí (1, 4, 7, 8,12,
13, 16, 18, 19) +6
04 Canh Hiệp 2 tiêu chí (15,18) 5 tiêu chí (1, 8, 12, 18,
19) +3
05 Canh Hịa 2 tiêu chí (4, 16) 4 tiêu chí (1, 4, 16, 19) +2
Nguồn: UBND huyện Vân Canh, 31/12/2015
4.2. Sự tham gia đóng góp của hộ gia đình đối với chương trình xây dựng nơng thơn mới nơng thơn mới
Kết quả phỏng vấn hộ gia đình tại 5 xã Canh Vinh, Canh Hiển, Canh Hiệp, Canh Thuận, Canh Hịa, cùng với thơng tin phỏng vấn sâu đối với 150 hộ gia đình được tập trung vào 4 nội dung chủ yếu: (1) Thông tin chung về hộ; (2) Đặc điểm về kinh tế của hộ; (3) Đặc điểm về xã hội; (4) Nhận thức của hộ về CTXDNTM.
4.2.1. Khái quát đặc điểm cơ bản của hộ điều tra
Số liệu thu thập ở Bảng 4.2 trình bày một số chỉ tiêu chủ yếu về thông tin cơ bản của các hộ điều tra trên địa bàn huyện Vân Canh. Nghiên cứu đã tiến hành thu thập thơng tin từ 150 hộ gia đình tại 5 xã, mỗi xã chọn đại diện ngẫu nhiên 30 hộ.
Xét theo giới tính, nam là chủ hộ hoặc trực tiếp trả lời phỏng vấn chiếm tỷ lệ cao, bình qn có đến 69,33%; nữ chiếm tỷ lệ thấp hơn, chỉ 30,67%. Phần lớn các hộ điều tra ở các xã tại địa bàn huyện Vân Canh là dân tộc kinh, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ khơng đáng kể; các chủ hộ có trình độ học vấn trên mức trung bình, trên lớp 8 và
số lao động trong hộ có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ khá thấp trong tổng số hộ điều tra. Đây là một trong những vấn đề khó khăn và trở ngại lớn đối với các chủ hộ trong việc ra quyết đi ̣nh sản xuất kinh doanh cũng như tiếp cận các CTXDNTM tại địa phương trong thời gian qua.
Bảng 4.2. Thông tin chung của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Số hộ điều tra Hộ 150 100 2. Giới tính - Nam Người 104 69,33 - Nữ Người 46 30,67 3. Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 43,72 - 4. Trình độ học vấn trung bình Lớp 8,29 -
5. Số nhân khẩu BQ hộ Người 4,87 -
6. Số lao động BQ hộ LĐ 2,56 -
Nguồn: Số liệu điều tra, 2015
Về tuổi của chủ hộ, tuổi đời bình quân của chủ hộ là trên 43 tuổi và ở độ tuổi này là khá đồng đều, ít có sự khác biệt giữa các hộ điều tra. Đây là độ tuổi nằm trong độ tuổi lao động nên dễ dàng chủ động tham gia linh hoạt vào các hoạt động sản xuất của hộ, cũng như đóng góp vào q trình phát triển kinh tế nơng thơn, tích cực trong việc tham gia vào các CTXDNTM. Vì vậy, kết quả trả lời của các hộ điều tra nói trên sẽ góp phần quan trọng đủ đảm bảo độ tin cậy và phản ánh được tình hình thực tiễn về khả năng tham gia, và mức độ đóng góp của hộ cho CTXDNTM của huyện.
Quy mô nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra khơng có sự chênh lệch đáng kể giữa các xã, số nhân khẩu bình quân của hộ là gần 5 người, trong đó mỗi hộ có trên 2 lao động chính tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác tại địa phương.
Thông tin số liệu thống kê được tổng hợp tại Bảng 4.3 về đặc điểm kinh tế của hộ cho thấy, diện tích đất sử bình qn của các hộ điều tra toàn huyện là 3,055ha.
Vân Canh là địa bàn miền núi, sản xuất lâm nghiệp lâm nghiệp là chủ yếu nên tỷ trọng đất lâm nghiệp chiếm đến 67,73%; đất nông nghiệp chiếm 27,92%; đất phi nơng nghiệp 1,67%, và thấp nhất là diện tích đất ni trồng thủy sản 0,59%.
Bảng 4.3. Đặc điểm kinh tế của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Diện tích đất sử dụng BQ hộ ha 3,055 100 - Đất nông nghiệp ha 0,853 27,92 - Đất lâm nghiệp ha 2,069 67,73 - Đất nuôi trồng thủy sản ha 0,018 0,59
- Đất phi nông nghiệp ha 0,051 1,67
- Đất thổ cư ha 0,036 1,18
- Đất khác ha 0,028 0,91
2. Vốn sản xuất BQ hộ (Tr.đồng/năm) 82,65 -
3. Ngành nghề của hộ Hộ 150 100
- Nông nghiệp Hộ 79 52,67
- Phi nông nghiệp Hộ 42 28,00
- Hỗn hợp Hộ 23 15,33
- Khác Hộ 6 4,00
4. Thu nhập BQ hộ (Triệu đồng/năm) 71,95 -
Nguồn: Số liệu điều tra, 2015
Xét về hộ tham gia ở các ngành nghề cho thấy, hộ nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, đến 52,67% tổng số hộ điều tra, tiếp đến là hộ phi nông nghiệp 28%, hộ hỗn hợp 15,33% và hộ tham gia vào các ngành nghề khác chiếm tỷ lệ không đáng kể là 4%. Vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất của hộ điều tra tại các xã có sự khác biệt nhau tùy theo các ngành nghề sản xuất kinh doanh, vốn sản xuất bình quân chung của hộ đối với các ngành nghề là 82,65 triệu đồng/năm, mức thu nhập bình quân tạo ra tương ứng đối với hộ là 71,95 triệu đồng/năm.
Trong những năm qua, chính quyền địa phương thực sự quan tâm đến các chương trình, chính sách thu hút đầu tư nhằm xây dựng mơ hình NTM nhằm đẩy mạnh và phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện, đã vận động nhiều hộ gia đình hăng hái tham gia phát triển các hoạt động kinh tế của hộ thông qua các chương trình dự án tại địa phương.
Bảng 4.4. Đặc điểm xã hội của các hộ điều tra
Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Số hộ điều tra 150 100 2. Hộ khơng đóng góp XDNTM 86 57,33 3. Hộ đóng góp XDNTM 64 42,67 4. Hình thức đóng góp của hộ - Cơng sức 39 26,00 - Tiền mặt 16 10,67 - Đất đai 8,0 5,33 - Khác 1,0 0,67 5. Hộ có người thân đóng góp 14 9,33
6. Hộ tham gia đoàn, hội
- Mặt trận tổ quốc 6 4,00
- Hội nông dân 63 42,00
- Hội cựu chiến binh 18 12,00
- Hội phụ nữ 30 20,00
- Đoàn thanh niên 21 14,00
- Khác 12 8,00
Nguồn: Số liệu điều tra, 2015
Số liệu phân tích ở Bảng 4.4 cho thấy, trong tổng số hộ điều tra thì có đến 86 hộ gia đình khơng đóng góp XDNTM, chiếm tỷ lệ đến 57,33%; Số hộ gia đình thực hiện đóng góp vào CTXDNTM tại địa phương là 64 hộ, chiếm tỷ lệ thấp hơn 42,67%. Hình thức đóng góp của các hộ điều tra đối với CTXDNTM chủ yếu là
công sức 26% và tiền mặt 10,67%, hình thức hiến đất chiếm tỷ lệ thấp 5,33% và các hình thức khác chiếm tỷ lệ không đáng kể 0,67%. Các hộ gia đình có tỷ lệ người thân đóng góp vào chương trình XDNTM chiếm tỷ lệ thấp 9,33%.
Trong số các chủ hộ tham gia vào các tổ chức đồn, hội tại địa phương thì đa phần các hộ tham gia Hội nơng dân chiếm tỷ lệ cao nhất đến 42%, tiếp đến là Hội phụ nữ (20%), Đồn thanh niên (14%) và các tổ chức cịn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Nhận thức và tiếp cận thông tin là yêu cầu tiên quyết để người dân tham gia vào các hoạt động XDNTM. Trên thực tế mức độ tham gia của các hộ gia đình có xu hướng tỷ lệ thuận với lượng thông tin mà họ nhận được bởi truyền thông là chất xúc tác khuấy động tiềm năng thay đổi từ bên trong cộng động và khuyến khích sự tham gia và quan tâm đối với CTXDNTM.
Kết quả khảo sát Bảng 4.5 cho thấy, số hộ gia đình biết đến chương trình DXNTM chiếm tỷ lệ khá cao tới 82,67% và số hộ chưa biết đến chương trình này chiếm tỷ lệ thấp chỉ 17,33%.
Có nhiều hình thức tun truyền được sử dụng, từ trực quan sinh động đến các cuộc gặp gỡ trực tiếp nhằm mục tiêu tác động đến toàn bộ cộng đồng dân cư, trong đó kênh thơng tin từ hệ thống đài phát thanh chiếm tỷ lệ cao 38,67%; đài truyền hình 32%; các kênh thơng tin tiếp cận được từ báo chí, internet chiếm tỷ lệ rất thấp đối với các hộ gia đình.
Trong các hình thức tiếp cận thơng tin khác của người dân được biết đến thì hình thức trao đổi giữa người dân với nhau chiếm tỷ lệ cao 32,67%; thông tin từ UBND xã cung cấp 30%; nguồn thông tin từ các cán bộ thơn, xóm 17,33%; các kênh thơng tin khác mà người dân biết đến chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Khi đánh giá về lợi ích của chương trình XDNTM đem lại cho người dân, có đến 65,33% số hộ trả lời là có mang lại lợi ích và 44,67% hộ cho rằng chương trình này chưa đem lại lợi ích nhiều đối với họ. Hầu hết các cơng trình XDNTM được thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân cùng làm” nên chính quyền địa phương cần vận động, phối hợp giúp đỡ người dân hiểu được vai trị và lợi ích của