Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.3. Dữ liệu nghiên cứu
3.3.1. Cách chọn mẫu
Theo Vũ Thị Thanh Lộc và cộng sự (2015) trong điều tra chọn mẫu có nhiều phương pháp khác nhau, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp điều tra phi ngẫu nhiên. Cỡ mẫu được xác định theo công thức (n 50 + 8m; m là số biến độc lập có trong mơ hình nghiên cứu). Theo cách tính này, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được là 138 quan sát. Để đảm bảo số mẫu thu thập được mang tính đại diện cao và phù hợp với mục tiêu cần nghiên cứu, tác giả chọn mẫu thuận tiện với quy mô mẫu 150, mỗi xã chọn 30 mẫu đại diện cho toàn vùng nghiên cứu.
3.3.2. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn khác
nhau như: Các báo cáo tổng kết của UBND huyện Vân Canh, Phịng NN&PTNT huyện, UBND các xã có thực hiện chương trình XDNTM, và các cơng trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu đã được công bố.
3.3.3. Thu thập số liệu sơ cấp
- Số liệu sơ cấp có được thơng qua điều tra 150 hộ gia đình ở 5 xã: Canh Vinh,
Canh Hiển, Canh Thuận, Canh Hiệp, Canh Hòa trên địa bàn huyện Vân Canh.
- Hình thức thu thập dữ liệu bằng cách trả lời trực tiếp vào bảng câu hỏi ở phiếu điều tra.
- Nội dung phiếu điều tra được thiết kế dựa trên cơ sở tổng hợp ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia thuộc lĩnh vực nghiên cứu, bao gồm những thông tin chung về hộ, đặc điểm kinh tế - xã hội, nhận thức về chương trình XDNTM của các hộ gia đình.