Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.3. Kết quả huy động và sử dụng nguồn vốn
Việc huy động và sử dụng nguồn vốn, ngoài nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ chương trình XDNTM, còn có các nguồn vốn lồng ghép từ các nguồn khác như vốn thực hiê ̣n Nghi ̣ quyết 30a, Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, vốn chương trình 135,… Trong đó:
- Vốn từ các chương trình cho mu ̣c phát triển kinh tế, hạ tầng nông thôn là 341.325 triệu đồng, bao gồm:
+ Vốn thực hiê ̣n theo Nghi ̣ quyết 30a là 178.283 triê ̣u đồng (vốn đầu tư phát triển: 167.783 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 38.466 triệu đồng).
+ Chương trình giảm nghèo nhanh bền vững là 123,801 triệu đồng (vốn đầu tư XDCB, duy tu, sửa chữa: 122.489 triệu đồng; vốn hỗ trợ phát triển sản xuất: 1.312 triệu đồng).
+ Vốn xây dựng nơng thơn mới: 12.633 triệu đồng. Trong đó, bao gồm: Hỗ trợ công tác lập quy hoạch; Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Hỗ trợ phát triển sản xuất; Hỗ trợ hoạt động Ban Chỉ đạo; Hỗ trợ công tác tuyên truyền; Hỗ trợ lập đề án.
- Vố n dân góp: Đóng góp bằng ngày công: 1.650 công và hiến đất: 1.000 m2 đất.
4.1.4. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nơng thơn mới Bảng 4.1. Tình hình thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nơng thơn mới Số TT Tên xã Năm 2010 (Số tiêu chí đạt được) Năm 2015 (Số tiêu chí đạt được) So sánh 2015/2010
01 Canh Vinh 2 tiêu chí (16,18)
13 tiêu chí (1, 3, 4, 5, 8, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 18,
19)
+11
02 Canh Thuận 3 tiêu chí (4, 15,16) 9 tiêu chí (1, 4, 7, 8, 12,
16, 17, 18, 19) +6
03 Canh Hiển 3 tiêu chí (4, 15,18) 9 Tiêu chí (1, 4, 7, 8,12,
13, 16, 18, 19) +6
04 Canh Hiệp 2 tiêu chí (15,18) 5 tiêu chí (1, 8, 12, 18,
19) +3
05 Canh Hịa 2 tiêu chí (4, 16) 4 tiêu chí (1, 4, 16, 19) +2
Nguồn: UBND huyện Vân Canh, 31/12/2015
4.2. Sự tham gia đóng góp của hộ gia đình đối với chương trình xây dựng nơng thơn mới nơng thơn mới
Kết quả phỏng vấn hộ gia đình tại 5 xã Canh Vinh, Canh Hiển, Canh Hiệp, Canh Thuận, Canh Hịa, cùng với thơng tin phỏng vấn sâu đối với 150 hộ gia đình được tập trung vào 4 nội dung chủ yếu: (1) Thông tin chung về hộ; (2) Đặc điểm về kinh tế của hộ; (3) Đặc điểm về xã hội; (4) Nhận thức của hộ về CTXDNTM.
4.2.1. Khái quát đặc điểm cơ bản của hộ điều tra
Số liệu thu thập ở Bảng 4.2 trình bày một số chỉ tiêu chủ yếu về thông tin cơ bản của các hộ điều tra trên địa bàn huyện Vân Canh. Nghiên cứu đã tiến hành thu thập thông tin từ 150 hộ gia đình tại 5 xã, mỗi xã chọn đại diện ngẫu nhiên 30 hộ.
Xét theo giới tính, nam là chủ hộ hoặc trực tiếp trả lời phỏng vấn chiếm tỷ lệ cao, bình qn có đến 69,33%; nữ chiếm tỷ lệ thấp hơn, chỉ 30,67%. Phần lớn các hộ điều tra ở các xã tại địa bàn huyện Vân Canh là dân tộc kinh, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ không đáng kể; các chủ hộ có trình độ học vấn trên mức trung bình, trên lớp 8 và
số lao động trong hộ có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ khá thấp trong tổng số hộ điều tra. Đây là một trong những vấn đề khó khăn và trở ngại lớn đối với các chủ hộ trong việc ra quyết đi ̣nh sản xuất kinh doanh cũng như tiếp cận các CTXDNTM tại địa phương trong thời gian qua.
Bảng 4.2. Thông tin chung của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Số hộ điều tra Hộ 150 100 2. Giới tính - Nam Người 104 69,33 - Nữ Người 46 30,67 3. Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 43,72 - 4. Trình độ học vấn trung bình Lớp 8,29 -
5. Số nhân khẩu BQ hộ Người 4,87 -
6. Số lao động BQ hộ LĐ 2,56 -
Nguồn: Số liệu điều tra, 2015
Về tuổi của chủ hộ, tuổi đời bình quân của chủ hộ là trên 43 tuổi và ở độ tuổi này là khá đồng đều, ít có sự khác biệt giữa các hộ điều tra. Đây là độ tuổi nằm trong độ tuổi lao động nên dễ dàng chủ động tham gia linh hoạt vào các hoạt động sản xuất của hộ, cũng như đóng góp vào q trình phát triển kinh tế nơng thơn, tích cực trong việc tham gia vào các CTXDNTM. Vì vậy, kết quả trả lời của các hộ điều tra nói trên sẽ góp phần quan trọng đủ đảm bảo độ tin cậy và phản ánh được tình hình thực tiễn về khả năng tham gia, và mức độ đóng góp của hộ cho CTXDNTM của huyện.
Quy mô nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra khơng có sự chênh lệch đáng kể giữa các xã, số nhân khẩu bình quân của hộ là gần 5 người, trong đó mỗi hộ có trên 2 lao động chính tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác tại địa phương.
Thông tin số liệu thống kê được tổng hợp tại Bảng 4.3 về đặc điểm kinh tế của hộ cho thấy, diện tích đất sử bình qn của các hộ điều tra toàn huyện là 3,055ha.
Vân Canh là địa bàn miền núi, sản xuất lâm nghiệp lâm nghiệp là chủ yếu nên tỷ trọng đất lâm nghiệp chiếm đến 67,73%; đất nông nghiệp chiếm 27,92%; đất phi nông nghiệp 1,67%, và thấp nhất là diện tích đất ni trồng thủy sản 0,59%.
Bảng 4.3. Đặc điểm kinh tế của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Diện tích đất sử dụng BQ hộ ha 3,055 100 - Đất nông nghiệp ha 0,853 27,92 - Đất lâm nghiệp ha 2,069 67,73 - Đất nuôi trồng thủy sản ha 0,018 0,59
- Đất phi nông nghiệp ha 0,051 1,67
- Đất thổ cư ha 0,036 1,18
- Đất khác ha 0,028 0,91
2. Vốn sản xuất BQ hộ (Tr.đồng/năm) 82,65 -
3. Ngành nghề của hộ Hộ 150 100
- Nông nghiệp Hộ 79 52,67
- Phi nông nghiệp Hộ 42 28,00
- Hỗn hợp Hộ 23 15,33
- Khác Hộ 6 4,00
4. Thu nhập BQ hộ (Triệu đồng/năm) 71,95 -
Nguồn: Số liệu điều tra, 2015
Xét về hộ tham gia ở các ngành nghề cho thấy, hộ nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, đến 52,67% tổng số hộ điều tra, tiếp đến là hộ phi nông nghiệp 28%, hộ hỗn hợp 15,33% và hộ tham gia vào các ngành nghề khác chiếm tỷ lệ không đáng kể là 4%. Vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất của hộ điều tra tại các xã có sự khác biệt nhau tùy theo các ngành nghề sản xuất kinh doanh, vốn sản xuất bình quân chung của hộ đối với các ngành nghề là 82,65 triệu đồng/năm, mức thu nhập bình quân tạo ra tương ứng đối với hộ là 71,95 triệu đồng/năm.
Trong những năm qua, chính quyền địa phương thực sự quan tâm đến các chương trình, chính sách thu hút đầu tư nhằm xây dựng mơ hình NTM nhằm đẩy mạnh và phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện, đã vận động nhiều hộ gia đình hăng hái tham gia phát triển các hoạt động kinh tế của hộ thông qua các chương trình dự án tại địa phương.
Bảng 4.4. Đặc điểm xã hội của các hộ điều tra
Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Số hộ điều tra 150 100 2. Hộ khơng đóng góp XDNTM 86 57,33 3. Hộ đóng góp XDNTM 64 42,67 4. Hình thức đóng góp của hộ - Cơng sức 39 26,00 - Tiền mặt 16 10,67 - Đất đai 8,0 5,33 - Khác 1,0 0,67 5. Hộ có người thân đóng góp 14 9,33
6. Hộ tham gia đoàn, hội
- Mặt trận tổ quốc 6 4,00
- Hội nông dân 63 42,00
- Hội cựu chiến binh 18 12,00
- Hội phụ nữ 30 20,00
- Đoàn thanh niên 21 14,00
- Khác 12 8,00
Nguồn: Số liệu điều tra, 2015
Số liệu phân tích ở Bảng 4.4 cho thấy, trong tổng số hộ điều tra thì có đến 86 hộ gia đình khơng đóng góp XDNTM, chiếm tỷ lệ đến 57,33%; Số hộ gia đình thực hiện đóng góp vào CTXDNTM tại địa phương là 64 hộ, chiếm tỷ lệ thấp hơn 42,67%. Hình thức đóng góp của các hộ điều tra đối với CTXDNTM chủ yếu là
cơng sức 26% và tiền mặt 10,67%, hình thức hiến đất chiếm tỷ lệ thấp 5,33% và các hình thức khác chiếm tỷ lệ không đáng kể 0,67%. Các hộ gia đình có tỷ lệ người thân đóng góp vào chương trình XDNTM chiếm tỷ lệ thấp 9,33%.
Trong số các chủ hộ tham gia vào các tổ chức đồn, hội tại địa phương thì đa phần các hộ tham gia Hội nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất đến 42%, tiếp đến là Hội phụ nữ (20%), Đồn thanh niên (14%) và các tổ chức cịn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Nhận thức và tiếp cận thông tin là yêu cầu tiên quyết để người dân tham gia vào các hoạt động XDNTM. Trên thực tế mức độ tham gia của các hộ gia đình có xu hướng tỷ lệ thuận với lượng thông tin mà họ nhận được bởi truyền thông là chất xúc tác khuấy động tiềm năng thay đổi từ bên trong cộng động và khuyến khích sự tham gia và quan tâm đối với CTXDNTM.
Kết quả khảo sát Bảng 4.5 cho thấy, số hộ gia đình biết đến chương trình DXNTM chiếm tỷ lệ khá cao tới 82,67% và số hộ chưa biết đến chương trình này chiếm tỷ lệ thấp chỉ 17,33%.
Có nhiều hình thức tun truyền được sử dụng, từ trực quan sinh động đến các cuộc gặp gỡ trực tiếp nhằm mục tiêu tác động đến toàn bộ cộng đồng dân cư, trong đó kênh thơng tin từ hệ thống đài phát thanh chiếm tỷ lệ cao 38,67%; đài truyền hình 32%; các kênh thơng tin tiếp cận được từ báo chí, internet chiếm tỷ lệ rất thấp đối với các hộ gia đình.
Trong các hình thức tiếp cận thơng tin khác của người dân được biết đến thì hình thức trao đổi giữa người dân với nhau chiếm tỷ lệ cao 32,67%; thông tin từ UBND xã cung cấp 30%; nguồn thông tin từ các cán bộ thơn, xóm 17,33%; các kênh thông tin khác mà người dân biết đến chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Khi đánh giá về lợi ích của chương trình XDNTM đem lại cho người dân, có đến 65,33% số hộ trả lời là có mang lại lợi ích và 44,67% hộ cho rằng chương trình này chưa đem lại lợi ích nhiều đối với họ. Hầu hết các cơng trình XDNTM được thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân cùng làm” nên chính quyền địa phương cần vận động, phối hợp giúp đỡ người dân hiểu được vai trị và lợi ích của các bên khi tham gia đóng góp vào chương trình XDNTM tại địa phương.
Bảng 4.5. Nhận thức chung về chương trình XDNTM của các hộ điều tra Chỉ tiêu Số lượng Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Số hộ điều tra 150 100
2. Hộ khơng biết đến chương trình XDNTM 26 17,33
3. Hộ biết đến chương trình XDNTM 124 82,67 - Báo chí 12 8,00 - Đài truyền hình 48 32,00 - Đài phát thanh 58 38,67 - Internet - - - Khác 6,0 4,00
4. Tổ chức, cá nhân trong xây dựng NTM mà hộ biết đến
- Nhà nước 21 14,00
- UBND xã 45 30,00
- Thơn, xóm 26 17,33
- Người dân 49 32,67
- Khác 9 6,00
5. Lợi ích mang lại từ chương trình xây dựng NTM
- Có mang lại lợi ích 98 65,33
- Khơng mang lại lợi ích 52 44,67
Nguồn: Số liệu điều tra, 2015
4.2.2. Phân tích kết quả mơ hình nghiên cứu
Mơ hình lý thuyết xây dựng ban đầu gồm 11 biến độc lập, biểu hiện mức độ tác động của các yếu tố lên quyết định tham gia đóng góp của hộ gia đình vào chương trình XDNTM tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
Sau khi thực hiện phép kiểm định đa cộng tuyến bằng ma trận tương quan giữa các biến, nghiên cứu đã chỉ ra các biến GIOITINH và DATSX có hệ số tương quan khá cao, lớn hơn 0,8, do vậy 2 biến này được loại khỏi mơ hình ước lượng ban đầu.
Mơ hình nghiên cứu được ước lượng với 9 biến còn lại, kết quả phân tích ma trận tương quan giữa các biến, nghiên cứu đã chỉ ra rằng các biến trong mơ hình đều có hệ số tương quan thấp (< 0,6), điều này cho phép kết luận mơ hình đề xuất là khá phù hợp và cho phép tiến hành nghiên cứu (Đinh Phi Hổ, 2015).
Bảng 4.6. Ma trận tương quan giữa các biến độc lập
TUOI TDHOCVAN NKHAU THUNHAP NTGOP DOANHOI LOIICH LONGTIN TTINMB
TUOI 1 TDHOCVAN 0,3827 1 NKHAU 0,0963 0,4264 1 THUNHAP 0,2318 0,2783 0,3307 1 NTGOP 0,0216 0,0615 0,1429 0,2686 1 DOANHOI 0,0859 0,3158 0,2149 0,1025 0,1762 1 LOIICH 0,1572 0,2149 0,0782 0,2563 0,0478 0,3146 1 LONGTIN 0,2165 0,0434 0,4064 0,3180 0,1974 0,2913 0,3471 1 TTINMB 0,4017 0,0976 0,3923 0,0296 0,2507 0,4061 0,1218 0,2142 1
Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích định lượng, 2015
Các thơng tin về kết quả ước lượng mơ hình hồi quy Probit ở Bảng 4.7 cho biết mơ hình phân tích phù hợp và có ý nghĩa trong nghiên cứu. Hệ số xác định Pseudo R2 của mơ hình bằng 0,6586, có nghĩa là 65,86% ý nghĩa của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập có trong mơ hình. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng xác suất dự báo đúng của mơ hình là 89,45% nên có thể đánh giá rằng khả năng dự báo mức độ chính xác của mơ hình là tương đối cao.
Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy xác suất Probit thu được ở Bảng 4.7 cho thấy, các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê khác 0 tại các mức ý nghĩa khác nhau từ 1% đến 10%, và dấu của các hệ số ước lượng trong mơ hình hồn tồn phù hợp với lý thuyết kinh tế, ngoài trừ các biến GIOITINH, DATSX là khơng có ý nghĩa thống kê. Để thấy rõ hơn mức độ ảnh hưởng của từng biến giải thích đối với mỗi biến độc lập chúng ta lần lượt xem xét từng biến cụ thể:
Biến có ý nghĩa giải thích đầu tiên trong mơ hình nghiên cứu là biến TUOI của chủ hộ, biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và dấu kỳ vọng âm, có tác động
ngược chiều đến khả năng tham gia đóng góp XDNTM. Theo điều tra thống kê cho thấy chủ hộ càng cao tuổi thì khả năng tham gia CTXDNTM của họ bị hạn chế, vì phần lớn những đối tượng lớn tuổi, sức khỏe không đảm và hạn chế nguồn lực để duy trì và đóng góp vào các XDNTM tại địa phương. Kết quả phân tích đã chỉ ra rằng, bình quân nếu các chủ hộ lớn hơn 1 tuổi thì khả năng tham gia đóng góp vào chương trình XDNTM của họ giảm đi 0,0426 lần so với những chủ hộ trẻ tuổi hơn trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi.
Bảng 4.7. Kết quả phân tích mơ hình hồi quy Probit
Biến độc lập Hệ số ước lượng Tác động biên Giá trị P- value HẰNG SỐ - 5,8153*** - 0,000 GIOITINH 0,0592ns 0,0095 0,980 TUOI - 0,0164** - 0,0426 0,029 TDHOCVAN 0,2349*** 0,1854 0,000 NKHAU - 0,0831* - 0,0631 0,074 DATSX - 0,0882ns - 0,0548 0,463 THUNHAP 0,9564** 0,1195 0,035 NTGOP 0,3817* 0,0714 0,061 DOANHOI 1,2373*** 0,0489 0,004 LOIICH 0,9751** 0,2105 0,018 LONGTIN 0,0244* 0,0963 0,057 TTINMB 0,3594*** 0,1479 0,000 Số quan sát (n) 150
Giá trị kiểm định Chi bình phương 2
( ) 91,27
Giá trị kiểm định của mơ hình (Prob > Chi2) 0,000
Giá trị Log của hàm gần đúng - 97,681731
Xác suất dự báo đúng (%) 89,45
Hệ số xác định R2 (Pseudo R2) 0,6586
(Ghi chú: ns: khơng có ý nghĩa thống kê; ***, **, *: các mức ý nghĩa thống kê 1%, 5%, 10%)
Xét biến có ý nghĩa tiếp theo là biến trình độ văn hóa của chủ hộ (TDVANHOA), biến này có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tham gia đóng góp XDNTM, do hệ số tác động biên của biến TDHOCVAN có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê cao ở mức 1%. Qua khảo sát thực tế cho thấy, thơng thường chủ hộ có số năm đi học trung bình càng cao thì khả năng nhận thức về trách nhiệm XDNTM tại địa phương có tầm quan