Kết quả phân tích mơ hình hồi quy Probit

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến sự tham gia đóng góp của hộ gia đình vào chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 52)

Biến độc lập Hệ số ước lượng Tác động biên Giá trị P- value HẰNG SỐ - 5,8153*** - 0,000 GIOITINH 0,0592ns 0,0095 0,980 TUOI - 0,0164** - 0,0426 0,029 TDHOCVAN 0,2349*** 0,1854 0,000 NKHAU - 0,0831* - 0,0631 0,074 DATSX - 0,0882ns - 0,0548 0,463 THUNHAP 0,9564** 0,1195 0,035 NTGOP 0,3817* 0,0714 0,061 DOANHOI 1,2373*** 0,0489 0,004 LOIICH 0,9751** 0,2105 0,018 LONGTIN 0,0244* 0,0963 0,057 TTINMB 0,3594*** 0,1479 0,000 Số quan sát (n) 150

Giá trị kiểm định Chi bình phương 2

( ) 91,27

Giá trị kiểm định của mô hình (Prob > Chi2) 0,000

Giá trị Log của hàm gần đúng - 97,681731

Xác suất dự báo đúng (%) 89,45

Hệ số xác định R2 (Pseudo R2) 0,6586

(Ghi chú: ns: khơng có ý nghĩa thống kê; ***, **, *: các mức ý nghĩa thống kê 1%, 5%, 10%)

Xét biến có ý nghĩa tiếp theo là biến trình độ văn hóa của chủ hộ (TDVANHOA), biến này có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tham gia đóng góp XDNTM, do hệ số tác động biên của biến TDHOCVAN có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê cao ở mức 1%. Qua khảo sát thực tế cho thấy, thông thường chủ hộ có số năm đi học trung bình càng cao thì khả năng nhận thức về trách nhiệm XDNTM tại địa phương có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn, phát triển kinh tế đối với các hộ gia đình. Kết quả phân tích đã chỉ ra, số năm đi học bình quân của chủ hộ nếu tăng thêm 1 lớp thì khả năng tham gia đóng góp XDNTM tại địa phương đối với họ tăng thêm 18,54% trong điều kiện cố định các yếu tố khác.

NKHAU là biến thể hiện số thành viên hay số người đang sống trong gia đình của hộ, với hệ số hồi quy của biến này mang dấu kỳ vọng âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 10% cho thấy, số nhân khẩu trong hộ càng lớn thông thường sẽ tạo áp lực về việc làm tạo và thu nhập đối với hộ, và có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tham gia đóng góp ngày cơng lao động, tiền mặt trong CTXDNTM. Kết quả phân tích mơ hình cũng đã chỉ ra, số nhân khẩu bình quân trong hộ nếu tăng thêm 1 người khi các yếu tố khác khơng thay đổi, thì khả năng tham gia đóng góp đối với CTXDNTM của lao động trong hộ gia đình đó giảm đi 0,0631 lần.

Thu nhập bình quân của gia đình thể hiện ở biến THUNHAP. Kết quả ước lượng cho thấy, hệ số hồi quy của biến này có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê cao ở mức 5%, điều này có nghĩa là thu nhập bình quân đầu người của gia đình càng cao thì khả năng đóng góp của họ vào chương trình XDNTM càng lớn và ngược lại. Trong điều kiện cố định các yếu tố khác, khi thu nhập bình quân của hộ tăng lên 1 triệu đồng/năm thì khả năng tham gia đóng góp của hộ đối với CTXDNTM tăng 11,95%.

NTGOP là biến người thân trong gia đình hộ tham gia đóng góp CTXDNTM, biến này có ảnh hưởng lớn đến đến hiệu quả XDNTM. Thông thường người thân trong gia đình hộ ủng hộ cho các cơng trình NTM thì khả năng đóng góp của hộ sẽ

tăng cao và hiệu quả về khả năng đóng góp về tiền mặt, cơng sức cũng như tài sản cho XDNTM tại địa phương càng lớn và ngược lại. Kết quả phân tích cho thấy, hệ số tác động biên của biến NTGOP mang dấu dương tại mức ý nghĩa thống kê 10% cho phép kết luận rằng bình quân nếu được người thân của gia đình hộ hưởng ứng tích cực cho việc XDNTM thì mức độ đóng góp cho chương trình này tăng lên 0,0714 lần trong điều kiện cố định các yếu tố khác.

Biến DOANHOI có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê cao ở mức 1%, cho thấy nếu thành viên trong hộ gia đình có tham gia sinh hoạt ở các tổ chức Đoàn, hội tại địa phương thì dễ dàng chủ động hơn trong việc nắm bắt các thông tin cần thiết đến CTXDNTM. Bởi vì, thành viên của các tổ chức này là người trực tiếp tuyên truyền, vận động người dân tham gia đóng góp XDNTM. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, bình quân nếu hộ gia đình có 1 thành viên tham gia vào các tổ chức Đồn, hội thì khả năng đóng góp của hộ gia đình đối với CTXDNTM tại địa phương tăng lên 4,89% trong điều kiện các yếu tố khác.

Nghiên cứu đã chỉ ra biến LOIICH của hộ gia đình khi tham gia XDNTM có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và hệ số hồi quy mang dấu dương. Việc quyết định tham gia của người dân vào chương trình XDNTM bị tác động bởi nhiều yếu tố nội tại trong hộ gia đình và cộng động chi phối, song nhận thức trước mắt của người dân là luôn kỳ vọng vào các cơng trình do họ đóng góp tạo ra được lợi ích thiết thực đối với họ. Thông thường lợi ích tạo ra tỷ lệ thuận với khả năng đóng góp của người dân đối với các cơng trình NTM. Kết quả phân tích cho thấy, bình qn cứ 1 cơng trình NTM đem lại lợi ích cho các hộ gia đình thì mức độ khuyến khích tham gia đóng góp XDNTM của người dân tăng lên là 0,2105 lần trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Biến LONGTIN của hộ gia đình đối với các cấp chính quyền địa phương. Kết quả ước lượng của mơ hình cho thấy, biến LONGTIN có tác động dương và có ý nghĩa thống kê cao, ở mức 10%, cho phép kết luận rằng nếu chính quyền địa phương thực sự có năng lực, uy tín và biết quan tâm, chia sẻ,…và làm tốt vai trị của mình đối với mơ hình XDNTM thì sẽ tạo dựng được lòng tin đối với nhân dân, dễ thu hút

người dân đồng tình, hưởng ứng tích cực chủ động tham gia nhiều hơn vào các dự án, chương trình XDNTM tại địa phương. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, bình qn nếu 1 hộ gia đình có lịng tin, tin tưởng vào các cấp lãnh đạo về hướng dẫn, vận động thực hiện CTXDNTM thì khả năng thu hút người dân tham gia đóng góp XDNTM tăng lên 9,63%. Điều này cho thấy, thực tế hiệu quả của các chính sách thu hút người dân tham gia góp sức, góp vốn vào chương trình XDNTM đã và đang thực hiện khá tốt tại huyện Vân Canh trong những năm qua.

TTINMB là biến thông tin minh bạch, biến này có hệ số hồi quy mang dấu dương và có mức ý nghĩa thống kê 10%. Tính minh bạch thơng tin trong XDNTM cho phép những người sử dụng thơng tin đó đánh giá về tính hiệu quả của các hoạt động diễn ra trong chương trình XDNTM. Kết quả phân tích đã chỉ ra, bình qn nếu 1 hộ gia đình tiếp cận thơng tin đáng tin cậy thì khả năng đóng góp đối với họ vào các chương trình XDNTM tại địa phương tăng lên 0,1479 lần trong điều kiện cố định các yếu tố khác.

Trong các hình thức tiếp cận thơng tin của người dân thì việc thảo luận qua hình thức tiếp xúc cử tri, các cuộc họp dân trực tiếp và họp tổ người dân tự quản giúp cho người dân có cơ hội tìm hiểu sâu hơn, từ đó nâng cao hiểu biết về các hoạt động cụ thể của CTXDNTM. Các cuộc họp giúp tạo ra thông tin hai chiều về một số hoạt động cụ thể như: xây dựng cơ sở hạ tầng, cấp nước, nhà ở, phát triển sản xuất,... Ngồi ra, trao đổi thơng tin bằng cách chính quyền địa phương cần đến từng hộ để phổ biến và vận động thực hiện tiêu chí cũng được sử dụng đối với một số trường hợp cần thiết, giúp cho người dân hiểu biết và quan tâm hơn đến CTXDNTM tại địa phương.

Tóm tắt chương

Chương 4 trình bày tổng quan về đặc điểm địa bàn nghiên cứu và đánh giá sự tham gia của người dân đối với chương trình, thể hiện qua hình thức đóng góp, sự hiểu biết đến NTM, cũng như nhận thức của người dân về XDNTM tại địa phương.

Kết quả phân tích mơ hình hồi quy probit trong nghiên cứu đã chỉ ra có khá nhiều yếu tố tác động đến quyết định tham gia đóng góp của hộ gia đình vào chương trình XDNTM tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định; trong đó 3 yếu tố LOIICH, TDHOCVAN, TTINMB có tác động lớn nhất, và 2 yếu tố TUOI, NKHAU có tác động ngược chiều tại các mức ý nghĩa khác nhau; riêng các yếu tố GIOITINH, DATSX khơng có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu.

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận 5.1. Kết luận

Quá trình tham gia XDNTM của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Vân Canh có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của Chương trình này và cũng còn nhiều hạn chế bất cập mà chính quyền địa phương, cũng như người dân cần phối hợp thực hiện tốt hơn nữa vai trị của mình đối với CTXDNTM. Tuy nhiên, nghiên cứu nhận thấy việc tham gia và mức độ tham gia đóng góp vào bất kỳ một hoạt động nào đó của cơng trình NTM của hộ gia đình cũng đều có tác động đáng kể đến thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống đối với các hộ gia đình tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

Kết quả nghiên cứu tác động của các yếu tố đến sự tham gia đóng góp của hộ gia đình vào CTXDNTM tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định bằng phương pháp ước lượng mơ hình hồi quy Probit, nghiên cứu đã chỉ ra có 9 yếu tố trong mơ hình có mức ý nghĩa để giải thích cho sự tham gia đóng góp của hộ gia đình đối với CTXDNTM tại địa phương, và mức độ đóng góp của các yếu tố này đối với khả năng tham vào CTXDNTM là khác nhau, trong đó 3 yếu tố: Lợi ích từ chương trình NTM mang lại (LOIICH), trình độ học vấn của chủ hộ (TDHOCVAN) và thông tin minh bạch (TTINMB) được các hộ gia đình đánh giá là có tác động lớn nhất đến sự tham gia vào CTXDNTM; các yếu tố về tuổi của chủ hộ (TUOI), số nhân khẩu trong hộ (NKHAU) có tác động ngược chiều đến sự tham gia đóng góp CTXDNTM. Riêng các biến giới tính của chủ hộ (GIOITINH), đất sản xuất (DATSX) khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình.

5.2. Hàm ý chính sách

Trên cơ sở kết quả phân tích hồi quy Probit xác định các yếu tố tác động đến sự tham gia đóng góp của các hộ gia đình đối với CTXDNTM tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định tác giả xin rút ra một số gợi ý chính sách nhằm thu hút sự tham gia của người dân trong XDNTM như sau:

Lợi ích tham gia nơng thơn mới (LOIICH) có tác động mạnh nhất đến việc ra quyết định đóng góp vào CTXDNTM tại địa phương, do vậy chính quyền địa phương cần thúc đẩy chính sách tuyên truyền bằng các các hành động thực tế để hộ gia đình nhận thức rõ về lợi ích tiềm năng mà họ và gia đình có thể thụ hưởng thì việc tự nguyện tham gia đóng góp của các hộ gia đình trện địa bàn Vân Canh chắc chắn sẽ tăng cao, góp phần thực hiện thành công cho CTXDNTM mang nhiều ý nghiac thiết thực này.

Trình độ học vấn của chủ hộ (TDHOCVAN) có tác động mạnh kế tiếp theo đến sự tham gia đóng góp CTXDNTM của các hộ gia đình, vì thế chính sách tác động là cần nâng cao trình độ dân trí và nhận thức cho người dân thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp giúp họ phát huy được tính tự chủ trong các hoạt động sản xuất và đời sống kinh tế, góp phần thu hút sự quan tâm đóng góp của người dân đối với XDNTM tại địa phương.

Thông tin minh bạch (TTINMB) được các hộ gia đình đánh giá có sức ảnh hưởng lớn đến quyết định tham gia đóng góp vào XDNTM trên địa bàn huyện, nên hàm ý chính sách rằng chính quyền địa phương cần hiểu rõ các tiêu chí và những vấn đề liên quan về CTXDNTM thật minh bạch, tin cậy để công bố những thông tin này kịp thời và phổ biến đến từng người dân, giúp họ sử dụng những thơng tin đó để ra quyết định tham gia vào chương trình, đánh giá được hiệu quả các hoạt động đang diễn ra trong CTXDNTM tại địa phương. Những thơng tin tiếp cận minh bạch cịn giúp cho người dân phát huy vai trò làm chủ của mình trong q trình XDNTM, tích cực tham gia các hoạt động XDNTM như: cùng nhau tuyên truyền, vận động mọi người tham gia, tự nguyện đóng góp sức người, sức của, quản lý những tài sản chung của chương trình NTM.

Thu nhập của hộ gia đình (THUNHAP) có tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế của người dân nông thôn và được xem là một trong những yếu tố có tác động trực tiếp đến sự tham gia mơ hình NTM của họ. Chính vì thế, chính sách gợi ý được đặt ra ở đây là chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa về vấn đề giải quyết việc làm cho lao động địa phương, góp phần đa dạng hóa nguồn thu nhập cho các

thành viên trong gia đình hộ, nâng cao đời sống kinh tế và tạo nguồn lực góp phần vào XDNTM.

Lịng tin của người dân đối với lãnh đạo, chính quyền địa phương trong xây dựng nơng thơn mới (LONGTIN) có tác động đáng kể lên nhận thức và hành động của họ trong quyết định tham gia XDNTM. Chính sách được đề xuất là tổ chức các cấp chính quyền địa phương cần xây dựng cơ sở pháp lý phù hợp để thu hút được sự tham gia của người dân; cần phải nhận định đúng vai trò và nhiệm vụ của tổ chức mình đến các cấp thấp hơn và người dân hiểu rõ, thực hiện đúng đắn nhằm củng cố lòng tin trong dân; thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ và thông qua kế hoạch XDNTM của địa phương để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân, là cầu nối thông tin, sự tin tưởng của nhân dân với Ban chỉ đạo CTXDNTM.

Người thân góp (NTGOP) cũng là một trong các yếu tố tác động đến khả năng tham gia mơ hình, việc huy động nguồn lực đóng góp của hộ gia đình và thu hút người thân của họ tham gia vào chương trình có sức ảnh hưởng đến quyết định khi tham gia XDNTM địa phương. Để đảm bảo tính hiệu quả của chương trình và được sự ủng hộ đóng góp của người thân về tiền mặt, cơng sức, đất đai,… thì trước hết UBND huyện cần xây dựng cơ chế huy động nguồn lực trong dân đóng góp theo hướng chia sẻ gánh nặng cho nhau giữa chính quyền, gia đình và người thân của họ. Giải pháp này vừa thu hút được trách nhiệm tham gia của mọi người đối với XDNTM, vừa giải được bài tốn khó khăn đối với các hộ gia đình nghèo khi thực hiện chương trình NTM.

Nhân khẩu (NKHAU) trong gia đình hộ cũng được xem là yếu tố có tác động đến quyết định tham gia XDNTM, nên hàm ý đề xuất các hộ gia đình nên thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, góp phần làm hạn chế lực cản quy mơ gia đình, tạo điều kiện để các thành viên trong hộ tiếp cận được kiến thức giáo dục, hiểu biết nhiều hơn về chương trình NTM tại nơng thơn.

Tuổi của chủ hộ (TUOI) càng cao thì khả năng tham gia vào mơ hình XDNTM bị hạn chế. Qua khảo sát thực tế cho thấy, các chủ hộ lớn tuổi đa phần thể lực không được tốt, tư duy nhận thức của họ cịn mang nặng tính bảo thủ, vả lại nguồn thu nhập

thấp nên họ rất e ngại khi quyết định tham gia chương trình NTM. Do vậy, chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ y tế và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân ở mọi lứa tuổi lao động hăng hái tham gia tích cực vào CTXDNTM.

Tham gia các tổ chức đồn hội (DOANHOI) như: Mặt trận tổ quốc, Hội nơng dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đồn thanh niên,…của người nơng dân cũng có vai trị quan trọng trong việc nhận thức tham gia XDNTM nên cần có các chính sách tác động vào các tổ chức này tại địa phương trong thời gian tới, bằng cách chính quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến sự tham gia đóng góp của hộ gia đình vào chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)