Phân tích kết quả mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến sự tham gia đóng góp của hộ gia đình vào chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 50 - 57)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Sự tham gia đóng góp của hộ gia đình đối với chương trình xây dựng nơng thơn

4.2.2. Phân tích kết quả mơ hình nghiên cứu

Mơ hình lý thuyết xây dựng ban đầu gồm 11 biến độc lập, biểu hiện mức độ tác động của các yếu tố lên quyết định tham gia đóng góp của hộ gia đình vào chương trình XDNTM tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

Sau khi thực hiện phép kiểm định đa cộng tuyến bằng ma trận tương quan giữa các biến, nghiên cứu đã chỉ ra các biến GIOITINH và DATSX có hệ số tương quan khá cao, lớn hơn 0,8, do vậy 2 biến này được loại khỏi mơ hình ước lượng ban đầu.

Mơ hình nghiên cứu được ước lượng với 9 biến còn lại, kết quả phân tích ma trận tương quan giữa các biến, nghiên cứu đã chỉ ra rằng các biến trong mơ hình đều có hệ số tương quan thấp (< 0,6), điều này cho phép kết luận mơ hình đề xuất là khá phù hợp và cho phép tiến hành nghiên cứu (Đinh Phi Hổ, 2015).

Bảng 4.6. Ma trận tương quan giữa các biến độc lập

TUOI TDHOCVAN NKHAU THUNHAP NTGOP DOANHOI LOIICH LONGTIN TTINMB

TUOI 1 TDHOCVAN 0,3827 1 NKHAU 0,0963 0,4264 1 THUNHAP 0,2318 0,2783 0,3307 1 NTGOP 0,0216 0,0615 0,1429 0,2686 1 DOANHOI 0,0859 0,3158 0,2149 0,1025 0,1762 1 LOIICH 0,1572 0,2149 0,0782 0,2563 0,0478 0,3146 1 LONGTIN 0,2165 0,0434 0,4064 0,3180 0,1974 0,2913 0,3471 1 TTINMB 0,4017 0,0976 0,3923 0,0296 0,2507 0,4061 0,1218 0,2142 1

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích định lượng, 2015

Các thơng tin về kết quả ước lượng mơ hình hồi quy Probit ở Bảng 4.7 cho biết mơ hình phân tích phù hợp và có ý nghĩa trong nghiên cứu. Hệ số xác định Pseudo R2 của mơ hình bằng 0,6586, có nghĩa là 65,86% ý nghĩa của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập có trong mơ hình. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng xác suất dự báo đúng của mơ hình là 89,45% nên có thể đánh giá rằng khả năng dự báo mức độ chính xác của mơ hình là tương đối cao.

Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy xác suất Probit thu được ở Bảng 4.7 cho thấy, các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê khác 0 tại các mức ý nghĩa khác nhau từ 1% đến 10%, và dấu của các hệ số ước lượng trong mơ hình hồn tồn phù hợp với lý thuyết kinh tế, ngoài trừ các biến GIOITINH, DATSX là khơng có ý nghĩa thống kê. Để thấy rõ hơn mức độ ảnh hưởng của từng biến giải thích đối với mỗi biến độc lập chúng ta lần lượt xem xét từng biến cụ thể:

Biến có ý nghĩa giải thích đầu tiên trong mơ hình nghiên cứu là biến TUOI của chủ hộ, biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và dấu kỳ vọng âm, có tác động

ngược chiều đến khả năng tham gia đóng góp XDNTM. Theo điều tra thống kê cho thấy chủ hộ càng cao tuổi thì khả năng tham gia CTXDNTM của họ bị hạn chế, vì phần lớn những đối tượng lớn tuổi, sức khỏe không đảm và hạn chế nguồn lực để duy trì và đóng góp vào các XDNTM tại địa phương. Kết quả phân tích đã chỉ ra rằng, bình qn nếu các chủ hộ lớn hơn 1 tuổi thì khả năng tham gia đóng góp vào chương trình XDNTM của họ giảm đi 0,0426 lần so với những chủ hộ trẻ tuổi hơn trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi.

Bảng 4.7. Kết quả phân tích mơ hình hồi quy Probit

Biến độc lập Hệ số ước lượng Tác động biên Giá trị P- value HẰNG SỐ - 5,8153*** - 0,000 GIOITINH 0,0592ns 0,0095 0,980 TUOI - 0,0164** - 0,0426 0,029 TDHOCVAN 0,2349*** 0,1854 0,000 NKHAU - 0,0831* - 0,0631 0,074 DATSX - 0,0882ns - 0,0548 0,463 THUNHAP 0,9564** 0,1195 0,035 NTGOP 0,3817* 0,0714 0,061 DOANHOI 1,2373*** 0,0489 0,004 LOIICH 0,9751** 0,2105 0,018 LONGTIN 0,0244* 0,0963 0,057 TTINMB 0,3594*** 0,1479 0,000 Số quan sát (n) 150

Giá trị kiểm định Chi bình phương 2

( ) 91,27

Giá trị kiểm định của mơ hình (Prob > Chi2) 0,000

Giá trị Log của hàm gần đúng - 97,681731

Xác suất dự báo đúng (%) 89,45

Hệ số xác định R2 (Pseudo R2) 0,6586

(Ghi chú: ns: khơng có ý nghĩa thống kê; ***, **, *: các mức ý nghĩa thống kê 1%, 5%, 10%)

Xét biến có ý nghĩa tiếp theo là biến trình độ văn hóa của chủ hộ (TDVANHOA), biến này có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tham gia đóng góp XDNTM, do hệ số tác động biên của biến TDHOCVAN có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê cao ở mức 1%. Qua khảo sát thực tế cho thấy, thông thường chủ hộ có số năm đi học trung bình càng cao thì khả năng nhận thức về trách nhiệm XDNTM tại địa phương có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn, phát triển kinh tế đối với các hộ gia đình. Kết quả phân tích đã chỉ ra, số năm đi học bình qn của chủ hộ nếu tăng thêm 1 lớp thì khả năng tham gia đóng góp XDNTM tại địa phương đối với họ tăng thêm 18,54% trong điều kiện cố định các yếu tố khác.

NKHAU là biến thể hiện số thành viên hay số người đang sống trong gia đình của hộ, với hệ số hồi quy của biến này mang dấu kỳ vọng âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 10% cho thấy, số nhân khẩu trong hộ càng lớn thông thường sẽ tạo áp lực về việc làm tạo và thu nhập đối với hộ, và có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tham gia đóng góp ngày cơng lao động, tiền mặt trong CTXDNTM. Kết quả phân tích mơ hình cũng đã chỉ ra, số nhân khẩu bình quân trong hộ nếu tăng thêm 1 người khi các yếu tố khác không thay đổi, thì khả năng tham gia đóng góp đối với CTXDNTM của lao động trong hộ gia đình đó giảm đi 0,0631 lần.

Thu nhập bình quân của gia đình thể hiện ở biến THUNHAP. Kết quả ước lượng cho thấy, hệ số hồi quy của biến này có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê cao ở mức 5%, điều này có nghĩa là thu nhập bình quân đầu người của gia đình càng cao thì khả năng đóng góp của họ vào chương trình XDNTM càng lớn và ngược lại. Trong điều kiện cố định các yếu tố khác, khi thu nhập bình quân của hộ tăng lên 1 triệu đồng/năm thì khả năng tham gia đóng góp của hộ đối với CTXDNTM tăng 11,95%.

NTGOP là biến người thân trong gia đình hộ tham gia đóng góp CTXDNTM, biến này có ảnh hưởng lớn đến đến hiệu quả XDNTM. Thông thường người thân trong gia đình hộ ủng hộ cho các cơng trình NTM thì khả năng đóng góp của hộ sẽ

tăng cao và hiệu quả về khả năng đóng góp về tiền mặt, cơng sức cũng như tài sản cho XDNTM tại địa phương càng lớn và ngược lại. Kết quả phân tích cho thấy, hệ số tác động biên của biến NTGOP mang dấu dương tại mức ý nghĩa thống kê 10% cho phép kết luận rằng bình quân nếu được người thân của gia đình hộ hưởng ứng tích cực cho việc XDNTM thì mức độ đóng góp cho chương trình này tăng lên 0,0714 lần trong điều kiện cố định các yếu tố khác.

Biến DOANHOI có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê cao ở mức 1%, cho thấy nếu thành viên trong hộ gia đình có tham gia sinh hoạt ở các tổ chức Đồn, hội tại địa phương thì dễ dàng chủ động hơn trong việc nắm bắt các thông tin cần thiết đến CTXDNTM. Bởi vì, thành viên của các tổ chức này là người trực tiếp tuyên truyền, vận động người dân tham gia đóng góp XDNTM. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, bình qn nếu hộ gia đình có 1 thành viên tham gia vào các tổ chức Đồn, hội thì khả năng đóng góp của hộ gia đình đối với CTXDNTM tại địa phương tăng lên 4,89% trong điều kiện các yếu tố khác.

Nghiên cứu đã chỉ ra biến LOIICH của hộ gia đình khi tham gia XDNTM có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và hệ số hồi quy mang dấu dương. Việc quyết định tham gia của người dân vào chương trình XDNTM bị tác động bởi nhiều yếu tố nội tại trong hộ gia đình và cộng động chi phối, song nhận thức trước mắt của người dân là luôn kỳ vọng vào các cơng trình do họ đóng góp tạo ra được lợi ích thiết thực đối với họ. Thơng thường lợi ích tạo ra tỷ lệ thuận với khả năng đóng góp của người dân đối với các cơng trình NTM. Kết quả phân tích cho thấy, bình qn cứ 1 cơng trình NTM đem lại lợi ích cho các hộ gia đình thì mức độ khuyến khích tham gia đóng góp XDNTM của người dân tăng lên là 0,2105 lần trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Biến LONGTIN của hộ gia đình đối với các cấp chính quyền địa phương. Kết quả ước lượng của mơ hình cho thấy, biến LONGTIN có tác động dương và có ý nghĩa thống kê cao, ở mức 10%, cho phép kết luận rằng nếu chính quyền địa phương thực sự có năng lực, uy tín và biết quan tâm, chia sẻ,…và làm tốt vai trị của mình đối với mơ hình XDNTM thì sẽ tạo dựng được lòng tin đối với nhân dân, dễ thu hút

người dân đồng tình, hưởng ứng tích cực chủ động tham gia nhiều hơn vào các dự án, chương trình XDNTM tại địa phương. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, bình qn nếu 1 hộ gia đình có lịng tin, tin tưởng vào các cấp lãnh đạo về hướng dẫn, vận động thực hiện CTXDNTM thì khả năng thu hút người dân tham gia đóng góp XDNTM tăng lên 9,63%. Điều này cho thấy, thực tế hiệu quả của các chính sách thu hút người dân tham gia góp sức, góp vốn vào chương trình XDNTM đã và đang thực hiện khá tốt tại huyện Vân Canh trong những năm qua.

TTINMB là biến thơng tin minh bạch, biến này có hệ số hồi quy mang dấu dương và có mức ý nghĩa thống kê 10%. Tính minh bạch thơng tin trong XDNTM cho phép những người sử dụng thơng tin đó đánh giá về tính hiệu quả của các hoạt động diễn ra trong chương trình XDNTM. Kết quả phân tích đã chỉ ra, bình qn nếu 1 hộ gia đình tiếp cận thơng tin đáng tin cậy thì khả năng đóng góp đối với họ vào các chương trình XDNTM tại địa phương tăng lên 0,1479 lần trong điều kiện cố định các yếu tố khác.

Trong các hình thức tiếp cận thơng tin của người dân thì việc thảo luận qua hình thức tiếp xúc cử tri, các cuộc họp dân trực tiếp và họp tổ người dân tự quản giúp cho người dân có cơ hội tìm hiểu sâu hơn, từ đó nâng cao hiểu biết về các hoạt động cụ thể của CTXDNTM. Các cuộc họp giúp tạo ra thông tin hai chiều về một số hoạt động cụ thể như: xây dựng cơ sở hạ tầng, cấp nước, nhà ở, phát triển sản xuất,... Ngồi ra, trao đổi thơng tin bằng cách chính quyền địa phương cần đến từng hộ để phổ biến và vận động thực hiện tiêu chí cũng được sử dụng đối với một số trường hợp cần thiết, giúp cho người dân hiểu biết và quan tâm hơn đến CTXDNTM tại địa phương.

Tóm tắt chương

Chương 4 trình bày tổng quan về đặc điểm địa bàn nghiên cứu và đánh giá sự tham gia của người dân đối với chương trình, thể hiện qua hình thức đóng góp, sự hiểu biết đến NTM, cũng như nhận thức của người dân về XDNTM tại địa phương.

Kết quả phân tích mơ hình hồi quy probit trong nghiên cứu đã chỉ ra có khá nhiều yếu tố tác động đến quyết định tham gia đóng góp của hộ gia đình vào chương trình XDNTM tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định; trong đó 3 yếu tố LOIICH, TDHOCVAN, TTINMB có tác động lớn nhất, và 2 yếu tố TUOI, NKHAU có tác động ngược chiều tại các mức ý nghĩa khác nhau; riêng các yếu tố GIOITINH, DATSX khơng có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến sự tham gia đóng góp của hộ gia đình vào chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)