Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ HOÀNH
4.2.9. Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.2.9.1. Ảnh hưởng của các nhân tố
Từ bảng 4.20, phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến biến động tiến độ hoàn thành dự án như sau:
Y = 132,284 – 0,688F1 – 0,065F2 – 0,002F3 – 0,003F4 – 0,154F5 – 0,043F6 + Theo trên, Nhân tố F1 - Năng lực của Chủ đầu tư có hệ số hồi quy -0,688;
Nhân tố F2 - Chính sách liên quan đến dự án có hệ số hồi quy -0,065; Nhân tố F3 - Thơng tin quản lý và điều kiện tự nhiên có hệ số hồi quy -0,002; Nhân tố F4 - Thẩm quyền chủ đầu tư phê duyệt đầu tư, thiết kế, dự tốn có hệ số hồi quy -0,003; Nhân tố F5 - Năng lực của nhà thầu chính có hệ số hồi quy -0,154; Nhân tố F6 - Năng lực của đơn vị tư vấn có hệ số hồi quy -0,043.
Hệ số từ mơ hình hồi quy thể hiện mức độ ảnh hưởng riêng của từng nhân tố đến biến động tiến độ hoàn thành dự án, các nhóm yếu tố từ F1 đến F6 đều mang dấu âm, nghĩa là khi các nhóm nhân tố ảnh hưởng được cải thiện thì biến động tiến độ hồn thành dự án giảm, tức là tiến độ hoàn thành của dự án được rút ngắn lại, giá trị tuyệt đối của hệ số càng cao thì mức độ ảnh hưởng càng mạnh. Từ đó có thể thấy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến biến động tiến độ hoàn thành dự án xếp theo thứ tự từ mạnh đến yếu là: F1 - Năng lực của Chủ đầu tư; F5 - Năng lực của nhà thầu chính; F2 - Chính sách liên quan đến dự án; F6 - Năng lực của đơn vị tư vấn; F4 - Thẩm quyền chủ đầu tư phê duyệt đầu tư, thiết kế, dự tốn; F3 - Thơng tin quản lý và điều kiện tự nhiên;
Ngoài ra, nếu dự án thực hiện ở ngân sách cấp Trung ương - tỉnh sẽ chậm tiến độ so với kế hoạch nhiều hơn các dự án thực hiện ở ngân sách cấp huyện và cấp xã trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Nhóm nhân tố về nguồn vốn không ảnh hưởng đến biến động tiến độ hoàn thành dự án, điều này có sự khác biệt với nghiên cứu của Olusegun và cộng sự (1998) hay Belassi và Tukel (1996) nhưng lại phù hợp thực tế tại Việt Nam. Theo Cao Hào Thi (2006) và Châu Ngô Anh Nhân (2011) thì chi phí khơng là nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của các dự án đầu tư công tại Việt Nam, trong khi đây là yếu tố rất quan trọng đối với đầu tư tư nhân.
4.2.9.2. Ảnh hưởng của từng yếu tố trong nhân tố
Mức độ quan trọng của từng yếu tố trong nhân tố được đánh giá thông qua hệ số tải nhân tố (factor loading) trong kết quả phân tích EFA, hệ số tải nhân tố càng lớn thì vai trị của yếu tố đó trong nhân tố càng quan trọng. Kết quả phân tích EFA
tại bảng 4.16 cho thấy:
Đối với nhân tố F1 - Năng lực của Chủ đầu tư thì yếu tố khả năng am hiểu pháp luật xây dựng có mức độ quan trọng nhất (0,782); tiếp theo lần lượt là yếu tố Khả năng phối hợp thực hiện hợp đồng (0,772), khả năng giải quyết rắc rối (0,763), khả năng am hiểu chuyên môn kỹ thuật (0,753), khả năng nhận thức vai trò trách nhiệm (0,746), khả năng báo cáo thống kê (0,738) và cuối cùng là khả năng ra quyết định theo thẩm quyền (0,710).
Đối với nhân tố F2 - Chính sách liên quan đến dự án thì chính sách đấu thầu có mức độ quan trọng nhất (0,785); tiếp theo lần lượt là chính sách tiền lương (0,782), chính sách quản lý hợp đồng (0,741), chính sách đền bù giải phóng mặt bằng với (0,722) và chính sách đầu tư xây dựng (0,595).
Đối với nhân tố F3 - Thông tin quản lý và điều kiện tự nhiên thì yếu tố trượt giá vật liệu xây dựng có mức độ quan trọng nhất (0,879); tiếp theo lần lượt là thời tiết thay đổi (0,872), thông tin địa chất (0,694), thông tin quy hoạch khu vực dự án (0,610), cuối cùng là thông tin địa chất khu vực dự án (0,558).
Đối với nhân tố F4 - Thẩm quyền chủ đầu tư phê duyệt đầu tư, thiết kế, dự toán thì yếu tố thẩm quyền của chủ đầu tư phê duyệt thiết kế, dự toán có mức độ quan trọng nhất (0,901), tiếp theo là yếu tố thẩm quyền của chủ đầu tư phê duyệt điều chỉnh thiết kế (0,897), cuối cùng là thẩm quyền của Chủ đầu tư phê duyệt đầu tư (0,692).
Đối với nhân tố F5 - Năng lực của các Nhà thầu chính thì tài chính của nhà thầu chính là yếu tố quan trọng nhất (0,850), tiếp theo là yếu tố thiết bị của Nhà thầu chính (0,842), cuối cùng là nhân lực của nhà thầu chính (0,677).
Đối với nhân tố F6 - Năng lực của các đơn vị tư vấn thì yếu tố năng lực của đơn vị tư vấn giám sát có mức độ quan trọng nhất (0,771). Tiếp theo là tư vấn thiết kế với hệ số 0,748, cuối cùng là năng lực cá nhân tư vấn quản lý dự án (0,728).
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4 trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu: (1) Công tác QLDA tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Hòn Đất hiện nay như thế nào? Và (2) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang?
Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác QLDA đã thực hiện tốt giai đoạn thực hiện đầu tư, tuy nhiên các giai đoạn như xác định dự án, chuẩn bị và phê duyệt dự án, đánh giá sau đầu tư thực hiện chưa tốt, cần phải cải thiện nhiều hơn. Có 6 nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Hòn Đất gồm: Năng lực của Chủ đầu tư; Nhân tố về Năng lực của Nhà thầu chính; Chính sách liên quan đến dự án; Năng lực của đơn vị tư vấn; Thẩm quyền chủ đầu tư phê duyệt đầu tư, thiết kế, dự tốn; Thơng tin quản lý và điều kiện tự nhiên.