Nguồn: Chính phủ (2015)
2.1.8.4. Tự thực hiện
Chủ đầu tư nếu có đủ năng lực hoạt động sản xuất, xây dựng, quản lý phù hợp với yêu cầu thực hiện dự án thì được áp dụng hình thức tự thực hiện dự án. Hình thức này áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn của chính chủ đầu tư gồm vốn tự có, vốn tự vay tự trả khơng có bảo lãnh của Nhà nước, vốn huy động từ các nguồn khác và các công việc duy tu bảo dưỡng thường xun các cơng trình xây dựng, các thiết bị sản xuất, các cơng việc chăm sóc cây trồng hằng năm…
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài 2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Liên quan đến các tiêu chí đánh giá sự thành công của dự án có nhiều quan điểm khác nhau tùy vào cách đánh giá và lựa chọn loại dự án của nhà nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Cao Hào Thi (2006) đã tổng quan các nghiên cứu trước và cho thấy những tiêu chí này có thể là “q trình thực hiện, giá trị nhận thức của dự án và sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm cuối cùng” hay “năm trong bảy tiêu chí chính đo lường sự thành cơng dự án thường xuyên được sử dụng là hiệu suất kỹ thuật, hiệu quả thực hiện, những tác động đến nhà quản lý và tổ chức (chủ yếu là sự hài lòng khách hàng), sự phát triển cá nhân, năng lực của tổ chức và hiệu suất kinh doanh” (Freeman và Beale, 1992) hay “sự thành công dự án được định nghĩa là hoàn thành một hoạt động trong sự ràng buộc về thời gian, chi phí và hiệu suất” (Kerner H., 2001).
Liên quan các nhân tố tác động đến sự thành công của dự án, Belassi và Tukel (1996) đã tổng hợp 7 danh sách về các nhân tố tác động đến sự thành công của dự án từ các nghiên cứu trước.Ngoài ra, cịn có các yếu tố không liên quan đến nhà QLDA và tổ chức nhưng cũng có ảnh hưởng đến sự thành cơng dự án, đó là các yếu tố về đặc trưng dự án, thành viên tham gia và mơi trường bên ngồi dự án (Cao Hào Thi, 2006). Belassi và Tukel (1996) đã nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành
công dự án vào 04 phạm vi: dự án, nhà QLDA và thành viên tham gia, tổ chức và môi trường bên ngồi, đồng thời giải thích các mối quan hệ qua lại giữa các nhóm yếu tố.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thành cơng của dự án cũng có thể thay đổi tùy theo từng giai đoạn của vòng đời dự án (Pinto & Prescott, 1988). Mối quan hệ giữa các yếu tố thành công của dự án và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án sau đó được Westerveld (2002) mô tả cụ thể hơn bằng việc tổng hợp các yếu tố thành công của dự án và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án từ các nghiên cứu trước, sau đó phát triển nên mơ hình dự án xuất sắc (Project Excellence Model) trên cơ sở mơ hình của Quỹ quản lý chất lượng Châu Âu EFQM (European Foundation of Quality Management).
Westerveld (2002) cho rằng khơng có một tiêu chuẩn thống nhất để xác định một dự án thành công và các tiêu chí quyết định sự thành cơng của dự án, điều này còn tùy thuộc vào đặc trưng của từng dự án, từ đó đề xuất mơ hình linh hoạt hơn để xem xét mối quan hệ trực tiếp giữa các yếu tố quyết định sự thành công dự án đến các yếu tố của một dự án thành cơng bao gồm cả mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố và ảnh hưởng của đặc trưng dự án lên các mối quan hệ.
Nghiên cứu của Shen và cộng sự (2001) cho thấy, các dự án thường khơng hồn thành đúng hạn như trong hợp đồng đã ký kết. Vấn đề chậm trễ tiến độ xảy ra ở hầu hết các dự án xây dựng. Nghiên cứu của Bromolow (1974), ở Úc chỉ có 1/8 các dự án thực hiện sớm tiến độ và có đến 40% vượt tiến độ cho phép. Nghiên cứu của Sambasivan and Yau (2007), ở Malaysia trong năm 2005 có 17,3% trong tổng số 417 dự án của chính phủ nước này trễ tiến độ hơn 3 tháng hoặc thực hiện dở dang.
Theo Arditi và cộng sự (1985), thì sự chậm trễ của các dự án xây dựng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng có thể làm chậm sự phát triển của ngành cơng nghiệp xây dựng nói riêng và ảnh hưởng đến hầu hết các ngành kinh tế khác.
nhân lớn nhất làm tăng thêm chi phí và giảm lợi nhuận hoặc các yếu tố lợi ích khác của dự án. Nghiên cứu của Frimpong và Oluwoye (2003) chỉ ra rằng yếu tố tài chính là một trong những nguyên nhân chính gây chậm trễ tiến độ.
Anand Rajaram và cộng sự (năm 2010) cung cấp một cách tiếp cận thực tế và khách quan để đánh giá hệ thống quản lý đầu tư. Các tác giả mơ tả những u cầu phải có của một hệ thống quản lý đầu tư tốt trong tất cả các giai đoạn của chu trình dự án bao gồm: chỉ dẫn đầu tư và sàng lọc sơ bộ, thẩm định dự án, thẩm định độc lập, lựa chọn dự án và ngân sách, thực hiện dự án, điều chỉnh dự án, vận hành và đánh giá. Đồng thời, gợi ý những câu hỏi chẩn đoán để ước lượng hiệu quả đầu tư công.
Era Dabla - Norris và cộng sự (2011) xây dựng chỉ số hỗn hợp để đánh giá hiệu quả của đầu tư công trong tất cả các giai đoạn của chu trình đầu tư bao gồm: chỉ dẫn mục tiêu và thẩm định dự án; lựa chọn dự án và ngân sách; thực hiện và quản lý dự án; và đánh giá và kiểm toán thay cho phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư công dựa trên những chỉ tiêu vật chất như: tỷ lệ phần trăm đường trong điều kiện tốt, tỷ lệ thất thoát điện năng,… Era Dabla - Norris và cộng sự (2011) đã xây dựng 17 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm để đánh giá các chỉ số thành phần trong các giai đoạn của chu trình dự án, bao gồm: chỉ dẫn mục tiêu đầu tư và thẩm định dự án; lựa chọn dự án và ngân sách; thực hiện dự án; đánh giá và kiểm toán. Phương pháp cho điểm với thang điểm từ 0 đến 4 đã được sử dụng, với điểm càng cao thì thực hành quản lý đầu tư công càng tốt. Điểm số của từng chỉ số thành phần và chỉ số hỗn hợp được tính tốn bằng 2 phương pháp: bình qn giản đơn và bình qn có trọng số. Cả hai phương pháp đều cho kết quả gần tương đương nhau.
2.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Cao Hào Thi (2006) đã xây dựng mơ hình nghiên cứu đối với 239 dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam và khẳng định các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới sự thành cơng dự án là năng lực nhà quản lý dự án, năng lực các thành viên tham gia và mơi trường bên ngồi với mức độ tác động bị ảnh hưởng bởi đặc trưng dự án là giai
đoạn hoàn thành và thực hiện trong vòng đời dự án.
Nguyễn Quý Nguyên & Cao Hào Thi (2010) qua phân tích 150 dự án xây dựng dân dụng khu vực phía Nam đã kết luận có 4 nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến sự thành công dự án là sự hỗ trợ từ tổ chức kết hợp năng lực điều hành của nhà quản lý dự án, năng lực các thành viên tham gia, môi trường bên ngoài, năng lực nhà quản lý dự án và nhân tố gián tiếp là đặc điểm chủ đầu tư và ngân sách dự án.
Lưu Minh Hiệp (2009) qua nghiên cứu 100 dự án trên địa bàn TP.HCM cho thấy các yếu tố chính sách, kinh tế/tài chính, điều kiện tự nhiên, tình trạng trộm cắp/tội phạm đã ảnh hưởng đến rủi ro của dự án (bao gồm tiến độ và chi phí), tác động của các nhóm yếu tố đến biến phụ thuộc mạnh hay yếu trong tương quan với đặc trưng dự án chỉ có ý nghĩa đối với các dự án lớn (trên 10 triệu USD).
Nguyễn Thị Minh Tâm (2009) qua phân tích 216 dự án xây dựng tại TP.HCM phản ánh có 6 nhân tố ảnh hưởng đến biến động chi phí dự án là năng lực bên thực hiện, năng lực bên hoạch định dự án, sự gian lận và thất thốt, kinh tế, chính sách và tự nhiên.
Mai Xuân Việt và Lương Đức Long (2012) khảo sát 200 dự án xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 2005 - 2010 để xác định các yếu tố liên quan đến tài chính gây chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng. Kết quả phân tích cho thấy mức độ tác động của 4 nhóm nhân tố liên quan đến tài chính gây chậm trễ tiến độ là nhân tố về thanh toán trễ hạn, nhân tố về quản lý dòng ngân lưu dự án kém, nhân tố về tính khơng ổn định của thị trường tài chính, nhân tố về thiếu nguồn tài chính và tổng mức đầu tư có ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ. Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã khẳng định mối quan hệ giữa 4 nhân tố trên với chậm trễ tiến độ với các giả thuyết được ủng hộ ở mức ý nghĩa 5%. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhóm yếu tố thanh tốn trễ hạn có ảnh hưởng mạnh nhất đến chậm trễ tiến độ, tiếp theo là nhóm yếu tố về quản lý dòng ngân lưu dự án kém, nhóm yếu tố về tính khơng ổn định của thị trường tài chính, nhóm yếu tố về thiếu nguồn tài chính.
dự án thuộc tất cả các loại cơng trình đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN tại tỉnh Khánh Hòa. Kết quả phân tích nhân tố đã rút gọn tập hợp 30 yếu tố thành 8 nhóm nhân tố đại diện, trong đó 7/8 nhóm yếu tố trên (trừ nguồn vốn) có quan hệ nghịch biến với biến động tiến độ hoàn thành dự án, xếp theo mức độ ảnh hưởng từ mạnh đến yếu là: Nhóm yếu tố mơi trường bên ngồi; Chính sách; Hệ thống thông tin quản lý; Năng lực nhà thầu chính, Năng lực chủ đầu tư; Phân cấp thẩm quyền cho chủ đầu tư và Năng lực nhà tư vấn.Các giả thuyết được ủng hộ với mức ý nghĩa 1%.
2.3. TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bày tổng quan về dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư; Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư. Đồng thời, lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài để làm cơ sở cho phương pháp nghiên cứu ở chương 3.
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Hòn Đất là một trong 4 huyện nằm trong vùng tứ giác long xuyên, là huyện nằm trên Quốc lộ 80. Hòn Đất nằm cách trung tâm thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang trên 30 km; phía đơng giáp thành phố Rạch Giá, phía tây giáp huyện Kiên Lương. Phía nam giáp biển, phía bắc giáp huyện Tri Tơn, tỉnh An Giang (hình 3.1).
Hình 3.1: Vị trí huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Nguồn: UBND tỉnh Kiên Giang (2010)
Hịn Đất là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất của tỉnh Kiên Giang với diện tích tự nhiên 103.956 ha. Trong đó, đất nơng nghiệp 95.343 ha, riêng đất trồng lúa 81.182 ha; đất trồng cây hàng năm khác 591 ha; đất ở 1.718 ha; đất chuyên dùng 3.752 ha. Năm 2016 tổng dân số của huyện có 161.575 người, trong đó: thành thị 29.141 người, nông thôn 132.434 người; lưc lượng lao động (từ 15 tuổi trở lên) có 95.652 người, trong đó: nam 52.180 người, nữ 43.472 người (Cục Thống kê tỉnh
Kiên Giang, 2017).
Hịn Đất có 14 đơn vị hành chính như: Xã Bình Giang, Bình Sơn, Lình Huỳnh, Thổ Sơn, Nam Thái Sơn, Mỹ Thái, Sơn Bình, Mỹ Hiệp Sơn, Nam Thái Sơn, Mỹ Phước, Mỹ Lâm, Sơn Kiên, thị trấn Hịn Đất và thị trấn Sóc Sơn. Huyện có địa hình đồng bằng với hệ thống kênh rạch chằng chịt và bị kênh Rạch Giá - Hà Tiên chia thành 2 vùng Đơng Bắc và Tây Nam.
Huyện Hịn Đất nằm trong vùng ngập lũ của tỉnh Kiên Giang, An Giang, hằng năm thường xuyên bị ngập lũ chi phối từ tháng 9 đến tháng 11 nên đất ln có được lượng phù sa bồi đắp. Hịn Đất đã xây dựng được một hệ thống kênh thủy lợi gồm: Phía Đơng Bắc có 12 tuyến kênh trục (Kênh T5, T6, Tám Ngàn, H9, KT1, KT2, KT3 Nam Thái Sơn, Mỹ Thái, Sóc Xồi, Mỹ Phước) Phía Đông Bắc với 15 tuyến kênh trục (Kênh T5, T6, Vàm Rầy, 282, 283, 285, 286, Lình Huỳnh, Số 9, Kiên Bình, Vàm Răng, số 2, số 3, số 4, số 5) kết hợp với các tuyến kênh ngang thành ô bàn cờ và hệ thống 15 cống ngăn mặn chạy dọc theo trên 40 km bờ biển. Trên 97% các tuyến đê kênh trục - đê kênh ngang được nâng cấp cao hơn đỉnh lũ năm 2000, trong đó có 52% phát triển thành đường giao thơng nơng thơn (UBND huyện Hòn Đất, 2016).
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng cao 51,82%, thương mại - dịch vụ 38,44%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 9,74%. Kinh tế phát triển khá, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 12,57% (Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang, 2017).
Lĩnh vực nông nghiệp vẫn là mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện, nên nông nghiệp tiếp tục giữ vững tăng trưởng và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Bình quân hành năm tăng 7,2% và phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, cơ giới hóa trong sản xuất cơ bản đạt yêu cầu, áp dụng cơ bản tốt tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển thủy lợi và liên kết hợp tác sản xuất đã tạo sự chuyển biến tích cực về năng suất, sản lượng và giảm chi
phí… Năm 2016, lĩnh vực nơng nghiệp GDP đạt 589,941 tỷ đồng, trong đó trồng trọt đạt 445,32 tỷ đồng, chăn ni thủy sản đạt 144,62 tỷ đồng (UBND huyện Hòn Đất, 2017).
3.2. GIẢ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động tiến độ hồn thành dự án
3.2.1.1. Nhóm yếu tố về mơi trường bên ngồi
Trong nghiên cứu này, nhóm yếu tố về mơi trường bên ngồi bao gồm các yếu tố ngồi tầm kiểm sốt của các bên tham gia dự án là các yếu tố về kinh tế và tự nhiên.
Yếu tố về kinh tế: Theo BS 6079-3 (2000) nhóm yếu tố về kinh tế ảnh hưởng đến rủi ro trong quá trình thực hiện dự án bao gồm: sự biến động tỷ giá, tính khơng bền vững của lãi suất, lạm phát, sự thiếu hụt nguồn vốn và thất bại trong việc đạt mục tiêu tổng doanh thu. Theo Patrick và cộng sự (1996) nhóm yếu tố kinh tế tác động đến dự án gồm: chính sách tiền tệ, thuế, lạm phát, lãi suất và tỷ giá. Tuy nhiên, đối với các dự án đầu tư bằng NSNN ở Việt Nam, nguồn vốn thực hiện được ngân sách bố trí hàng năm, chủ đầu tư khơng phải vay vốn. Vì vậy, yếu tố lãi suất, mục tiêu doanh số chỉ có ý nghĩa đối với năng lực tài chính của nhà thầu. Các dự án từ ngân sách của địa phương ít sử dụng thiết bị nhập khẩu nên yếu tố tỷ giá cũng sẽ không ảnh hưởng. Lạm phát và trượt giá vật liệu xây dựng là một vì khi lạm phát tăng/giảm sẽ làm giá vật liệu xây dựng tăng/giảm theo, do đó yếu tố kinh tế duy nhất còn lại là trượt giá vật liệu xây dựng.
Yếu tố về tự nhiên: Đối với các dự án xây dựng, yếu tố tự nhiên có thể ảnh hưởng là thời tiết khu vực thực hiện dự án, các thiên tai như bão lớn/lũ/động đất/sóng thần (BS 6079-3, 2000). Ngồi ra, theo Nguyễn Thị Minh Tâm (2009) thì yếu tố địa chất cơng trình cũng là một yếu tố tự nhiên có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án vì việc điều chỉnh thiết kế, xử lý nền móng tại hiện trường sẽ mất nhiều thời gian khi địa chất thay đổi đột biến so với kết quả khảo sát. Do đó, các yếu tố tự nhiên sẽ bao gồm 2 yếu tố đại diện là thời tiết tại cơng trình và địa chất tại