Chu trình dự án sử dụng các nguồn vốn trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến tiến độ hoàn thành dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện hòn đất, tỉnh kiên giang (Trang 25 - 29)

Nguồn: Chính phủ (2015)

2.1.5. Quản lý dự án đầu tư

2.1.5.1. Khái niệm quản lý dự án đầu tư

Quản trị dự án (Project Management) là quá trình lập kế hoạch, theo dõi và kiểm soát tất cả những vấn đề của một dự án và điều hành mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách đã được duyệt với các chi phí, chất lượng và khả năng thực hiện chuyên biệt. Nói cách khác quản trị dự án là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động

của quản lý vào suốt vòng đời của dự án để thực hiện được mục tiêu đề ra.

Theo Viện quản lý dự án (PMI), “Quản lý dự án là ứng dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động dự án để thỏa mãn các yêu cầu của dự án”. Theo Từ Quang Phương (2005) thì QLDA là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.

2.1.5.2. Sự cần thiết của công tác quản lý dự án

Mỗi dự án được xây dựng nhằm thực hiện những mục tiêu xác định trong khuôn khổ nguồn lực cho trước. Để thực hiện dự án cần có sự phối hợp hoạt động của rất nhiều các đối tượng có liên quan đến dự án như chủ đầu tư, thà thầu, tư vấn, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, …

Cơng tác quản lý dự án hợp lý và khoa học sẽ giúp chủ đầu tư đạt được các mục tiêu đã định của dự án với hao tổn nguồn lực ít hơn dự kiến, có thể là trong thời gian ngắn hơn với chi phí thấp hơn, từ đó làm tăng hiệu quả đầu tư vốn của xã hội; hoặc là, cùng các điều kiện về thời gian, chi phí, nhân lực đã giới hạn, công tác quản lý tốt cho phép nâng cao chất lượng dự án.

Ngược lại, nếu công tác quản lý dự án được thực hiện thiếu khoa học, dự án có thể phải tốn nhiều nguồn lực hơn để hoàn thành hoặc hoàn thành với chất lượng khơng đảm bảo, gây nhiều thất thốt lãng phí cho xã hội và có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng, nhất là với các dự án xây dựng cơng trình cơng cộng quy mơ lớn được thực hiện bởi nguồn vốn của Nhà nước.

Chính vì vậy, hồn thiện cơng tác quản lý dự án luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng của mọi đối tượng liên quan đến dự án.

2.1.6. Các lĩnh vực quản lý dự án đầu tư

2.1.6.1. Quản lý thời gian và tiến độ dự án

mục tiêu quan trọng nhất của quản lý dự án xây dựng.

Công việc quản lý thời gian và tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải trả lời được các câu hỏi chủ yếu sau: Cần bao nhiêu thời gian để thực hiện hoàn thành toàn bộ dự án?; Khi nào bắt đầu? Khi nào kết thúc mỗi công việc thuộc dự án?; Cần tập trung chỉ đạo những công việc nào (công việc được ưu tiên thực hiện) để đảm bảo thực hiện hoàn thành đúng hạn dự án như đã hoạch định?; Những cơng việc nào có thể kéo dài và có thể kéo dài bao lâu mà vẫn không làm chậm tiến độ thực hiện dự án?; Có thể rút ngắn tiến độ thực hiện dự án được khơng? Nếu có thì có thể rút ngắn thời gian thực hiện những công việc nào và thời gian rút ngắn là bao lâu?

Đối với các dự án đầu tư xây dựng, cơng tác quản lý thời gian và tiến độ có vai trị hết sức quan trọng, nhất là trong trường hợp có yêu cầu khắt khe về thời gian hoàn thành dự án. Quản lý tiến độ là cơ sở cho việc quản lý chi phí và nguồn lực, cũng là căn cứ để phối kết hợp các bên có liên quan trong việc tổ chức thực hiện dự án.

2.1.6.2. Quản lý chi phí dự án

Quản lý chi phí dự án đầu tư là tập hợp các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện hoàn thành dự án xây dựng trong phạm vi ngân sách đã được hoạch định từ trước. Tổng chi phí của dự án bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và những khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng.

Thực tiễn quản lý cho thấy, ln ln có hiện tượng đánh đổi giữa thời gian và chi phí. Nếu tăng cường giờ lao động, tăng thêm số lượng máy móc thiết bị thì tiến độ thực hiện các cơng việc của dự án có thể được đẩy nhanh nhưng làm tăng thêm nguồn lực làm tăng chi phí trực tiếp. Ngược lại đẩy nhanh tiến độ dự án làm giảm những khoản chi phí gián tiếp và đơi khi cả những khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, không phải tất cả các công việc được đẩy nhanh đều đem lại kết quả mong muốn. Do đó, có sự tính tốn cân đối, hợp lý giữa thời gian và chi phí là yêu cầu đặt ra đối với nhà quản lý (Từ Quang Phương, 2005).

Quản lý chi phí dự án đầu tư được thực hiện trong tất cả các giai đoạn khác nhau của chu trình dự án. Trong mỗi giai đoạn cụ thể, quản lý chi phí lại có vai trị khác nhau và được thực hiện khác nhau.

2.1.6.3. Quản lý chất lượng dự án

Quản lý chất lượng dự án đầu tư là q trình liên tục, xun suốt tồn bộ chu trình dự án từ giai đoạn hình thành cho đến khi kết thúc chuyển sang giai đoạn vận hành. Quản lý chất lượng dự án được thực hiện thông qua một hệ thống các biện pháp kinh tế, công nghệ, tổ chức, … thông qua một cơ chế nhất định và các tiêu chuẩn định mức, hệ thống kiểm sốt, các chính sách khuyến khích (Bùi Xuân Phong, 2006).

Công tác quản lý chất lượng dự án bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Thẩm tra thiết kế và quy hoạch; Kiểm định chất lượng vật liệu, bán thành phẩm và thiết bị của cơng trình xây dựng; Tổ chức kiểm tra giám sát tại hiện trường trong quá trình thi công xây lắp; Tổ chức đánh giá chất lượng cơng trình sau khi hồn thành.

2.1.6.4. Mối quan hệ giữa chi phí - chất lượng - thời gian trong QLDA

Chi phí, chất lượng và thời gian là 3 mục tiêu quan trọng nhất của quản lý dự án đầu tư. Đây là 3 yếu tố khơng thể tách rời vì chúng có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ giữa chi phí - chất lượng - thời gian là mối quan hệ rất phức tạp, có thể xem xét trên nhiều góc độ lợi ích khác nhau (hình 2.3). Chi phí Chủ đầu tư Nhà thầu Tư vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến tiến độ hoàn thành dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện hòn đất, tỉnh kiên giang (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)