Pháp luật về thuế

Một phần của tài liệu Ñeà taøi: giaûi quyeát tranh chaáp hôïp ñoàng tín duïng – thöïc traïng vaø giaûi phaùp (Trang 31 - 34)

2.2.1. Thuế suất chuyển nhượng vốn góp/ cổ phần chưa phù hợp.

Theo pháp luật hiện hành, khi thực hiện TVMBDN giữa bên bán và bên mua, nếu khơng thỏa thuận nào khác thì nghĩa vụ tài chính của bên bán sẽ chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp11, được xác định dựa trên giá chuyển nhượng trừ đi giá thực vốn góp/ cổ phần (cộng thêm các chi phí hợp lý phát sinh từ việc chuyển nhượng như: chi phí thuê tư vấn, thẩm định giá…).

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng thực hiện với tư cách là cá nhận chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần, theo Luật thuế thu nhập cá nhân thì phần vốn góp của của cá nhân sẽ chịu thuế mức 20% lãi ròng, đối với cổ phần chuyển nhượng sẽ chịu thuế 20% trên tổng lợi nhuận hoặc 0.1% trên giá chuyển nhượng 12, nếu giá vốn và giá chuyển nhượng vốn bằng nhau thì khơng phát sinh nghĩa vụ tài chính ( thực tế có một Chi cục thuế lại có quan điểm khác nhau: buộc người chịu thuế thu nhập đóng 0.1% trên tổng giá bán).

11 Xem khoản 02 điều 04 Thông tư số: 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số

28/2013/NĐ_CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ví dụ, Ơng A có cổ phần trong cơng ty là 20% tương ứng 20 tỷ đồng, khi ông A chuyển nhượng cổ phần cho công ty B giá chuyển nhượng là 20 tỷ thì ơng A đóng thuế thu nhập là 0,1% giá chuyển nhượng 20 tỷ đồng, tức là ông A chịu thuế là: 20.000.000 đồng.

Ở Việt Nam các nhà đầu tư khi xác định đối tượng MBDN, thì vấn đề thuế lại làm doanh nghiệp bên mua rất quan tâm bởi lẽ vấn đề thuế đối với hoạt động MBDN đang tồn tại nhiều khó khăn sau:

2.2.2. Kiểm soát thuế đối với doanh nghiệp xuyên quốc gia.

Trong TVMBDN đối với các doanh nghiệp có trụ sở ở nước ngồi hoạt động tại Việt

Nam, có đại diện thương mại hoặc khơng có pháp nhân tại Việt Nam hiện nay việc thu thuế MBDN cịn gặp khó khăn. Trước hết, khơng có pháp nhân tại Việt Nam khó xác định doanh thu thực chịu thuế, họ hoạch toán và quyết tốn thuế bên nước có trụ sở chính, khơng có tài khoản ở ngân hàng Việt Nam mà doanh nghiệp thường mở tài khoản ngân hàng nước ngoài hoặc ngân hàng nước ngoài đặt tại Việt Nam, cơ quan thuế khó xác định doanh thu thực để khấu trừ thuế kinh doanh, cũng như xác định lợi nhuận chuyển ra nước ngoài. Hơn nữa, doanh nghiệp mua bán theo thủ tục luật pháp nước ngồi thì áp dụng thu thuế đối Việt Nam cịn khó hơn.

Hiện nay pháp luật thuế Vệt Nam chưa quy định cụ thể đối với loại hình dịch vụ của các cơng ty xun quốc gia phải đóng thuế ra sao? mà muốn đánh thuế đúng Việt Nam phải nghiên cứu quy định thuế của nước sở tại và những quy định quốc tế liên quan như: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ( DTA), thuế nhà thầu…xem doanh nghiệp có hành vi đang hoạt động tại nước đề nghị thu thuế hay khơng?...

Ví dụ, trường hợp của Grap mua lại Uber Việt Nam, mặc dù Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh có quyết định truy thu trước đó, tuy nhiên sau khi Uber về với Grap thì Grab tun bố khơng chịu trách nhiệm khoản nợ thuế 53 tỷ của Uber 13 Trong khi phía Việt Nam

khẳng định nguyên tắc theo Luật doanh nghiệp khi nhận chuyển nhượng thì tồn bộ quyền lợi và nghĩa vụ liên quan sẽ được kế thừa, kể cả các nghĩa vụ với chủ nợ, trong đó có cả nợ

13 Xem Kieu Linh ( 2018), Grab nói khơng chịu trách nhiệm khoản nợ thuế 53 tỷ của Uber tại

http://vneconomy.vn/grab-noi-khong-chiu-trach-nhiem-khoan-no-thue-53-ty-cua-uber-20180406092201147.htm, truy

ngân sách nhà nước….Như vậy, việc thu thuế của Cơ quan thuế Việt Nam đối với hoạt động MBDN có yếu tố nước ngồi như các trường hợp nêu trên là không dễ, rồi vấn đề cưỡng chế thi hành án gặp khơng ít khó khăn khi mà hiện diện thương mại của Uber Việt Nam đã chấp dứt sau khi bị Grap mua lại.

Một thương vụ khác, Big C Việt Nam được đăng ký tại Hồng Kông thuộc sở hữu một công ty A tại Hà Lan , công ty A Hà Lan là cơng ty con của tập đồn Big C Hà Lan, Big C Việt Nam được bán cho công ty Thái Lan. Việc thu thuế mua bán Big C Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn bởi nhiều quy định chưa rõ ràng, trong đó cả bên mua và bên bán đều ở nước ngoài và thực hiện theo luật nước ngoài, cả hai bên đã kê khai nghĩa vụ tài chính ở nước ngồi, vì thế Big C Việt Nam từ chối nộp thuế tại Việt Nam, nếu có nộp thuế thì cơng ty A tại Hà Lan đang sở hữu Big C Việt Nam nộp thuế mà công ty A tại Hà Lan nộp thuế cho Cơ quan thuế của Việt Nam theo quy định nào? …cho đến nay cơ quan thuế chưa thu được thuế từ TVMBDN giữa Big C Việt Nam và công ty Thái Lan.

2.2.3. Trốn thuế thông qua hoạt động mua bán doanh nghiệp.

Hoạt động phổ biến nhất hiện nay trong việc trốn thuế dưới hình thức MBDN là thông qua các “ thỏa thuận ngầm “ của dạng Cơng ty gia đình và dạng Cơng ty có tính mẹ con hay sở hữu chéo với nhau.

Trước hết bên mua và bên bán thỏa thuận để cho Cơng ty kinh doanh có lời khơng phải đóng thuế nhà nước, họ chuyển phần vốn góp/ mua cổ phần vào cơng ty bị lỗ, công ty được mua kế thừa các quyền và nghĩa vụ tức là gánh khoảng lỗ của công ty bị mua sang công ty được mua, mục đích việc này làm tổng lãi lỗ đưa về không lợi nhuận để khơng đóng thuế

Ví dụ: cơng ty A kinh doanh có lãi và khoản thuế dự tính nộp cho nà nước là 10 tỷ đồng, xem trong hệ thống tập đồn thấy có cơng ty B đang lỗ nên công ty A mua lại công ty B để chuyển khoản thuế thay vì phải nộp sang khoản lỗ tướng ứng của công ty B.

Sau khi ổn định thời gian có thể chuyển trả cổ phần/ vốn góp cho các công ty với nhau sao cho cân bằng vốn tổng thu chi bằng nhiều hình thức: chia, tách, góp vốn…. để trả về vị trí ban đầu theo thỏa thuận nội bộ của họ. Với các làm nêu trên làm thất thu thuế nhà nước mà pháp luật hiện nay chưa có cách kiểm sốt và ngăn chặn hiệu quả.

Một phần của tài liệu Ñeà taøi: giaûi quyeát tranh chaáp hôïp ñoàng tín duïng – thöïc traïng vaø giaûi phaùp (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)