2.5.1. Hạn chế tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Theo luật đầu tư, “ nhà đầu tư nước ngồi là cá nhân có quốc tịch nước ngồi, tổ chức
thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”
27. Đối với NĐTNN những năm gần đây, mặc dù Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định về quy định pháp luật cho NĐTNN thuận lợi đầu tư vào thị trường việt Nam thông qua việc tăng tỉ lệ sở hữu cổ phần, tuy nhiên vẫn còn thấp so với nhu cầu thực tế và còn những quy định bất cập nổi bật như sau:
Nghị định 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 cuả Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chứng khoán và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán, nghị định này cho phép NĐTNN được mở rộng tỉ lệ sở hữu cổ phần nới room) tại doanh nghiệp Việt Nam và mua chứng khốn khơng hạn chế. Tuy nhiên, trong đó lại quy định: “đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
27 Xem khoản 14 điều 03 Luật đầu tư 2014.
điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngồi, thì tỷ lệ sở hữu nước ngồi tối đa là 49%”.28
Quy đinh này lại không phù hợp với thực tiễn, bởi đa số các các tập đồn lớn hay cơng ty đại chúng họ đều kinh doanh đa ngành nghề, mà trong đó có nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện, pháp luật chuyên của Việt Nam hiện chưa quy định rõ về giới hạn sở hữu cổ phần của NĐTNN 29 nên doanh nghiệp khó khăn trong quyết định đầu tư dẫn đến rủi ro, không biết doanh nghiệp được sở hữu tỉ lệ cổ phần bao nhiêu sau khi mua lại?... Không rõ ràng, như vậy muốn biết từng trường hợp cụ thể thì DN phải lập sơ xin ý kiến của các Bộ ngành liên quan thì rất lâu mới trả lời, làm mất cơ hội, mất nhiều thời gian và công sức của doanh nghiệp.
Đối với lĩnh vực ngành ngân hàng, “tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước
ngồi khơng vượt q 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam” 30, giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của NĐTNN như trên sẽ khó cho nhà đầu tư muốn mua cơng ty mục tiêu, bởi lẽ khó khăn trong tham gia các vị trí của Hội đồng quản trị hay cơng tác quản lý, việc kiểm soát cũng bị hạn chế khi mà họ đã đầu tư, sự cống hiến cũng như định ra các chiến lược lâu dài cũng không phát huy hết, mặt khác ngân hàng Việt Nam cần đa dạng hóa sở hữu, tăng nguồn vốn và học hỏi công nghệ quản lý cũng như nguồn nhân lực của nước ngồi, để xử lý tình trạng hoạt động yếu kém ngân hàng Việt Nam hiện nay.
2.5.2. Khơng cấp tín dụng cho các khoản vay.
Luật tổ chức tín dụng năm 2010 31 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2017, thì khơng có điều khoản nào quy định khơng được cấp tín dụng cho hoạt động MBDN có NĐTNN, theo đó việc cho vay của ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay khơng có quy định phân biệt có vốn nước ngồi hay khơng?.
28 Xem khoản 01 điều 02 Nghị định 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chứng khoán và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán.
29 Xem thêm tai: https://dautunuocngoai.gov.vn/fdi/nganhnghedautu, truy cập lần cuối ngày 02/5/2018.
30 Xem khoản 5 Điều 07 Nghị định 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 quy định nhà đầu tư nước ngồi mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.
Tuy nhiên, trong thực tế khi doanh nghiệp trong nước bán cổ phần cho cho NĐTNN, thì trong quá trình mua bán và hậu mua bán của doanh nghiệp đi vay tại NHTM thì khơng cấp tín dụng do có yếu tố nước ngồi. Trong q trình mua bán nếu bên mua đi vay tiền để mua công ty mục tiêu thì nhiều ngân hàng khơng cho vay lý do khơng quản lý được vốn nước ngồi, nhân sự người nước ngồi quản lý sẽ khó kiểm sốt và ngân hàng sợ thay đổi cơ cấu quản trị sẽ khó duyệt vay theo quan hệ tín dụng trước đây.
Cần lưu ý rằng, “Ngân hàng nhà nước chỉ cấm cho vay trong trường hợp vay để mua lại
trực tiếp tổ chức tín dụng hay khơng cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu đối với khách hàng là công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng”32… thế nhưng một số ngân hàng đã hiểu không đầy đủ và e ngại rủi ro nên không cho doanh nghiệp thông thường vay để bổ sung vốn cho hoạt động MBDN, lúc này ngân hàng trong nước hay chỉ qua ngân hàng nước ngồi có cùng quốc tịch với nhà đầu tư để vay sẽ dễ hơn. Tương tự, sau khi hoàn tất thương vụ thì hạn mức cho vay cũng thấp hơn so với trước đây cũng từ quan điểm nêu trên, việc này khó cho thị trường MBDN phát triển mạnh trong tương lai.
32 Xem điều 14 thông tư số 19/2017/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của thống đốc ngân hàng nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Pháp luật liên quan về MBDN của Việt Nam được hình thành trong thời gian gần đây, góp phần quan trọng nhằm điều chỉnh các mối liên quan của pháp luật đến MBDN, phục vụ sự phát triển nền kinh tế thị trường theo quy luật chung của xã hội. Các quy định của pháp luật hiện hành đã giúp các hoạt động MBDN thực hiện các thương vụ phù
hợp với thực tiễn và theo nhu cầu phát triển của kinh tế và xã hội, đồng thời đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp được mua bán thuận lợi, đảm bảo ổn định kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công mang lại, pháp luật về MBDN hiện nay cịn có một số tồn tại, hạn chế như: khung pháp lý còn thiếu, chưa cụ thể, chồng chéo và mâu thuẫn nhau, thậm chí cịn có tâm lý duy chính sách gây khó khăn cho nhà đầu tư, dẫn đến nhiều bất cập xảy ra trong suốt q trình MBDN, chưa có cơ sở pháp lý đủ để thúc đẩy hoạt động này phát triển, cụ thể về: khoác định thị phần trong pháp luật cạnh tranh, pháp luật về thuế cịn nhiều kẻ hở khơng thu được thuế mua bán, khung pháp lý bảo vệ cổ đông - người lao động và chủ nợ chưa được đề cao, chế độ thơng tin minh bạch hóa cịn nhiều vướng mắc...và một số quy định hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngồi như: tỉ lệ sở hữu cổ phần cịn hạn chế... Những bất cập được nêu ra kèm theo những thí dụ cụ thể, giúp người đọc hiểu dễ dàng thực tế những trặc trục pháp lý qua MBDN trong xã hội như thế nào? những rắc rối sẽ được đề xuất hoàn thiện kèm theo các giải pháp thực sự hiệu quả hoạt động MBDN ở phần tiếp theo.
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM .