2.3.1. Bảo vệ quyền lợi cổ đông.
Cổ đông tham gia doanh nghiệp bao giờ cũng mong muốn lợi ích của mình ln được đảm bảo, do đó trường hợp doanh nghiệp được hoặc bị mua bán thì quyền lợi của họ phải được bảo vệ, không làm giá cổ phiếu/ cổ phần/ vốn của họ bị giảm xuống hay ít nhất phải bằng giá cũ trước khi MB, điều đó có nghĩa rằng các quyền lợi khác cũng được đảm bảo như: chi trả cổ tức, quyền tham gia quản lý của tỉ lệ còn lại sau MBDN theo pháp luật và họ được hưởng hay nhìn được kế hoạch phát triển doanh nghiệp mới tốt hơn.
Ví dụ, tại Đại hội đồng cổ đơng thường niên 2018 ngày 21/4 ở Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) đã tổ chức nhận sáp nhập Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) với tỉ lệ một cổ phiếu PG Bank hoán đổi lấy 0,621 cổ phiếu của HDBank 14. Hiện nay giá cổ phiếu của HDbank khoảng 50.000 đồng/ cổ phiếu, HDBank mua lại PGBank trong khi PGBank còn nợ xấu và hệ thống chưa phát triển mạnh…như vậy thương vụ sáp nhập này với tỉ lệ hốn đổi trên, thì cổ đơng PGBank cũng khơng bị thiệt và cổ đơng của HDBank cũng có cơ hội phát triển cùng số vốn và hệ thống của HBBank sẽ tăng lên sau khi sáp nhập.
Ngược lại là thương vụ sáp nhập ngân hàng Phương Nam vào ngân hàng Sài Gịn Thương Tín năm 2015 15 làm cho nợ xấu của Sacombank tăng cao từ 698 tỷ đồng (năm 2015) xuống chỉ còn 97 tỷ đồng (2016); tỷ lệ nợ xấu cũng tăng từ 5,85% lên 6,68%., và kế hoạch phát triển kinh doanh cũng bị chững lại….Điều này gây thiệt hại cho cổ đông của Sacombank trước khi sáp nhập.
Cũng cần nói thêm rằng, hiện nay một số cổ đơng khi góp vốn/ cổ phần hay nhờ người đứng tên dùm và vốn ảo ( làm thủ tục tăng vốn thực mà tiền khơng có nộp vào Cơng ty) nên khi sự có xảy ra cũng làm khó chứng minh sở hữu của mình và khó bảo vệ trọn vẹn
14 Xem Thúy Hà (2018), Một cổ phiếu PG Bank hoán đổi lấy 0,621 cổ phiếu của HDBank, tại
https://www.vietnamplus.vn/mot-co-phieu-pg-bank-hoan-doi-lay-0621-co-phieu-cua-hdbank/498590.vnp, truy cập lần cuối ngày 23/4/2018
15 Xem Dân Việt ( 2017), Sacombank được - mất gì khi sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam?, tại:
https://baomoi.com/sacombank-duoc-mat-gi-khi-sap-nhap-voi-ngan-hang-phuong-nam/c/22686426.epi, truy cập lần
cổ đơng, có người cịn mất trắng số tiền khi người mình nhờ đứng tên có “ lịng tham” khi cổ đơng/thành viên góp vốn khơng có chứng từ chứng minh.
2.3.2. Bảo vệ cổ đông thiểu số.
Khi thực hiện thủ tục MBDN qua các hình thức: sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp… pháp luật quy định các văn bản như: Biên bản họp, quyết định, nghị quyết, các thông báo liên quan được gởi đến các cổ đông. Tuy nhiên trong thực tế việc này ít được chú trọng, doanh nghiệp chỉ gởi thông báo cho các cổ đông lớn và thường được quyết định TVMBDN qua các cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu 65% vốn điều lệ có quyền biểu quyết16 Do đó cổ đơng nhỏ và nhóm cổ đơng thiểu số thường bị thiệt thịi, họ khơng có quyền tham gia biểu quyết khi không nhận thơng tin đầy đủ và kịp thời từ phía Cơng ty, hoặc cổ đơng thiểu số nằm ở vị thế yếu khi mà lá phiếu có trọng lượng quá nhỏ hay ủy quyền dự họp Đại hội cổ đơng thì phải tùy vào các cổ đơng chiếm số phiếu cao trong vụ MBDN, đều đó có nghĩa là đồng tiền vốn có trong doanh nghiệp thì khi MBDN cổ đơng nhỏ hay cổ đông thiểu số phụ thuộc vào quyết định “ hên sui - mai thì nhờ rũi họ cũng chịu” của cổ đông lớn, ngay cả việc MB đó có lợi hay khơng? tài sản của họ có an tồn khơng? hoặc họ cho gải pháp bán lại phần vốn/ cổ phần của họ trong doanh nghiệp cho các cổ đông khác.
Trong vụ án Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank), Bản án sơ thẩm tuyên: bị cáo Nguyễn Xuân Sơn phải trả 49 tỷ đồng cho Tập đồn dầu khí Việt Nam ( PVN), PVN là cổ đông của Nhà nước ( chiếm 20% vốn điều lệ) tại Oceanbank, nếu PVN được bồi thường thì cổ đơng khác của Oceanbank cũng được bồi thường theo tỉ lệ góp vốn tương ứng, việc này bao gồm cả cổ đông nhỏ, thế nhưng Tòa án - các cơ quan tiến hành tố tụng và đại diện Ngân hàng nhà nước đã khơng bảo vệ quyền lợi cho nhóm cổ đơng cịn lại - nhất là cổ đơng thiểu số, họ đã bỏ qua? hình như người ta chỉ chú trọng đến cổ đơng Nhà nước hay cổ đông lớn mà thôi? câu hỏi lớn đặt ra là cổ đơng cũ của Oceanbak có thiệt thịi?...
Bên cạnh đó luật quy định: “ Cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng quy định tại Khoản 2, Điều 114 của Luật này có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp đại hội đồng
cổ đơng” 17, và cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thơng trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng...được đề cử vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát…18 . Theo tác gải tỷ lệ 10% là quá lớn, ngoài ra phải thỏa mãn điều kiện về thời gian sở hữu trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng là khó khăn cổ đơng thiểu số trong việc thực hiện quyền của họ, không chỉ cổ đông thiểu số bị thiệt thịi mà ngay cổ đơng lớn bỏ số tiền rất lớn để mua cổ phiếu lớn chiếm hơn 53% vốn điều lệ vẫn vướng luật về điều kiện sở hữu liên tục ít nhất 06 tháng nên khơng được vào kiểm soát cũng như tham gia vào Hội đồng quản trị Sabeco” bỏ gần 5 tỷ USD, vì sao ThaiBev chưa được điều hành Sabeco?”19. Điều này thật khó khăn cho sự phát triển hoạt động MBDN tại Việt Nam.
Theo Báo cáo Doing Business 2017 của World Bank, chỉ số bảo vệ cổ đơng thiểu số của Việt Nam cịn thấp đứng ở thứ hạng 81 trên tổng số 189 quốc gia 20,
So sánh Chỉ số bảo vệ cổ đông thiểu số ở Việt Nam và một số nước trong khu vực ta thấy:
Chỉ tiêu Việt
Nam
Các nước đơng nam Á – Thái Bình Dương
Các nước thu nhập cao
Chuẩn của WB Mức độ bảo vệ cổ đông thiểu
số.
5.3 5.2 6.5 10
Mức độ bảo vệ xung đột lợi ích của cổ đơng
4.3 5.6 6.3 10
Mức độ quản trị cổ đông 6.3 4.8 6.6 10
Trong đó có một số mức độ bảo vệ cổ đơng thiểu số cịn thấp như: mức độ trách nhiệm của người quản lý (đạt 4/10) điểm; mức độ về cổ đông khởi kiện quản lý (chỉ đạt 2/10) điểm; cơ cấu sở hữu và kiểm soát hay quyết định phần vốn / cổ phần (chỉ được 5/10)
17 Khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp năm 2014 18 khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp năm 2014
19Xem Anh Minh ( 2018), Bỏ gần 5 tỷ USD, vì sao ThaiBev chưa được điều hành Sabeco, tại:
https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/bo-gan-5-ty-usd-vi-sao-thaibev-chua-duoc-dieu-hanh-sabeco- 3730364.html, truy cập lần cuối ngày 23/4/2018.
điểm. Nguyên nhân dẫn đến các chỉ số nói trên đạt thấp do pháp luật quy định chưa phù hợp với thực tiễn, trong đó có chỉ số về cơ cấu sở hữu và kiểm soát hay quyết định phần vốn / cổ phần 21 có quy định: “ …CTHĐQT có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
công ty ...” Luật doanh nghiệp không cấm kiêm nhiệm hai chức danh Chủ tịch hội đồng
quản trị và giám đốc, nghĩa là người nắm quyền sở hữu đồng thời quản lý doanh nghiệp sẽ giúp họ dễ dàng điều hành – giám sát công việc và phát triển doanh nghiệp thuận lợi hơn, tuy nhiên họ dễ dàng lợi dụng chức vụ và quyền hạn tập trung của mình trong doanh nghiệp có thể sẽ gây ra những những quyết định, những Nghị quyết quan trọng trong MBDN ảnh hưởng quyền lợi của cổ đông thiểu số đã trao quyền cho họ, mối nghi ngờ sự thiếu minh bạch và thiếu trong sạch trong quản lý điều hành doanh nghiệp, lạm quyền để thực hiện nhiệm vụ có lợi riêng cho mình.
2.3.3. Bảo vệ quyền lợi người lao động và chủ nợ.
Theo quy định pháp luật khi tiến hành MBDN thì các quyết định, “hợp đồng được
gởi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua”22. Tuy nhiên trong thực tế người chủ sử dụng lao động hầu như không
thực hiện việc thông báo cho người lao động biết việc MBDN, người lao động chỉ có thể biết khi các bên mua bán hoàn tất thương vụ và chờ bàn giao. Nguyên nhân việc không cho người lao động biết trước vì tâm lý của người lao động có thể hoang mang, bên bán khơng cho biết vì nhân viên hiểu khơng tốt về DN do nợ bán hay sắp phá sản mới bán…người lao động bị dao động tâm lý có thể nghỉ việc chuyển đến chỗ khác có mơi trường làm việc tốt hơn, hoặc trì truệ cơng việc, thốt thác trách nhiệm nhau làm ảnh hưởng đến quá trình mua bán doanh nghiệp, hay họ bị sa thải hoặc cho tinh giản lao động, thay đổi nhân sự… Mặt khác, khi doanh nghiệp MB như vậy có ảnh hưởng chế độ khác: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, phí Cơng đồn, lương, vị trí, mơi trường làm việc… và một số quyền lợi khác của người lao động có bị thiệt thịi so với trước đây.
Chẳng hạn một Bệnh viện ở Quận 02- Thành phố Hồ Chí Minh do kinh doanh không hiệu quả nên bán lại cho Bệnh viện lớn ở Quận 07 - Thành phố Hồ Chí Minh để
21 Khoản 1, điều 152 Luật doanh nghiệp 2014
kiểm sốt, tuy nhiên khi mua lại thì lương và phụ cấp của Bác sĩ thấp hơn lúc làm ở Bệnh viện Quận 02, điều này được chủ mới lý giải rằng để bù đắp cho chi phí huấn luyện nhân sự và làm chuẩn mức lương – thang lương của Bệnh viện mới, lúc bấy giờ mọi người nên chia sẽ và thơng cảm, nếu khơng hết hợp động lao động thì họ không thuê làm nữa hoặc doanh
nghiệp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật Lao
động. Trường hợp của “ Ông Nguyễn Đức Tài hé lộ cách Thế giới di động “hồ tan” Trần
Anh: 99,9% khơng giữ lại đội ngũ quản lý, “cắt nát” đội nhân viên cũ “23 , điều này chắc
chắn ràng sẽ thay đổi hay cắt giảm nhân sự khi Công ty Trần Anh về với Công ty Thế giới di động và quyền lợi của nhân sự sẽ thay đổi thay theo chính sách chung của “ Ơng chủ mới”.
Cũng cần nói thêm rằng, Bộ luật lao động quy định” khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trong trường hợp khơng sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định. Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động trước đó phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này. Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc, thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này”. 24
Tuy rằng Luật quy định như trên, nhưng thực tế khi thảo luận MBDN cả bên mua và bên bán hầu như không đề cao số phận người lao động, mà họ chú trọng vào giải quyết vấn đề pháp lý liên quan để mau mua và bán (việc lao động có thể tính sau), có doanh nghiệp cịn đưa ra quy định mới muốn lao động mình nghỉ từ từ bớt khỏi phải trợ cấp thất nghiệp, tự
23 Xem Đức Minh ( 2017), Ông Nguyễn Đức Tài hé lộ cách Thế giới di động “hồ tan” Trần Anh: 99,9% khơng giữ lại
đội ngũ quản lý, “cắt nát” đội nhân viên cũ, tại: http://s.cafef.vn/TAG-242956/ong-nguyen-duc-tai-he-lo-cach-the-gioi- di-dong-hoa-tan-tran-anh-999-khong-giu-lai-doi-ngu-quan-ly-cat-nat-doi-nhan-vien-cu.chn, truy cập lần cuối ngày 23/4/2018.
nghỉ hay chuyển công tác. Trong hợp đồng MBDN luật có quy định phương án sử dụng lao động, nhưng chỉ là phương án chung để giải quyết nhân sự sau này- không rõ ràng dẫn đến tranh chấp về sau, khơng có phương án chi tiết và không đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi hậu MBDN, hơn nữa phương án sử dụng lao động mà doanh nghiệp bị thâu tóm đưa ra, nhưng cơng đoàn cơ sở, hoặc cơ quan lao động cấp tỉnh khơng đồng ý, thì doanh nghiệp có thể thỏa thuận lại với cơng đồn, tuy nhiên hiện nay chế định về Cơng đồn cơ sở cịn mờ nhạt, cơng đồn chưa thật sự bảo vệ quyền lợi người lao động, chủ tịch và các thành viên khác của Cơng đồn là người lao động của doanh nghiệp hưởng lương của doanh nghiệp mà “chống đối ” nhiều với chủ thì chủ sẽ tìm cách cho “ nghỉ hưu” sớm…
Tương tự như người lao động, chủ nợ cũng có phần thiệt thịi khi họ không được thông tin đúng, đầy đủ và kịp thời. Mặc dù luật có quy định phải thơng báo cho chủ nợ trước khi mua bán nhưng thực việc này rất ít hoặc một số doanh nghiệp hầu như khơng có, cần bảo vệ chủ nợ như là bảo vệ quyền lợi cổ đông công ty nên trong phương án MBDN phải thống kê chính xác các khoản nợ và cơng bố cơng khai, từ đó cổ đơng hiện hữu biết được và thực hiện trách nhiệm của mình đối với các khoản nợ như thế nào cũng như quyền biểu quyết giá mua bán hợp lý, cần nói thêm các khoản nợ này phải minh bạch cho đối tác mua bán biết để họ dễ dàng có phương án xử lý đúng trong thương vụ. Xuất phát từ việc nếu cho chủ nợ hay thì nợ có thể cản trở việc mua bán hoặc chủ nợ yêu cầu phải trả nợ trước khi giao dịch…, doanh nghiệp sợ rắc rối xảy ra dẫn đến thương vụ không thành cơng, mà họ có thể trả nợ khi giao dịch xong hay có những cơng ty khơng thơng báo cho chủ nợ mà âm thầm “ xù nợ ” để đến khi chủ nợ phát hiện ra thì doanh nghiệp đã bán hoặc giải thể....dù rằng có thể doanh nghiệp có cam kết về các khoản nợ nhưng khi muốn đòi nợ là thật sự gian nan. Mặt khác, pháp luật hiện hành chưa có chế tài đủ mạnh đối với những đối tượng muốn “xù nợ” nêu trên nên doanh nghiệp vẫn cứ vi phạm.