A. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP
3.1. Hoàn thiện pháp luật cạnh trạnh
3.1.1. Về tiêu chí thị phần
Như đã phân tích ở phần thực trạng, việc xác định tiêu chí thị phần để thơng báo tập trung kinh tế còn nhiều hạn chế, bởi thị phần liên quan ảnh hưởng đến thị trường liên quan, mà muốn xác định được thị trường liên quan thì ngay cả doanh nghiệp và Nhà nước đều tốn nhiều thời gian và chi phí khảo sát, thẩm định, điều tra…chưa tính đến các doanh nghiệp đa ngành nghề và những ngành nghề khó xác định thị phần thì càng phức tạp hơn, từ đó xác định thị phần trong thị trường liên quan có nhiều trở ngại.
Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể sử dụng tiêu chí doanh thu để xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế, vì ở Việt Nam doanh thu của doanh nghiệp được thông kê tại doanh nghiệp và thể hiện trên báo cáo tài chính. Cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam chưa có đủ nghiệp vụ để xác định thị trường liên quan, sổ sách kế toán và kiểm toán chưa thực sự minh bạch, nên chỉ dựa vào tiêu chí thị phần sẽ khơng chính xác mà nên kết hợp cả tiêu chí doanh thu và thị phần thì sẽ tương đối khách quan và chính xác hơn.
Cơ quan quản lý cạnh tranh không nên để doanh nghiệp tự chứng minh thị phần hoặc thị phần liên quan vì đều đó khơng thật sự khách quan, số liệu có thể khơng đúng, tính trung thực khơng cao và doanh nghiệp chưa đủ tính đến kỹ thuật chúng minh thị phần của chính doanh nghiệp mình cho cơ quan có thẩm quyền…
3.1.2. Trường hợp tập trung kinh tế bị cấm và miễn trừ.
Luật cạnh tranh hiện hành quy định các trường hợp bị cấm và miễn trừ khi TTKT chưa tính để đến diễn biến tương lai doanh nghiệp có thể chiếm thị phần nhiều hơn đối thủ cạnh tranh có thể thống lĩnh thị trường, khả năng điều tra sản phẩm trong trường hợp bị cấm TTKT rất ít và độ chính xác khơng cao.
Yêu cầu trên đòi hỏi khi quy định các trường hợp TTKT bị cấm, cần xem xét đến thị phần trong tương lai sản phẩm doanh nghiệp có thể chấp nhận được để hạn chế TTKT, bên cạnh cần xem xét đến các ngành ghề đặc thù như: ngân hàng, chứng khoán….ngành nghề ảnh hưởng an ninh xã hội mà có ngưỡng quy định cụ thể - chi tiết hơn khi cấm TTKT, xem xét t trên tổng mối quan hệ giữa các sở hữu cổ phần/vốn góp trong doanh nghiệp: cơng ty mẹ - con hay cơng ty liên kết có ảnh làm ảnh hưởng đến thị trường hay không?
Cần cơ quan độc lập để điều tra sản phẩm có trên thị trường, phải có sự đối chiếu, so sánh các sản phẩm tương ứng, có định lượng tương đối chính xác. Khơng nên giao cho cơ quan LQCT thực hiện việc điều tra sản phẩm doanh nghiệp vì khơng hiệu quả bởi nghiệp vụ, chi phí, thời gian… của cán bộ điều tra bị giới hạn, điều đó dẫn đến khơng chính xác và có thể có khả năng tiêu cực trong điều tra sản phẩm doanh nghiệp vì chính cơ quan QLCT điều tra xong lại tham mưu ra quyết định có vi phạm hay khơng? có ra quyết định miễn trừ hay khơng miễn trừ TTKT, việc này dẫn đến sự khách quan không cao.