Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung

Một phần của tài liệu Ñeà taøi: giaûi quyeát tranh chaáp hôïp ñoàng tín duïng – thöïc traïng vaø giaûi phaùp (Trang 55 - 56)

A. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP

3.4. Minh bạch hóa và bảo mật thông tin

3.4.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung

Như phân tích ở phần thực trạng, phải xây dựng một cơ sở dữ liệu riêng cho hoạt động mua bán doanh nghiệp, dữ liệu này không đơn thuần là thông tin mua bán doanh như các trang môi giới doanh nghiệp, mà phải đầy đủ, số liệu chính xác và cập nhật liên tục về: các thương vụ thành công, phân theo lĩnh vực; giá cả của thương vụ giao dịch, quốc tịch giao dịch; doanh nghiệp trong nước doanh nghiệp ngồi nước, thơng kê số liệu biến động theo từng năm; số lượng doanh nghiệp đang cần mua – cần bán…

Ngồi các thơng tin trên, trang dữ liệu MBDN phải được kết nối với các trang cần thiết như: tra cứu trên trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (trang này cần công khai cổ đông/ thành viên hiện hữu), Cổng thông tin quốc gia về thuế, Cổng thông tin quốc gia về nhà đất, Cục đăng ký quốc gia về giao dịch đảm bảo…Ngôn ngữ công bố thông tin này bao gồm cả Tiếng Việt, tiếng Anh, Tiếng Hoa, tiếng Nhật…để cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm có thể tra cứu dễ dàng, phục vụ cho cơng tác quản lý chính thống của Nhà nước và các hoạt động Cơng ty tư vấn có thể tham khảo…để thực thi hiệu quả hoạt động MBDN.

Tác giả đề xuất cơ quan quản lý dữ liệu MBDN thuộc Bộ kế hoạch đầu tư, bởi lẽ cơ quan này hiện nắm rõ tình hình doanh nghiệp và có dữ liệu tương đối đầy đủ song song trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Về chi phí xây dựng và vận hành tác giả cho rằng nên thu phí từ nhiều nguồn như: truy suất dữ liệu theo yêu cầu, cho các đơn vị tư vấn MBDN đăng quảng cáo bên góc của trang thơng tin…

3.5. Nhà đầu tư nước ngoài.

3.5.1. Hạn chế tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

Đối với ngành nghề kinh doanh bao gồm ngành nghề kinh doanh có điều kiện, mà không quy định tỉ lệ sở hữu cổ phần của NĐTNN trong biểu cam kết WTO, các Hiệp định đầu tư, Hiệp định thương mại tự do…thì tỉ lệ sở hữu NĐTNN được xem xét cao hơn và có thể khơng giới hạn sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành. Cơ quan quản lý chuyên ngành cần quy định rõ và đầy đủ hơn giới hạn tỉ lệ đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện để cho NĐTNN tham khảo và quyết định đầu tư nhanh chóng, khơng nên để NĐTNN cần biết tỉ lệ sở hữu ngành nghề nào đó mà chưa có quy định lại làm các bước thủ tục “ đi hỏi”…thì thật nhiêu khê và khó khăn cho họ.

Quy định về tỉ lệ sở hữu cổ phần của NĐTNN tại các ngân hàng thương mại Việt Nam cao nhất là 30% là tỉ lệ tương đối thấp, cần xem xét phương án tăng dần tỉ lệ sở hữu về NĐTNN được mua cổ phần với tỉ lệ cao hơn có thể đến 49%, điều này là cần thiết bởi lẽ rất nhiều nhà đầu tư chiến lược họ cần một tỉ lệ nhất định, để họ yên tâm đầu tư tài chính phát triển kinh doanh lâu dài tại Việt Nam, có tỉ lệ cao hơn thì họ mới có thể tham gia điều hành và kiểm soát hoạt động, tránh rủi ro, tăng nguồn vốn và khắc phục yếu kém về quản trị của ngân hàng Việt Nam… tạo điều kiện phát triển hệ thống ngân hàng, công nghệ, kỹ thuật và dịch vụ tốt hơn….

Một phần của tài liệu Ñeà taøi: giaûi quyeát tranh chaáp hôïp ñoàng tín duïng – thöïc traïng vaø giaûi phaùp (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)