CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.1.1.2. Khả năng tương tác
Qua quá trình phỏng vấn và quan sát thực tế tác giả nhận thấy rằng ở PNJ vẫn đang tiềm ẩn một vấn đề là các lỗi được lặp đi lặp lại nhiều lần ở nhiều nhân viên khác nhau. Vì thế, tác giả đề xuất tối ưu hóa công cụ chia sẻ tri thức để các nhân viên có thể chia sẻ kinh nghiệm, hoặc hỏi đáp khi gặp khó khăn sẽ góp phần rất lớn vào việc tăng hiệu suất làm việc của cá nhân nói riêng, cũng như lợi ích của doanh nghiệp nói chung. Cơng cụ này khơng chỉ giúp cho nhân viên PNJ chia sẻ những cơng việc mình làm tốt mà cịn những cơng việc mà mình đã từng mắc lỗi để giúp cho người sau tránh được những lỗi mà những người đi trước mắc phải để từ đó góp phần vào thành công của doanh nghiệp. Qua việc nghiên cứu từ nhiều giao diện và chức năng của nhiều nền tảng công nghệ thông tin khác nhau của các cơng ty đa quốc gia và các tập đồn trên thế giới tác giả đề xuất tham khảo giao diện và chức năng của một số ứng dụng học tập (E-learning) hiện nay như Coursera, Udemy, Lynda, Edumall…
Để khuyến khích nhân viên chia sẻ những gì họ suy nghĩ, kiến thức, PNJ cần phát triển phần mềm hỗ trợ “chat” và chức năng hỏi đáp (Q&A). Bên cạnh đó, cần tạo một mạng xã hội thu nhỏ dành cho nhân viên PNJ. Nơi đây, không chỉ để cho nhân viên chia sẻ những khoảnh khắc trong cuộc sống với những đồng nghiệp với mình mà cịn là nơi để nhân viên có thể nêu ra những khó khăn, những vướng mắc trong cơng việc để có thể nhận được sự hỗ trợ từ các nhân viên có kinh nghiệm
khác. Ngoài ra, trên giao diện của phần mềm cũng cần có chức năng tạo những hội, nhóm trên các mạng xã hội này để nhân viên có thể tạo nhóm riêng biệt cho từng bộ phận, từng chủ đề để chia sẻ thông tin với nhau. Điều đó sẽ giúp cho nhân viên trong công ty tăng sự gắn kết và mạnh dạn trong việc chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức với nhau, xóa bỏ được rào cản giữa nhân viên mới với nhân viên cũ, và quan trọng nhất là truyền tải được văn hóa chia sẻ tri thức, góp phần đẩy mạnh sự chia sẻ tri thức trong PNJ.