Kết quả trung bình các biến của yếu tố Văn hóa tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức, nghiên cứu tại công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận PNJ (Trang 52 - 55)

Văn hóa tổ chức là yếu tố có điểm số trung bình cao nhất trong 5 yếu tố ảnh hưởng. Tuy nhiên, điểm số vẫn chưa cao do 2 biến “Các nhân viên rất có ý thức đồn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau” và “Trong tổ chức tồn tại những mối quan hệ thân thiết, gần gũi” thấp hơn so với biến còn lại. Theo đánh giá của tác giả thì điểm số 3.7 đã khá cao. Tuy nhiên, qua quá trình quan sát thực tế từ các đơn vị, phịng ban tại PNJ cũng như kết quả thu được từ phỏng vấn. Tác giả nhận thấy rằng hai biến trên vẫn chưa đạt được điểm tối đa là do 2 yếu tố sau:

Sự thông cảm và thấu hiểu giữa các đơn vị, các phòng ban

Mỗi đơn vị, phịng ban có chức năng hoạt động riêng khơng giống với những đơn vị khác. Vì vậy, nhân viên tại mỗi đơn vị thường có xu hướng và tâm lý bảo vệ quan điểm của mình, ln cho rằng cơng việc của mình là quan trọng nhất, cơng việc mình đang thực hiện là đúng với chức năng của đơn vị của mình đang cơng tác mà ít quan tâm, lắng nghe hay chia sẻ với các đơn vị khác để từ đó thấu hiểu, thơng cảm và chia sẻ với các đơn vị khác . Và thực tế, vấn đề này thể hiện rõ nhất giữa đơn vị kinh doanh và đơn vị sản xuất. Đối với đơn vị kinh doanh thì họ ln cho rằng tất cả cơng việc họ đang làm là vì khách hàng, phải phục vụ khách hàng tốt

nhất bằng mọi giá để nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng nên đơn vị kinh doanh thường chấp nhận những yêu cầu của khách hàng một cách vô điều kiện. Đơn vị kinh doanh ln cho rằng u cầu của khách hàng thì đơn vị sản xuất phải đáp ứng vì khách hàng là “Thượng Đế”, là người ni sống cơng ty . Chính vì vậy, ở cơng ty PNJ đang tồn tại vấn đề đơn vị kinh doanh ép đơn vị sản xuất phải đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng. Nhưng đối với đơn vị sản xuất thì họ cho rằng năng lực của mình có giới hạn, họ khơng thể nào đáp ứng được tất cả các yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó họ thường có tâm lý “thủ” trong vấn đề đáp ứng các đơn hàng kinh doanh. Chất lượng hàng hóa cũng là yếu tố mà đơn vị sản xuất và kinh doanh ln có sự bất đồng.

Không chỉ riêng đơn vị sản xuất và kinh doanh chưa thấu hiểu được công việc của nhau mà ở công ty PNJ vẫn đang tồn tại sự mâu thuẫn khác giữa nhiều đơn vị như: Marketing và Kế Toán, Nhãn hàng và Kế tốn vv... Chính vì vậy, điểm trung bình của các biến “Các nhân viên rất có ý thức đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau” và “Trong tổ chức tồn tại những mối quan hệ thân thiết, gần gũi” không được điểm tối đa như mong muốn.

Khoảng cách về địa lý giữa các đơn vị, các phịng ban

Tính đến cuối năm 2017, PNJ sở hữu 269 cửa hàng, phủ sóng 48/63 tỉnh thành trên cả nước và trở thành cơng ty có hệ thống cửa hàng nữ trang quy mô lớn nhất Việt Nam. PNJ cũng nằm trong tốp 3 nhà bán lẻ châu Á do tạp chí chuyên ngành nữ trang thế giới Jewelry News Asia bình chọn. Năm 2017, doanh thu của PNJ đạt 11.049 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 724 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng lần lượt là 28% và 61%. Tuy nhiên, việc mở rộng hệ thống rộng lớn như hiện nay cũng có một hệ quả liên quan liên quan đến thông cảm, chia sẻ công việc với nhau về khoảng cách địa lý. Cụ thể, qua quá trình khảo sát và phỏng vấn các nhân sự tại các tỉnh ngoài khu vực TP.HCM như Hà Nội, Đà Nẵng, Tây Nguyên, Cần Thơ vv.... Tác giả nhận thấy rằng ngoài sự khác biệt về cách sử dụng ngơn ngữ, cá tính trong cơng việc. Khoảng cách địa lý là một trở ngại lớn của các nhân viên khi họ khơng có điều kiện giao tiếp với các quản lý, nhân viên ở Hội sở và đơn vị

sản xuất. Nhân sự ở các chi nhánh thường chỉ giao tiếp với Hội sở qua điện thoại, “Email” hoặc “Video Call”. Điều đó khiến cho mối quan hệ giữa các đơn vị, bộ phận chưa hiểu được sự khó khăn của nhau trong việc để từ đó có thể hiểu và thơng cảm với nhau trong cơng việc. Cần phải có các hành động cải tiến, đổi mới để tạo điều kiện cho các nhân viên tương tác trực tiếp với nhau để họ có thể an tâm khi chia sẻ tri thức với đồng nghiệp. Điều đó chứng tỏ rằng ở doanh nghiệp nào cũng có sự mâu thuẫn giữa bộ phận này và bộ phận khác, giữa đơn vị này và đơn vị khác. Tuy nhiên, ở PNJ thì văn hóa doanh nghiệp được xem là một thế mạnh. Dù điểm trung bình của biến “Các nhân viên rất có ý thức đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau” và “Trong tổ chức tồn tại những mối quan hệ thân thiết, gần gũi” thấp hơn so với biến còn lại. Nhưng với 3.7 điểm thì đây cũng là điểm số khá cao.

Khi phỏng vấn chị Cao Thị Ngọc Dung- Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám Đốc của công ty tác giả đã đặt câu hỏi “Muốn có sản phẩm tinh xảo thì đặc thù của ngành nữ trang nằm ở khâu chế tác thủ công, nghĩa là phụ thuộc vào tay nghề của thợ kim hoàn, vậy vấn đề đào tạo và phát triển đội ngũ thợ kim hoàn cũng như sự chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ này như thế nào” thì tác giả nhận được câu trả lời như sau: “ Hiện PNJ quy tụ gần 1.000 thợ kim hồn, trong đó khoảng 160 người được xếp vào hàng nghệ nhân, đó là lợi thế và là nguồn vốn quý nhất mà PNJ đã nuôi dưỡng và tạo dựng trong nhiều năm. Nhiều người hỏi tơi bí quyết nào để PNJ giữ được “nguồn vốn” lớn và q này, tơi nói: “Đó chính là văn hóa doanh nghiệp. Nhân viên PNJ như sống chung dưới một mái nhà rộng mở, đầy ắp lịng khoan dung và tình yêu thương”. Vì vậy, nhiều năm qua, việc chảy máu chất xám ở PNJ, kể cả lúc cải tổ quyết liệt nhất, vẫn không quá nghiêm trọng và người ra đi thường một thời gian lại quay về”. Điều đó càng khẳng định văn hóa doanh nghiệp là một thế mạnh của PNJ, giúp cho PNJ phát triển vững mạnh như ngày nay.

4.3.5. Hệ thống khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức, nghiên cứu tại công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận PNJ (Trang 52 - 55)