Kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu Tên đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG đầu tư NGOÀI LĨNH vực KINH DOANH NÒNG cốt của tập đoàn, TỔNG CÔNG TY NHÀ nước VIỆT NAM–NGHIÊN cứu TÌNH HUỐNG tập đoàn dầu KHÍ VIỆT NAM ” (Trang 43 - 44)

Chính sách giáo dục cho đối tượng DTTS của các quốc gia

Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất có DTTS. Nhiều quốc gia trên thế giới và nhất là những quốc gia trong khu vực Châu Á đã thực thi những chính sách hỗ trợ cho đối tượng DTTS trong lĩnh vực giáo dục.

Trung Quốc với dân số khoảng 1,34 tỷ người, có 56 dân tộc, trong đó có 55 DTTS chiếm 8% dân số cả nước. Luật giáo dục Trung quốc 1995 quy định: Nhà nước giúp đỡ về giáo viên, tài chính... để vùng DTTS thực hiện giáo dục bắt buộc. Nhà nước căn cứ vào đặc điểm và nhu cầu của các DTTS để giúp đỡ các vùng DTTS phát triển sự nghiệp giáo dục. Để giúp cho đồng bào các DTTS tiếp cận với công bằng xã hội trong giáo dục, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành các chính sách miễn giảm học phí và trợ cấp học bổng cho học sinh là người DTTS.

Malaysia thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục với tất cả các dân tộc, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc khác nhau đều được học tập. Giáo dục tiểu học là giáo dục miễn phí và bắt buộc cho mọi trẻ em ở tất cả các nhóm dân tộc. Để xóa bỏ các rào cản về ngôn ngữ đối với học sinh DTTS, Malaysia có 4 loại hình trường khác nhau cho phép dạy các ngơn ngữ khác nhau. Các chính sách này đã có tác dụng tích cực đối với chất lượng giáo dục, giữ gìn và phát huy các giá trị cộng đồng, tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục, tạo sự đoàn kết và thống nhất trong đất nước (theo Nguyễn Như Sang [2013]).

Kinh nghiệm từ những chương trình hỗ trợ giáo dục trên thế giới

Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo [2010] đã đề cập trường hợp Pratham, tổ chức phi chính phủ, đóng vai trị tích cực đối với phát triển giáo dục tại địa bàn nghèo tại Ấn Độ. Pratham thành cơng với Chương trình “Balsakhi”, theo đó họ đào tạo những phụ nữ trẻ trong cộng đồng để họ bổ túc văn hóa miễn phí cho trẻ em nghèo. Mỗi Balsakhi bổ túc khoảng 20 trẻ vào các buổi tối. Mơ hình này đã giúp cải thiện trình độ học tập của trẻ em.

Tại quận Jaunpur ở miền đông bang Uttar Pradesh, bang lớn nhất Ấn Độ và cũng là một trong những bang nghèo nhất, Pratham đã thành công trong việc thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và cả của phụ huynh học sinh trong việc tạo nên một mơi trường học tập rộng khắp. Các tình nguyện viên của Pratham đi đến khắp các làng trong vùng để kiểm tra trình độ trẻ em, khuyến khích cộng đồng tham gia các cuộc kiểm tra để tự họ thấy được con em mình biết và chưa biết những gì. Ban đầu, việc này khơng được phụ huynh đón nhận nhưng sau cùng họ hồ hởi tham gia. Pratham đã có một đội ngũ tình nguyện là sinh viên sẵn sàng dạy học miễn phí cho cộng đồng vào các buổi tối. Kết quả học tập của bọn trẻ sau đó chuyển biến đầy khả quan. Khơng dừng lại ở đó, Pratham cịn áp dụng mơ hình này vào trường cơng lập và đã giúp cho trình độ giảng dạy của giáo viên ở những vùng nghèo của Ấn Độ nâng cao rõ rệt.

Như vậy, cách thức của Pratham là một kinh nghiệm đáng học hỏi để thúc đẩy sự tham gia của Nhà nước, gia đình, các tổ chức, phụ huynh và tồn thể cộng đồng vào phát triển giáo dục tại những vùng nghèo khó. Tình huống tại Tủa Chùa có thể vận dụng bài học này trong những cải cách chính sách về GDMN.

Một phần của tài liệu Tên đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG đầu tư NGOÀI LĨNH vực KINH DOANH NÒNG cốt của tập đoàn, TỔNG CÔNG TY NHÀ nước VIỆT NAM–NGHIÊN cứu TÌNH HUỐNG tập đoàn dầu KHÍ VIỆT NAM ” (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)