Phát triển GDMN: thế “kiềng 3 chân” chưa hình thành

Một phần của tài liệu Tên đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG đầu tư NGOÀI LĨNH vực KINH DOANH NÒNG cốt của tập đoàn, TỔNG CÔNG TY NHÀ nước VIỆT NAM–NGHIÊN cứu TÌNH HUỐNG tập đoàn dầu KHÍ VIỆT NAM ” (Trang 38 - 39)

3.3. Một số phát hiện chính

3.3.2. Phát triển GDMN: thế “kiềng 3 chân” chưa hình thành

Giáo dục nói chung, GDMN nói riêng muốn phát triển bền vững phải hội tụ đủ nguồn lực của nhà trường, gia đình và xã hội. Giáo dục thực chất là một hàng hóa tư. Nhưng vì tính ngoại tác tích cực rất lớn, giáo dục được nhà nước khuyến dụng. Ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như Tủa Chùa, Nhà nước đóng vai trị then chốt trong việc điều phối các chính sách phát triển giáo dục, tác động chi phối đến cả 3 thành phần: nhà trường, gia đình và xã hội.

Thực tế ở Tủa Chùa hiện nay, chỉ có duy nhất một loại hình GDMN là trường cơng lập. Các điều kiện về kinh tế xã hội, đặc biệt là tình trạng nghèo đói chưa tạo điều kiện cho việc hình thành các loại hình khác, đặc biệt là loại hình mầm non tư thục. Gia đình là nhân tố yếu nhất trong phát triển GDMN. Đa phần là đồng bào DTTS nghèo, khơng đủ tiền trang trải các chi phí GDMN cho con. Tỷ lệ trợ cấp của Nhà nước trong giá của sản phẩm GDMN ở Tủa Chùa là rất cao. Đó chính là lý do căn cơ khiến GDMN đang ở mức độ phát triển rất thấp.

Ngân sách Nhà nước cho GDMN đang phải chịu những gánh nặng rất lớn cho các hoạt động hỗ trợ phát triển GDMN (như đề cập trong phần 3.1). Đặc điểm vùng sâu, vùng xa đẩy các chi phí về xây dựng trường lớp, mua sắm trang thiết bị lên cao do phải cộng thêm chi phí vận tải. Ngồi ra, các nhà cung cấp và xây dựng không phải lúc nào cũng sẵn có. Lương trả giáo viên mầm non ở Tủa Chùa cao hơn các vùng có kinh tế thuận lợi một khoản bằng đúng hệ số thu hút để đảm bảo giáo viên gắn bó lâu dài (ít nhất là 5 năm) đối với công tác giảng dạy. Thực tế này cho thấy việc tăng trưởng quy mô GDMN của huyện mà chỉ dựa vào Ngân sách Nhà nước là một thách thức quá lớn. Chưa đề cập đến chất lượng GDMN, chỉ tính riêng số lượng trẻ trong độ tuổi đi học đã là một chênh lệch quá lớn so với số trẻ huy động đến lớp. Cụ thể, Bảng 3.9 cho thấy, chỉ 5% trẻ trong độ tuổi mầm non nhà trẻ được huy động và tỷ lệ này đối với trẻ mẫu giáo là 69% trên toàn huyện.

Nguồn tài trợ xã hội hóa cho GDMN ở Tủa Chùa không đáng kể. Các đợt từ thiện hỗ trợ đồ dùng học tập, quần áo cho trẻ em chỉ mang tính tự phát, quy mơ nhỏ lẻ nên khơng được coi là nguồn lực bền vững để phát triển GDMN. Đáng kể hơn là một số dự án của các tổ chức phi chính phủ tại Tủa Chùa, điển hình là Chương trình Phát triển vùng huyện Tủa Chùa của World Vision (đã đề cập tại phần 3.1).

Một phần của tài liệu Tên đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG đầu tư NGOÀI LĨNH vực KINH DOANH NÒNG cốt của tập đoàn, TỔNG CÔNG TY NHÀ nước VIỆT NAM–NGHIÊN cứu TÌNH HUỐNG tập đoàn dầu KHÍ VIỆT NAM ” (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)