Năng lực của đồng bào DTTS chưa được giải phóng

Một phần của tài liệu Tên đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG đầu tư NGOÀI LĨNH vực KINH DOANH NÒNG cốt của tập đoàn, TỔNG CÔNG TY NHÀ nước VIỆT NAM–NGHIÊN cứu TÌNH HUỐNG tập đoàn dầu KHÍ VIỆT NAM ” (Trang 39 - 43)

3.3. Một số phát hiện chính

3.3.3. Năng lực của đồng bào DTTS chưa được giải phóng

Mặc dù có trình độ học vấn thấp, đồng bào DTTS vẫn ý thức được vị thế của họ trong xã hội. Họ mường tượng được những khó khăn trong cuộc sống. Bên cạnh rất nhiều lĩnh vực chưa có nhận thức, họ lại có được nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục. Trả lời về những lo ngại trong cuộc sống, đa số người được hỏi đề cập đến sự đói nghèo của gia đình, cũng như việc khơng có điều kiện để ni dạy con cái cho tốt hơn. Đặc biệt, đối với những hộ có nhiều con, phụ huynh không biết phải xoay sở ra sao để cho tất cả các con được đi học, nhất là những đứa vào cấp 2 sẽ khơng cịn được Nhà nước hỗ trợ như những đứa học tiểu học và mầm non. Nhưng họ cũng khẳng định rằng, cho con đi học là cần thiết.

Đánh giá về tầm quan trọng của GDMN đối với con mình, đa số các phụ huynh đề cao mong muốn được đi học của con, coi đó là một nguyện vọng chính đáng. Tuy khơng thể trả lời tường tận được việc đi học sẽ giúp con phát triển ra sao, nhưng họ biết cho con đi học là tốt.

Họ khá bàng quan với khi đề cập đến chính sách phát triển GDMN tại địa phương, trong đó có chính sách về phổ cập giáo dục.

Hình 3.6: Đánh giá của phụ huynh về tầm quan trọng của GDMN

Nguồn: Khảo sát thực địa tháng 3/2014

Hình 3.7: Mức sẵn lịng chi trả cho 1 trẻ đi học trong 1 tháng (ngàn đồng)

Nguồn: Khảo sát thực địa tháng 3/2014

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Sự phát triển toàn diện của trẻ Nguyện vọng và sở thích của trẻ Mong muốn của gia đình Tương lai của trẻ Chính sách phổ cập GD của NN Rất không quan trọng Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng 1.9% 72.2% 18.5% 7.4% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% Không bỏ tiền Dưới 100 Từ 100 đến 200 Trên 200

Mức sẵn lòng chi trả trong 1 tháng để con đi học mầm non không tương quan với điều kiện kinh tế của hộ gia đình. Những hộ nghèo sẵn sàng trả chi phí cao hơn so với hộ thốt nghèo miễn là đáp ứng được nguyện vọng đi học của con, hoặc mong muốn của cha mẹ. Trong 4 hộ có thể trả mức phí trên 200.000 VND thì có 1 hộ cận nghèo, 1 hộ nghèo và 2 hộ thốt nghèo. Có hộ cận nghèo khuyến khích con đi học bằng cách cho trẻ 1000 VND mỗi sáng đi học. Đa số hộ sẵn lòng chi trả ở mức dưới 100.000 VND (tỷ lệ 72,2% trong tổng số mẫu điều tra). Điều này xuất phát từ chi phí thực tế của đa số trẻ đi học mầm non trong 1 tháng (xem Bảng 3.10). Ngoài phần ăn trưa và chi phí học tập đối với trẻ được Nhà nước hỗ trợ, các phụ huynh phải đóng góp củi, gạo và cơng nấu ăn. Tùy từng trường mầm non mà phụ huynh có thể cử người nấu ăn (3 phụ huynh/1 ngày như ở Trường Mầm non Sính Phình) hoặc th người nấu ăn như ở như ở Trường Mầm non Xá Nhè, Mường Báng 1,2,3.

Bảng 3.10: Đóng góp của phụ huynh cho trường mầm non trong 1 tháng

Khoản đóng góp Số lượng Quy ra tiền (ngàn đồng)

Gạo 4kg 40

Củi 15kg 15

Nấu ăn 25

Tổng 80

Nguồn: Khảo sát thực địa tháng 3/2014

Ý thức được khó khăn và vị thế của mình trong xã hội khơng đồng nghĩa với việc đồng bào DTTS có giải pháp để vươn lên. Sự nghèo đói và thất học đã tồn tại dai dẳng suốt nhiều thế hệ. Nó là một vấn đề nan giải thách thức các nhà làm chính sách. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, nghiên cứu này chỉ đánh giá vấn đề trên cơ sở thông tin cung cấp từ đối tượng nghiên cứu.

Kết quả khảo sát cho thấy, 100% người được hỏi cảm thấy lo lắng về cuộc sống, đặc biệt là hồn cảnh đói nghèo, khơng đủ điều kiện ni dạy con. Họ cũng cho thấy sự bế tắc trong việc đưa ra một giải pháp cho việc cải thiện kinh tế. 46,3% đối tượng khơng biết làm gì để thốt nghèo; 27,8% cho rằng họ sẽ tiếp tục làm ruộng và 25,9% cịn lại nói rằng sẽ chăn nuôi để kiếm thêm tiền. Họ khơng có trong ý niệm của mình về một hình mẫu nào đã thực hiện được

việc thốt nghèo để làm tấm gương phấn đấu, ngoại trừ việc chỉ ra những người có nghề nghiệp ổn định như giáo viên, bác sỹ, công an, cán bộ xã mà họ quen biết. Họ mong muốn con mình học tập để có thể làm những cơng việc tương tự khi chúng lớn lên. Như vậy, sự bế tắc trong vấn đề sinh kế của đồng bào DTTS đang chi phối mọi mặt đời sống, trong đó có GDMN cho con họ.

Như một hệ quả tất yếu của việc nghèo đói và bế tắc trong cuộc sống, đồng bào DTTS phụ thuộc khá nhiều vào hỗ trợ từ bên ngoài. Họ coi nguồn hỗ trợ về vật chất từ phía Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ là một cứu cánh. Đa số hộ được hỏi đều mong muốn được tiếp tục nhận hỗ trợ trong thời gian tới, bất kể hình thức hỗ trợ là gì, miễn có là được và càng nhiều càng tốt. Miếng cơm manh áo đã chi phối tầm nhìn của đồng bào DTTS. Họ chỉ quan tâm đến lợi ích sát sườn và cấp thiết chứ chưa có cái nhìn căn cơ đối với một vấn đề. Khảo sát về mong muốn của phụ huynh nhằm cải thiện chất lượng và khả năng tiếp cận GDMN cho thấy một phần thực trạng đó. Theo đó, có tới 37% phụ huynh mong muốn được Nhà nước trợ cấp thêm học phí và tiền ăn cho con. Tỷ lệ này là cao nhất trong những mong muốn, hơn cả việc xây dựng thêm trường học hay cải thiện đường giao thơng.

Hình 3.8: Mong muốn của phụ huynh

Nguồn: Khảo sát thực địa tháng 3/2014

13% 9% 7% 2% 11% 37% 20% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40%

Xây thêm trường, lớp Nâng cấp các cơ sở GDMN hiện có Tuyển thêm GV (có cả GV người dân tộc) Đưa tiếng dân tộc vào giảng dạy MN Cải thiện đường giao thông từ nhà đến

trường

Nhà nước trợ cấp thêm học phí, tiền ăn Có chính sách hỗ trợ gia đình làm kinh tế

CHƯƠNG 4

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Tên đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG đầu tư NGOÀI LĨNH vực KINH DOANH NÒNG cốt của tập đoàn, TỔNG CÔNG TY NHÀ nước VIỆT NAM–NGHIÊN cứu TÌNH HUỐNG tập đoàn dầu KHÍ VIỆT NAM ” (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)