Kiến nghị chính sách

Một phần của tài liệu Tên đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG đầu tư NGOÀI LĨNH vực KINH DOANH NÒNG cốt của tập đoàn, TỔNG CÔNG TY NHÀ nước VIỆT NAM–NGHIÊN cứu TÌNH HUỐNG tập đoàn dầu KHÍ VIỆT NAM ” (Trang 44 - 47)

Những kiến nghị chính sách của nghiên cứu hướng tới việc giải quyết các bất cập được phát hiện mà tác giả cho là trọng yếu, như sau: thứ nhất, đảm bảo lợi ích được chăm sóc và tiếp cận GDMN cho nhóm trẻ dưới 5 tuổi, nhóm đối tượng chịu thiệt thòi nhất. Thứ hai, tranh thủ mọi nguồn lực trong xã hội, không chỉ là Nhà nước trong phát triển GDMN; giải tỏa gánh nặng để Nhà nước có điều kiện thiết kế những chính sách phát triển mang tính lâu dài, bền vững và hiệu quả hơn. Những kiến nghị đó là:

4.2.1. Điều chỉnh chính sách GDMN cho hợp lý hơn

Đối tượng trẻ em DTTS dưới 5 tuổi tại Tủa Chùa phải được quan tâm hơn nữa. Nhà nước phải đưa đối tượng này vào quá trình ra quyết định trong các chính sách GDMN. Một mặt Nhà nước cần tiếp tục mở rộng thêm các lớp học để thu hút thêm trẻ đến lớp. Việc này sẽ bị giới hạn bởi nguồn lực nhưng cũng là việc nhất định phải làm với nhiều nỗ lực.

Mặt khác, Nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ tại gia đình. Một lần nữa cần nhấn mạnh vai trị đặc biệt quan trọng của gia đình trong chăm sóc và phát triển trẻ mầm non. Nhà nước tạo cơ chế phổi hợp trong nhiệm vụ này.

Nhà nước thơng qua các tổ chức chính trị xã hội thực hiện các chương trình liên kết với các tổ chức phi chính phủ, kêu gọi sự tham gia của gia đình và cả cộng đồng vào nhiệm vụ chăm sóc trẻ em. Tại Tủa Chùa, Nhà nước có thể định hướng những dự án của World Vision vào việc chăm sóc cho nhóm trẻ dưới 5 tuổi thay vì đầu tư thêm cho đối tượng 5 tuổi.

4.2.2. Giải phóng và đầu tư cho phụ nữ

Tháng 12/2006, nhân kỷ niệm 60 ngày thành lập UNICEF, bà Ann M. Veneman- Giám đốc điều hành UNICEF phát biểu: “Khi vị thế của người phụ nữ được nâng lên để có một cuộc sống đầy đủ và hữu ích, trẻ em và giáo dục họ sẽ trở nên thịnh vượng”. Phụ nữ cần được quan tâm về sức khỏe, giáo dục và cơ hội việc làm. Khi sức khỏe sinh sản của phụ nữ được đảm bảo, những đứa trẻ ra đời sẽ có cơ hội được khỏe mạnh về thể chất và trí tuệ. Phụ nữ khỏe mạnh cũng tham gia hiệu quả hơn trong việc tạo thêm thu nhập cho gia đình.

Những bằng chứng thực nghiệm cho thấy, người phụ nữ có vai trị quan trọng trong việc thốt nghèo. Theo Cecchini và Uthoff: một trong số nguyên nhân gây nghèo ở Mỹ Latin là sự phụ thuộc quá nhiều vào người làm công là nam giới. Theo Jonathan Pincus [2013]: trong q trình phát triển, Việt Nam có thế thốt nghèo chính là việc người phụ nữ đã tham gia vào lực lượng lao động.

Đầu tư giáo dục cho phụ nữ sẽ làm tăng nhận thức, kiến thức và kỹ năng trong chăm sóc và giáo dục trẻ tại gia đình. Từ đó sẽ giải quyết tốt hơn vấn đề bất cập trong yếu kém về chất lượng chăm sóc trẻ tại gia đình. Mặt khác, khi được trao quyền và tạo cơ hội thỏa đáng, phụ nữ sẽ góp phần vào phát triển mọi mặt đời sống trong đó nhất thiết có kinh tế. Khi kinh tế các hộ gia đình được cải thiện, nhận thức được nâng lên, phụ nữ và gia đình họ sẽ đóng góp nhiều hơn cho phát triển GDMN theo đúng xu thế của sự phát triển.

Khi được trao cơ hội, được tham vấn, người phụ nữ có tiếng nói hơn trong những quyết định của gia đình. Cùng với đàn ơng, người phụ nữ sẽ đưa ra quyết định có cho con đi học GDMN hay khơng, đầu tư cho con ở mức độ nào, cách thức đầu tư ra sao.

Trong giải pháp này, vai trị của chính quyền cơ sở, các tổ chức đồn thể, nhất là Hội phụ nữ là hết sức quan trọng. Nhưng cũng cần nhấn mạnh vai trò của các tổ chức hỗ trợ bên ngoài trong việc đầu tư nguồn lực cho phụ nữ.

4.2.3. Khơi thông và định hướng những nguồn lực trong xã hội cho GDMN

Theo kinh nghiệm của Pratham, bất cứ một tổ chức nào với mục tiêu chân chính đều có thể đứng ra chủ trì một dự án phát triển GDMN, khơng nhất thiết phải là Nhà nước. Điều quan trọng nhất là Nhà nước phải thiết kế một cơ chế thuận lợi cho các thể chế khác được phát huy hết khả năng trong việc hỗ trợ phát triển GDMN. Nhà nước phải từ bỏ tư tưởng “độc quyền” trong phát triển GDMN như trong quá khứ.

Trên thực tế những sáng kiến tốt như Dự án BMTG của World Vision không được Nhà nước tạo cơ chế nhân rộng. Nhân tố quan trọng nhất là thù lao trả cho các BMTG chưa được Nhà nước thơng qua cơ chế giải ngân. Chính vì vậy mà con số BMTG hiện tại mời dừng lại ở con số 9 người. World Vision vẫn đang là nhà đầu tư duy nhất cho dự án này.

Muốn tận dụng tối đa những nguồn lực của các nhân tố trong phát triển GDMN, cơ chế phối hợp cũng hết sức quan trọng sao cho mỗi nhân tố đều thấy được lợi ích của mình khi tham gia. Thực tế cơng tác phối hợp giữa nhà trường với World Vision không phải lúc nào cũng theo hướng có lợi cho GDMN. Đã có những chương trình hỗ trợ của World Vision không được thực hiện do một số trường học không đủ năng lực để xây dựng hồ sơ xin tài trợ, hoặc có thể cán bộ thực hiện ngại khó, khơng có lợi ích nên khơng có động cơ để thực hiện việc hợp tác.

Chính sách cũng cần tận dụng tối đa nguồn hỗ trợ từ thiện hoặc các nỗ lực tình nguyện của mọi đối tượng. Để những nguồn lực này phát huy hiệu quả, cần phải có sự định hướng rõ ràng và có trọng điểm kết hợp với cơ chế giám sát việc sử dụng nguồn lực cũng như công khai kết quả.

Gia đình là nhân tố hết sức quan trọng trong phát triển GDMN nhưng đã có dấu hiệu của sự thụ động và ỷ lại vào những sự hỗ trợ từ Nhà nước và các tổ chức khác. Để giải quyết vấn đề này, cơ chế hỗ trợ phải đòi hỏi khoản đối ứng từ phía gia đình kết hợp với tun truyền và nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh.

Về mặt lý luận và cả thực tiễn, yếu tố kinh tế chi phối mọi yếu tố khác trong đó có phát triển giáo dục. Việc đưa ra những khuyến nghị nhằm phát triển kinh tế tại Tủa Chùa vượt ra khỏi khn khổ của nghiên cứu này. Nhưng có một quan điểm nhất quán trong nghiên cứu là để phát triển bền vững GDMN, cần đặc biệt ưu tiên đến chính sách xóa đói giảm nghèo cho đồng

bào DTTS. Việc nguồn lực cho GDMN có được khơi thơng hay khơng phụ thuộc rất lớn vào kết quả của chính sách phát triển kinh tế tại địa phương.

Một phần của tài liệu Tên đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG đầu tư NGOÀI LĨNH vực KINH DOANH NÒNG cốt của tập đoàn, TỔNG CÔNG TY NHÀ nước VIỆT NAM–NGHIÊN cứu TÌNH HUỐNG tập đoàn dầu KHÍ VIỆT NAM ” (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)