3.2. Đặc điểm của đối tượng điều tra
3.2.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế
Căn cứ theo cách phân chia hộ nghèo6
, mẫu điều tra có 59% hộ nghèo, 24% hộ cận nghèo và 17% hộ thốt nghèo (xem Hình 3.3).Tỷ lệ phản ánh khá chính xác hiện trạng nghèo của Tủa Chùa theo số liệu từ Phòng LĐTBXH tại thời điểm tháng 12/2013 (Hình 3.4).
Hình 3.3: Tỷ lệ hộ nghèo của mẫu điều tra
6
Các hộ gia đình được phân ra làm 3 loại: hộ nghèo (thu nhập bình quân dưới 400.000 VND/ người/ tháng); hộ
cận nghèo (thu nhập bình quân trên 400.000 VND nhưng trên 500.000 VND/người/ tháng); hộ thoát nghèo (thu nhập bình quân trên 500.000 VND/ người/ tháng).
59% 24% 17% Nghèo Cận nghèo Thốt nghèo
Hình 3.4: Tỷ lệ hộ nghèo theo xã
Tất cả các hộ gia đình trong diện điều tra đều làm nông nghiệp, kể cả những hộ đã thoát nghèo. Những hộ thoát nghèo bởi một trong hai người (vợ hoặc chồng) có một ngành nghề khơng phải làm nông, người cịn lại vẫn làm nơng như đa số các hộ khác. Gia đình anh Chảo A Hơn, dân tộc Dao là một trong số ít các hộ đã thốt nghèo của Bản Lịch 2 xã Xá Nhè. Có được điều này là bởi ngoài việc làm ruộng truyền thống do vợ và cô con gái 16 tuổi đảm nhiệm, anh Hơn còn là một cán bộ thuộc UBND xã Xá Nhè với khoản lương trên 3 triệu VND/ tháng. Nhà anh cịn ni thêm 4 con trâu và 7 con dê, trị giá gần 200 triệu VND.
Một số đối tượng khác thuộc diện thoát nghèo đều làm các cơng việc có mức lương ổn định từ Ngân sách nhà nước như giáo viên. Khơng có một hộ nào có thể thốt nghèo nếu chỉ làm thuần nông. Một đặc điểm chung của các đối tượng là họ rất khó khăn trong việc tìm kiếm cơng việc làm thêm trong lúc nông nhàn để cải thiện kinh tế gia đình. Ngồi việc làm ruộng, đa số người được hỏi chỉ biết đến việc chăn nuôi. Những ý niệm về việc buôn bán hay đi làm thuê tại các thành phố lớn hầu như không tồn tại. Mọi người đều ý thức được sự khó khăn về kinh tế nhưng lại bế tắc trong việc tìm kiếm phương thức làm kinh tế hiệu quả hơn.
Thông tin về tài sản chủ yếu của các hộ gia đình thể hiện ở Bảng 3.5.
49% 61% 76% 50% 14% 50% 72% 54% 62% 56% 58% 72% 55% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Mường Báng Sính Phình Xá Nhè Tủa Thàng Thị trấn TC Huổi Só Lao Xả Phình Mường Đun Sín Chải Tả Phìn Tả Sìn Thàng Trung Thu Tồn huyện
Bảng 3.5: Tài sản của hộ gia đình trong mẫu điều tra
Tài sản Hiện trạng Giá trị và tính hữu dụng Tỷ lệ sở hữu
Ruộng, nương Thiếu nước để cải thiện chất lượng đất và tăng vụ trong năm
Tạo giá trị kinh tế không cao. Nhưng có tính chất quyết định đến cung cấp lương thực cho hộ gia đình
Chỉ có 30% số hộ có đất canh tác được 2 vụ/ 1năm. 70% còn lại chỉ canh tác được 1 vụ/ 1 năm. Nhà đất Nhà được làm khá kiên cố bằng gỗ hoặc kết hợp gỗ với xây gạch, đổ bê tông.
Đất chủ yếu để làm nhà ở, khu bếp và chuồng gia súc, gia cầm, khơng hiệu quả trong trồng trọt
Có giá trị ngày càng cao do người dân ý thức được thực trạng: người đẻ ra nhưng đất khơng đẻ ra thêm. Có nhà đất, người dân có thể thực hiện việc định cư lâu dài để ổn định cuộc sống.
Tất cả hộ gia đình đều có nhà, đất (diện tích trung bình khoảng 400- 500 m2/ hộ)
Xe máy Hầu hết các xe ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Lý do là người dân khơng có kiến thức về sử dụng và bảo dưỡng xe
Các xe thường được mua với giá trị khoảng 25 triệu VND.
Việc có xe giúp cho các hộ di chuyển đến trung tâm huyện dễ dàng hơn. Việc đưa đón con cũng thuận lợi hơn nhiều
Có tới 85% số hộ có ít nhất 1 xe máy. Đây là kết quả của “phong trào” vay ngân hàng mua xe, hoặc bán trâu, bị để có tiền mua xe.
Tivi Đều có thể sử dụng hàng ngày Giá trị dưới 2 triệu VND.
Tivi là phương tiện truyền thông kết nối gần như duy nhất giữa các hộ với bên ngoài, giúp cha mẹ và con cái cải thiện khả năng giao tiếp tiếng phổ thông
95% hộ có tivi. Số cịn lại khơng có là những hộ rất nghèo, đa phần là những người mới xây dựng gia đình, chưa có tích lũy.
Đàn gia súc Khỏe mạnh do được chăm sóc
chu đáo
Một con trâu có thể trị giá từ 40 đến 50 triệu VND, mỗi con dê cũng trị giá khoảng 7-10 triệu VND (Tủa Chùa nổi tiếng với đặc sản thịt dê). Hộ nào có chỉ 1 con trâu thì thuần túy phục vụ mục đích lấy sức kéo, cũng có thể được bán đi khi có việc lớn (mua xe máy, cưới xin, ma chay, chữa bệnh..). Hộ nào phát triển trâu, dê thành đàn thì có thể mở rộng quy mơ kinh tế
28% khơng có gia súc 56% có chỉ 1 con trâu (hoặc bò)
16% có trên 1 con trâu (hoặc bị) hoặc có thêm đàn dê.
Đàn gia cầm Khơng cịn nhiều do đợt dịch bệnh cuối 2013, đầu 2014
Giá trị không lớn, không đủ để phục vụ nhu cầu tối thiểu, chỉ dùng khi có việc quan trọng (ma chay, lễ, tiếp khách…)
Tất cả gia đình đều có
Các tài sản khác có giá trị khơng đáng kể. Đặc biệt, tất cả các hộ đều khơng có những vật dụng dành cho việc chăm sóc trẻ mầm non tại gia đình như: sách báo, truyện, khu vực để đồ chơi, đồ nấu chuyên dụng cho trẻ, bình pha sữa, các loại sữa bột hoặc sữa tươi..
Nguồn: Khảo sát thực địa tháng 3/2014