Đặc điểm về ngơn ngữ, trình độ học vấn và kiến thức

Một phần của tài liệu Tên đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG đầu tư NGOÀI LĨNH vực KINH DOANH NÒNG cốt của tập đoàn, TỔNG CÔNG TY NHÀ nước VIỆT NAM–NGHIÊN cứu TÌNH HUỐNG tập đoàn dầu KHÍ VIỆT NAM ” (Trang 33 - 35)

3.2. Đặc điểm của đối tượng điều tra

3.2.3. Đặc điểm về ngơn ngữ, trình độ học vấn và kiến thức

Khả năng giao tiếp tiếng phổ thông của người được phỏng vấn là rất hạn chế, đặc biệt là đối tượng nữ. Chỉ có 2/19 đối tượng là nữ có thể trực tiếp nghe và trả lời phỏng vấn. Số cịn lại phải thơng qua “phiên dịch” là các trưởng thôn, cô giáo hoặc qua chồng. Các đối tượng là nam có thể giao tiếp được nhưng cũng khó khăn trong việc hiểu câu hỏi và diễn đạt câu trả lời. Người Thái biết nói tiếng phổ thơng tốt hơn người H’Mông, người Dao và người Kháng. Rào cản về ngôn ngữ hạn chế rất nhiều khả năng hòa nhập cộng đồng của đồng bào DTTS với phần còn lại, hạn chế việc trao đổi giữa phụ huynh với nhà trường trong việc ni dạy trẻ. Tại gia đình, rất hiếm có việc cha mẹ người DTTS giao tiếp với nhau và với các con bằng tiếng phổ thông. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nghe và hiểu bài giảng của trẻ tại trường học, là nguyên nhân dẫn tới trẻ không hứng thú với các nội dung học ở lớp.

Theo UNICEF (2010), trình độ học vấn của mẹ đóng vai trị quyết định trong việc cho con đi học mầm non. Trong diện điều tra, có tới 47% người mẹ mù chữ, 21% học ở cấp tiểu học, trung học cơ sở và phổ thơng trở lên chỉ đạt 4%. Trình độ học vấn của người cha có cao hơn nhưng vẫn thể hiện một mặt bằng học vấn thấp của đồng bào DTTS trên địa bàn (xem Bảng 3.6). Bởi vậy, nâng cao nhận thức cho các phụ huynh, vận động các gia đình cho trẻ đến lớp học, tăng cường hỗ trợ tài chính sẽ là những phương án mà chính quyền và cơ quan chức năng về giáo dục ở địa phương là những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.

Bảng 3.6: Trình độ học vấn của phụ huynh

Đối tượng Người mẹ Người cha

Trình độ Mù chữ Tiểu học THCS THPT trở lên Mù chữ Tiểu học THCS THPT trở lên Số người 25 21 4 4 8 25 14 7 Tỷ lệ 47% 39% 7% 7% 15% 46% 26% 13%

Nguồn: Khảo sát thực địa tháng 3/2014

Ngoài việc đi học ở trường, việc chăm sóc trẻ tại gia đình có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Nghiên cứu thực hiện việc đánh giá kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ tại gia đình đối với các phụ huynh được phỏng vấn. Kết quả cho thấy những hạn chế rất lớn của đồng bào DTTS tại Tủa Chùa: có tới 80% số người được hỏi khơng có kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ tại gia đình. Phần kỹ năng có sự cải thiện hơn nhưng cũng chỉ có 46% số người được hỏi là có kỹ năng chăm sóc trẻ (xem Hình 3.5).

Hình 3.5: Kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ tại gia đình của phụ huynh

0% 20% 40% 60% 80% 100% Kiến thức chăm sóc trẻ tại gia đình

Kỹ năng chăm sóc trẻ tại gia đình 20% 46% 80% 54% Khơng đạt Đạt

Những thông tin về việc quan tâm đến chăm sóc và giáo dục trẻ qua các hoạt động cụ thể trong đời sống của các hộ gia đình chưa cho thấy tín hiệu khả quan. Mức độ thường xuyên trong việc dạy học và chơi với con cao nhất cũng chỉ đạt 45%.

Bảng 3.7: Các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ

Nguồn: Khảo sát thực địa tháng 3/2014

Một phần của tài liệu Tên đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG đầu tư NGOÀI LĨNH vực KINH DOANH NÒNG cốt của tập đoàn, TỔNG CÔNG TY NHÀ nước VIỆT NAM–NGHIÊN cứu TÌNH HUỐNG tập đoàn dầu KHÍ VIỆT NAM ” (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)