Đặc điểm về nhân khẩu

Một phần của tài liệu Tên đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG đầu tư NGOÀI LĨNH vực KINH DOANH NÒNG cốt của tập đoàn, TỔNG CÔNG TY NHÀ nước VIỆT NAM–NGHIÊN cứu TÌNH HUỐNG tập đoàn dầu KHÍ VIỆT NAM ” (Trang 27 - 30)

3.2. Đặc điểm của đối tượng điều tra

3.2.1. Đặc điểm về nhân khẩu

Qua tìm hiểu về thành phần dân tộc của huyện Tủa Chùa, nghiên cứu này lựa chọn một mẫu điều tra với một cơ cấu tương tự, mang tính đại diện cho địa bàn nghiên cứu. Theo đó, 54 đối tượng được phỏng vấn gồm: 18 người Thái, 33 người H’Mông, 3 người Kháng và 3 người Dao. Tỷ lệ về dân tộc của mẫu được thể hiện tại Hình 3.2.

Hình 3.2: Cơ cấu dân tộc của mẫu khảo sát

Nguồn: Khảo sát thực địa tháng 3/2014

Trong tổng số các đối tượng nghiên cứu, nam giới chiếm 65%, nữ giới chiếm 35%. Sự chênh lệch này chủ yếu là do yếu tố về ngôn ngữ khi tiến hành điều tra: nam giới là đối tượng có khả năng giao tiếp và hiểu tiếng phổ thông tốt hơn nữ giới.

Bảng 3.4: Giới tính, độ tuổi của mẫu điều tra

Giới tính Nam Nữ

Độ tuổi 18-25 26-30 Trên 31 18-25 26-30 Trên 31

Số người 5 21 9 10 5 4

Tỷ lệ 9% 39% 17% 19% 9% 7%

Tổng 65% 35%

Nguồn: Khảo sát thực địa tháng 3/2014

Đa số đối tượng nằm trong độ tuổi 26 đến 30 (chiếm 48%). Thứ hai là nhóm đối tượng trong độ tuổi 18 đến 25 (khoảng 28%), trong đó nữ chiếm 19%, gấp hơn 2 lần con số của nam giới. Cịn lại là nhóm đối tượng trên 31 tuổi, chỉ có 24%.

Thơng tin về độ tuổi lập gia đình cho thấy: có tới 11 nam kết hôn trước 20 tuổi và 8 nữ kết hôn trước 18 tuổi. Như vậy, tỷ lệ tảo hôn5

của mẫu điều tra là khoảng 31% đối với nam và

5 Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình (2009) quy định độ tuổi kết hơn của nam là từ 20 tuổi trở lên và nữ

là 18 tuổi trở lên. Các đối tượng kết hôn dưới độ tuổi quy định được coi là tảo hôn. 33% 57% 5% 5% Thái Mông Kháng Dao

42% đối với nữ. Kết quả này phù hợp với Khảo sát của Sở LĐTBXH năm 2013, theo Đạt Thương (2013): tỷ lệ tảo hôn của trẻ em gái vùng cao, nhất là các DTTS H’Mơng, Hà Nhì, Dao… chiếm trên 40%.

Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong mẫu điều tra là 54%. Cá biệt có những hộ như gia đình anh Giàng A Tằng ở thơn Pàng Dề A1, xã Xá Nhè, tuy mới 29 tuổi nhưng đã có 5 con, đứa lớn nhất 12 tuổi, đứa nhỏ nhất 14 tháng, tất cả đều là con gái.

Khoảng 78% đối tượng của mẫu điều tra là những hộ gia đình thuộc diện định cư tại địa bàn để làm ăn và sinh sống. 22% đối tượng là hộ gia đình thuộc dự án di dân tái định cư Thủy điện Sơn La. 12 hộ tái định cư đều là người Thái, thuộc thôn Huổi Lực 2, xã Mường Báng. Họ nằm trong số 80 hộ thuộc thôn Pắc Na, xã Tủa Thàng, Điện Biên di dân đến Mường Báng từ tháng 12/2006 theo dự án tái định cư. Ngoài các đặc điểm tương đồng đối với 78% đối tượng định cư, những hộ tái định cư có một thuận lợi hơn hẳn là vị trí thuận lợi cho việc tiếp cận các dịch vụ về y tế và giáo dục. Những trẻ em tại Huổi Lực 2 chỉ phải đi gần 1 km để đến được Trường mầm non Mường Báng 2. Điều kiện về cơ sở hạ tầng giao thông tại Huổi Lực 2 cũng khá tốt. Anh Lò Văn Dấm chỉ mất chưa đến 10 phút để đưa đứa con 4 tuổi đến trường mầm non trên con đường trải nhựa khang trang. Cũng vì thế, khi đánh giá về những khó khăn trong việc cho con đi học mầm non, các hộ gia đình tái định cư này cho rằng điều kiện giao thơng và việc đưa đón con đến trường là một thuận lợi.

Cũng theo quy hoạch khu tái định cư, người dân cũng chỉ mất khoảng 30 phút để di chuyển từ nhà đến nơi canh tác nông nghiệp. Điều này tránh cho họ những phiền tối như: nhờ ơng bà trơng con, nhờ hàng xóm đưa đón hoặc để con tự đi học trong mùa làm nương.

Khó khăn về kinh tế, đói nghèo lại trở thành một vấn đề thường trực kéo theo nhiều hệ lụy. Đã có 16/80 hộ thơn Huổi Lực 2 đã rời bỏ khu tái định cư để tìm về nơi ở cũ hoặc đi nơi khác. Ơng Lường Văn Chính (50 tuổi) hiện đang phải ni hai đứa cháu nội một đứa 6 tuổi học tiểu học, một đứa 4 tuổi học ở Trường mầm non Mường Báng 2. Bố mẹ bọn trẻ đều đã bỏ đi. Ơng bà Chính rất lo lắng về tương lai khi ngày càng già hơn sẽ không chăm lo đầy đủ cho các cháu.

Một phần của tài liệu Tên đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG đầu tư NGOÀI LĨNH vực KINH DOANH NÒNG cốt của tập đoàn, TỔNG CÔNG TY NHÀ nước VIỆT NAM–NGHIÊN cứu TÌNH HUỐNG tập đoàn dầu KHÍ VIỆT NAM ” (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)