Bảng tổng hợp các biến quan sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến ý định mua hàng, một trường hợp của trà xanh đóng chai , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 44)

TT Ký hiệu Nội dung

1 TR1 Tơi nghĩ rằng sản phẩm trà xanh đóng chai là đáng tin cậy 2 TR2 Chất lượng của sản phẩm trà xanh đóng chai là đáng tin cậy 3 TR3 Tôi rất tin tưởng vào lời đề nghị của đại lý bán lẻ tôi thường mua 4 TR4 Tôi tin tưởng sản phẩm trà xanh đóng chai khơng có những tác động

có hại

5 PR1 Sản phẩm trà xanh đóng chai là khơng đắt 6 PR2 Sản phẩm trà xanh đóng chai là rẻ

7 PR3 Giá của một sản phẩm là rất quan trọng đối với tôi 8 QU1 Màu sắc bên ngồi đem lại sự thích thú

9 QU2 Chai có hình dáng trịn, dài, thanh mảnh 10 QU3 Có vị chua đặc biệt, tinh tế.

11 QU4 Có mùi thơm đặc trưng, dịu, dễ chịu và gợi nhớ 12 QU5 Có tác dụng chống hấp thu chất béo vào cơ thể 13 IT1 Tôi muốn mua sản phẩm trà xanh đóng chai 14 IT2 Tơi sẽ tiếp tục mua sản phẩm trà xanh đóng chai

15 IT3 Tơi muốn chi thêm tiền một ít tiền để mua trà xanh đóng chai

Bảng câu hỏi được tiến hành nghiên cứu định tính, thực hiện theo bản phụ lục số 2: Dàn bài thảo luận nhóm.

3.4. Mẫu nghiên cứu

Như nhiều nghiên cứu khác, nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). Nói chung, kích cỡ mẫu càng lớn thì càng tốt nhưng bao nhiêu là đủ trong lấy mẫu thuận tiện là câu hỏi khơng có lời đáp rõ ràng. Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích. Nghiên cứu này sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố cần có ít nhất 200 quan sát, tức là kích cỡ mẫu đủ lớn để đạt phân phối chuẩn (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), trong phân tích nhân tố EFA, cần 5 quan sát cho 1 biến đo lường và kích cỡ mẫu khơng nên ít hơn 100. Tương tự, những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA là thơng thường thì số quan sát (kích cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Dựa vào số biến quan sát trong nghiên cứu này thì kích cỡ mẫu cần thiết ít nhất 100 trở lên. Tổng hợp cơ sở lý thuyết về mẫu thì tổng số người tiêu dùng dự kiến sẽ phỏng vấn là trên 200.

3.5. Kết quả nghiên cứu sơ bộ Bước 1: Nghiên cứu định tính Bước 1: Nghiên cứu định tính

Trong bước này, 8 người tiêu dùng, thường sử dụng trà xanh đóng chai được mời tham dự buổi thảo luận nhóm. Những người tiêu dùng này đều là sinh viên và cơng nhân viên, nên có khả năng nhận định vấn đề và phát biểu ý kiến để đóng góp cho ra bảng câu hỏi.

Trong quá trình thảo luận, đa số đều cho rằng câu phát biểu TR3: “Tôi rất tin tưởng vào lời đề nghị của đại lý bán lẻ tôi thường mua” không rõ nghĩa, không phù hợp với thực tế và đề nghị thay thế bằng câu phát biểu: “So với những sản phẩm cùng loại khác, tôi tin vào chất lượng sản phẩm trà xanh đóng chai hơn”. Tương tự, đa số đều cho rằng câu phát biểu PR3: “Giá của một sản phẩm là rất quan trọng đối với tôi” không rõ nghĩa, không phù hợp với thực tế của người tiêu dùng Việt Nam và đề nghị thay thế bằng câu phát biểu: “So với những sản phẩm cùng loại khác, sản phẩm trà xanh đóng chai có giá phù hợp”. Phát biểu QU3: “Có vị chua đặc biệt, tinh tế” được đa số đề nghị thay bằng câu phát biểu có tính chất tổng qt hơn: “Có vị đặc biệt, tinh tế”. Riêng trường hợp của câu phát biểu IT3: “Tôi muốn chi thêm một ít tiền để mua trà xanh đóng chai” tất cả những người tham dự thảo luận đều cho rằng không rõ nghĩa, không phù hợp với thực tế, dư thừa và đề nghị bỏ ra khỏi thang đo.

Như vậy, thang đo nháp 1 đã được thay thế, bổ sung và giảm bớt để trở thành thang đo nháp 2 với 15 biến quan sát và được trình bày ở Bảng 3.6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến ý định mua hàng, một trường hợp của trà xanh đóng chai , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)