Mở rộng quy mô ngân hàng cả về lượng và chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam (Trang 74 - 75)

Tùy theo điều kiện thực tế, các ngân hàng có thể thực hiện mở rộng quy mô theo nhiều phương thức khác nhau trong đó mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch là một trong những giải pháp cần được thực hiện. Theo số liệu được Ngân hàng thế giới cơng bố thì tính đến hết năm 2015 trung bình ở Việt Nam có 3,8 chi nhánh và phòng giao dịch phục vụ 100.000 khách hàng thấp hơn khá nhiều so với các nước trong khu vực. Hiện nay phần đơng chi nhánh, phịng giao dịch của các NH tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh trong khi những thị trường mới, các khu vực cơng nghiệp, nơng nghiệp tiềm năng vẫn cịn bỏ ngỏ. Do đó trong thời gian tới các NH nên tiếp tục mở rộng, chuyển dịch mạng lưới hoạt động về các khu vực nông thôn, các khu kinh tế mới. Vị trí mở chí nhánh phải là những nơi tập trung đơng dân cư, có hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối phát triển và được nhà nước hỗ trợ, khuyến khích đầu tư. Bên cạnh đó, NH có thể xem xét mở thêm các chi nhánh ở nước ngồi như Lào, Campuchia nhằm đa dạng hóa thị trường, tránh tập trung kinh doanh vào một khu vực nhất định. Việc mở rộng mạng lưới sẽ giúp NH đa dạng hóa được khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, giảm thiểu rủi ro tập trung. Ngoài ra để chiến lược mở rộng mạng lưới đạt hiệu quả NH cần thường xuyên rà soát, đánh giá lại thị trường cũng như hiệu quả hoạt động của các chi nhánh để từ đó có thể giảm bớt hoặc chuyển đổi những chi nhánh hoạt động khơng hiệu quả sang thị trường khác có tiềm năng phát triển hơn.

Mặt khác, ngân hàng cần thực hiện tuyển dụng và đào tạo cán bộ tín dụng mới nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường. Những cán bộ này không những phải đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ mà cịn phải có đạo đức nghề nghiệp và phù hợp với u cầu cơng việc đặt ra. Ngồi ra NH cần thường xuyên tổ chức các khóa

đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, bổ sung các kiến thức mới cho các cán bộ hiện hữu. Đồng thời cử các cán bộ trẻ có năng lực, đạt nhiều thành tích trong cơng tác đi đào tạo chun sâu khơng chỉ về nghiệp vụ tín dụng mà cịn cả về nghiệp vụ quản lý nhằm tạo nguồn nhân lực nòng cốt trong tương lai cho ngân hàng.

Thêm nữa, các ngân hàng nên tiếp tục đầu tư vào công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh. Nâng cấp các hệ thống, chương trình quản lý, kiểm sốt rủi ro qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Ngồi ra các NH cần nâng cao năng lực tài chính thơng qua kế hoạch tăng vốn hợp lý, cả vốn chủ sở hữu và vốn huy động từ các thành phần kinh tế. Từ đó tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, đồng thời mở rộng quy mô cho vay đến nhiều khách hàng, nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)