Ra chính sách tín dụng hợp lý phù hợp với từng thời kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam (Trang 76 - 77)

Chính sách tín dụng là hệ thống các biện pháp, quy định ngân hàng áp dụng nhằm hướng đến mục tiêu mở rộng hay hạn chế quy mơ tín dụng, hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do đó hồn thiện chính sách tín dụng là giải pháp quan trọng góp phần ngăn ngừa RRTD. Chính sách tín dụng hiệu quả khi phải đạt được những nội dung sau:

• Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng từ các doanh nghiệp, tổ chức xã hội tới các cá nhân, người tiêu dùng, ngân hàng, cơng ty tài chính…Do đó, chính sách tín dụng cần phải quy định rõ ràng khách hàng nào cần tập trung cấp tín dụng, khách hàng nào cần hạn chế và khách hàng nào kiên quyết khơng cấp tín dụng. Đồng thời xác định dư nợ tối đa cho từng ngành, từng khu vực, từng nhóm khách hàng liên quan.

• Xác định cơ cấu tín dụng với tỷ trọng phù hợp giữa các sản phẩm tín dụng, khơng tập trung cho vay q nhiều vào bất kỳ sản phẩm nào. Thời hạn cho vay vốn phải thỏa mãn chu kỳ sản xuất kinh doanh và thời hạn thu hồi vốn của dự

án đầu tư, luôn đảm bảo được tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức cho phép. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần lựa chọn phương thức cho vay chính của ngân hàng giữa cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay trả góp, cho vay thơng qua thẻ tín dụng…Mỗi phương thức cho vay sẽ có mức rủi ro và lợi nhuận khác nhau, vì vậy tùy theo tình hình thực tế mà NH lựa chọn phương thức cho vay phù hợp nhất.

• Xây dựng mức lãi suất phù hợp đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng và khả năng trả nợ của khách hàng. Lãi suất cho vay thường bao gồm lãi suất huy động cộng phần bù rủi ro, thuế, lợi nhuận. Ngồi ra mức lãi suất cịn phụ thuộc vào thời hạn cho vay, mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, loại tiền vay…

• Quy định danh mục các loại tài sản có thể chấp nhận làm tài sản đảm bảo và những loại tài sản không được ngân hàng chấp nhận làm tài sản đảm bảo. Xác định nguyên tắc định giá tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo ở mức hợp lý, đảm bảo khi rủi ro xảy ra có thể bù đắp thiệt hại cho ngân hàng.

• Quy định và chỉ ra trách nhiệm của từng người, từng bộ phận liên quan đến hoạt động thẩm định cho vay và giám sát sau khi cho vay của ngân hàng. Đảm bảo các thủ tục cần thiết cho việc tiếp nhận, xem xét, thẩm định, phê duyệt hồ sơ phải được thực hiện đầy đủ.

Để hạn chế rủi ro xảy ra, chính sách tín dụng của ngân hàng có thể phải thay đổi tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội đang xảy ra. Điển hình như khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì ngân hàng cần có chính sách tín dụng mở rộng, đẩy mạnh cho vay, điều kiện cấp tín dụng cũng được nới lỏng. Ngược lại, khi kinh tế khó khăn lạm phát cao NH cần phải thắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay qua đó góp phần giảm thiểu RRTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)