1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TRONG BỐ
1.3.2 Những bài học rút ra cho TP.HCM
- Một là, phát triển đồng bộ hệ thống thị trường ở khu vực thành thị, trong đó lấy phát triển thị trường hàng hóa là trọng tâm, làm cơ sở để phát triển các thị trường khác.
Đây là kinh nghiệm có giá trị cả về lý luận và thực tiễn đối với phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng tại TP.HCM trong giai đoạn hiện nay. Theo
kinh nghiệm của TP. Đà Nẵng cho thấy, song song với việc phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở TP. Đà Nẵng là việc thị trường du lịch cũng tăng trưởng mạnh mẽ là yếu tố tạo lên sức bật mới thúc đẩy thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng tại Đà Nẵng tăng theo.
- Hai là, về các chính sách và thủ tục có liên quan đến thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng.
Nhà nước nên ban hành những sửa đổi chính sách mới nhất liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các ngành thương mại, bao gồm bán lẻ để phù hợp với những cam kết khi gia nhập WTO, TPP,… Nhà nước có những chính sách, biện pháp thích hợp, kịp thời để tạo điều kiện và mơi trường cho các DN trong thị trường bán lẻ có thể liên kết và hoạt động một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, Nhà nước có những chính sách, các quỹ để phòng ngừa rủi ro, biến động từ nền kinh tế và các nguyên nhân khác.
- Ba là, đổi mới tư duy và nhận thức của các DN bán lẻ.
Các DN cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường ngành hàng tiêu dùng nhanh VN nói chung và thị trường ở TP.HCM nói riêng, phải tự đổi mới mình và tăng cường liên kết với nhau để giữ vững thị phần và phát triển ngành bán lẻ nội địa trong bối cảnh các nhà bán lẻ ngoại đang ra sức thâu tóm các thương hiệu Việt. Song song, các DN phải nỗ lực khắc phục điểm yếu, thiếu và mạnh dạn thay đổi, cởi mở trong tư duy, chiến lược để cạnh tranh công bằng với các nhà bán lẻ ngoại.
- Bốn là, xây dựng quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại hài hòa ở khu vực thành thị.
Kinh nghiệm tại TP. Đà Nẵng và TP. Cần Thơ cho thấy, quy hoạch thường phải chú trọng đến: 1) Vấn đề môi trường; 2) Vấn đề đảm bảo cạnh tranh cơng bằng giữa các loại hình bán lẻ hiện đại và truyền thống, giữa các loại quy mơ của loại hình ST; 3) Vấn đề đảm bảo quyền lợi của NTD; 4) Vấn đề đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các vùng, các địa phương, giữa các vùng nội thị và vùng ngoại thành; 5) Vấn đề bảo tồn sự phát triển kinh tế thành thị...
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 luận văn đề cập đến các khái niệm, vị trí, vai trị và một số lý thuyết cổ điển và hiện đại trên thế giới về thị trường cũng như bán lẻ, bán lẻ hàng hóa, các quan điểm của Đảng và Nhà nước có liên quan đến sự phát triển thị trường hàng tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với sự phân tích rõ ràng, cụ thể.
Bên cạnh đó, trong chương 1, tác giả đã nêu rõ các kinh nghiệm phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng của các thành phố lớn tại Việt Nam như TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ với những đặc điểm, đặc trưng riêng và thế mạnh của từng TP lớn để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm quý báu cho thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng tại TP.HCM.
Chương 1 trên cơ sở khái quát hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thị trường bán lẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế để làm nền tảng lý thuyết cho các chương sau làm rõ các nhiệm vụ nghiên cứu về đề tài này.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ Ở TP.HCM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA