Đặc trưng thị trường bán lẻ ở TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn TP HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 53 - 56)

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU

2.2.1 Đặc trưng thị trường bán lẻ ở TP.HCM

Phân loại thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở TP.HCM theo phân khúc người mua (người tiêu dùng): 1) Theo nghề nghiệp, gồm 3 khu vực: Khu vực

Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, Khu vực Công nghiệp – Xây dựng và Khu vực Dịch vụ ; 2) Theo giới tính, gồm: nam; nữ; 3) Theo tuổi tác, gồm:

người già; trung niên; thanh niên; trẻ em; 4) Theo thu nhập, gồm: người có thu nhập cao; người có nhập trung bình; người có thu nhập thấp;...

Phân loại thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở TP.HCM theo phân khúc người bán lẻ hàng hóa, gồm: người sản xuất trực tiếp bán lẻ; người chuyên kinh doanh bán lẻ; người vừa kinh doanh bán buôn, vừa kinh doanh bán lẻ.

Phân loại thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở TP.HCM theo phương thức bán lẻ, gồm: bán lẻ qua cơ sở bán lẻ (cửa hàng, ST, chợ,…); bán lẻ không qua

cơ sở bán lẻ (qua điện thoại, qua catalogs, qua mạng).

Phân loại thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở TP.HCM theo mặt hàng, gồm: hàng lương thực - thực phẩm (hàng lương thực; hàng thực phẩm; hàng đồ uống và thuốc lá); hàng phi lương thực - thực phẩm (hàng may mặc giầy dép và mũ nón; hàng nội thất và vật liệu xây dựng; hàng phương tiện đi lại; hàng đồ dùng gia đình; hàng giáo dục; hàng văn hố, thể thao, giải trí…). [29]

Đặc trưng cơ bản của thị trường bán lẻ ở TP.HCM

Ở TP.HCM, trình độ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trình độ phát triển của sản xuất, cung ứng và tiêu dùng hàng hóa nói riêng thường cao hơn so với khu vực khác trong cả nước. Mức độ chênh lệch về trình độ phát triển ở các nước càng kém phát triển sẽ càng cao. Những đặc trưng cơ bản của thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở TP.HCM, như:

Thứ nhất, thị trường bán lẻ ở TP.HCM rất đa dạng, phong phú về các loại hàng hóa và dịch vụ. Sự đa dạng này bắt nguồn từ sự đa dạng của các phân khúc NTD ở TP.HCM với nhiều tầng lớp dân cư đa dạng với thu nhập khác nhau.

Thứ hai, mức tiêu thụ của TP.HCM cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội. Trong hai tháng đầu năm 2016, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ TP.HCM ước đạt 120.931 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy sự phát triển của thị trường bán lẻ ở TP.HCM đã góp phần rất lớn cho sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam, qua đó, thúc đẩy quan trọng sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Thứ ba, TP.HCM là đầu mối phân phối hàng hóa bán bn của cả nước. Vì vậy, thị trường bán lẻ mang tính chất đa dạng, phức tạp trên các phương diện chủ thể kinh doanh (Trung ương, địa phương, nước ngồi,…), loại hình thị trường hàng hóa (truyền thống, hiện đại,…), phương thức bán hàng và thanh tốn,…

Thứ tư, do trình độ và thu nhập của NTD ở TP.HCM không ngừng được cải thiện, nên những yêu cầu chất lượng và vệ sinh an tồn thực phẩm nói riêng và chất lượng hàng hóa – dịch vụ nói chung, thương nghiệp có xu hướng khắt khe hơn rất nhiều.

Thứ năm, thương mại TP.HCM chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố khác nhau như chính trị, văn hóa, xã hội của TP.HCM đã tạo ra nét đặc thù riêng của thị trường bán lẻ của TP.HCM mà những khu vực khác trên cả nước khơng có được. Như kết quả khảo sát tại bảy thành phố lớn của Việt Nam trong

đó có TP.HCM cho thấy phụ nữ bị tác động mạnh hơn so với nam giới trong các tác động tiêu dùng và họ gây ảnh hưởng trực tiếp lên hành vi tiêu dùng hàng ngày. Ví dụ họ có thể điều chỉnh chi tiêu rất nhanh chóng sau các thơng tin tiêu cực từ truyền thông; họ thường cho điểm thấp hơn nam giới trước các câu hỏi về sự lạc quan tài chính gia đình.

Thứ sáu, TP.HCM đi đầu trong việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, cũng là nơi tạo ra khối lượng lớn về công việc cho người dân, nhưng song song đó là nạn thất nghiệp, mất việc làm cũng dễ xảy ra, kèm theo giá cả biến động liên tục và các vấn đề xã hội khác, đặc biệt là khi nền kinh tế có nhiều biến đổi phức tạp. Chính vì vậy, những chính sách an sinh xã hội nhằm mục đích chủ động cung cấp đầy đủ những mặt hàng thiết yếu tập trung phục vụ cho những đối tượng có thu nhập thấp hoặc sinh sống tại những khu vực trên địa bàn TP.HCM chưa được đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng cơ bản nhất của người dân là hết sức cần thiết để không những đảm bảo ổn định thị trường mà cịn đảm bảo ổn định chính trị - xã hội.

Thứ bảy, xét về khía cạnh cung cầu thì thị trường TP.HCM chưa từng xuất hiện tình trạng thiếu hụt cung so với cầu dẫn đến tình trạng giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Tuy nhiên, đã từng xảy ra những trường hợp găm hàng tạo ra tình trạng khan hiếm hàng hoặc có những thơng tin khơng chính xác nhằm gây hoang mang trong người dân để gây ra tình trạng tăng cầu ảo. Đây là những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến tình hình chính trị - xã hội, đặc biệt là đối với một đô thị đặc biệt trong nước và quốc tế như TP.HCM. Chính vì đặc điểm đó mà những biện pháp ổn định nguồn hàng nhằm dẫn dắt thị trường theo định hướng đúng đắn là điều mà chính quyền TP phải đặc biệt chú ý quan tâm. [15]

Thứ tám, NTD Việt Nam nói chung và NTD TP.HCM nói riêng ln có nhu cầu cao để được kết nối vào Internet mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt, việc mua hàng trên mạng của NTD trẻ đang gia tăng mạnh với các trang mạng bán hàng trực tuyến như: Zalora, Lazada… Bên cạnh đó, nhờ sự hỗ trợ trong kết nối cộng

đồng của các mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Twitter, Youtube… ngày càng nhiều mà các trang bán hàng qua mạng được NTD nhận dạng và ghi nhớ thông qua các trang quảng cáo được “đẩy” liên tục lên mạng xã hội này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn TP HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)