2.3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.3.2 Một số hạn chế, bất cập và nguyên nhân
Những hạn chế
Trước hết, về các chính sách hỗ trợ thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng
- Nhà nước chưa ban hành một số chính sách cần thiết đối với thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng trong khi Việt Nam vẫn có thể tận dụng triệt để thời gian hiệu lực và lộ trình thực hiện các FTAs và TPP; bên cạnh đó, Chính quyền TP.HCM chưa triển khai triệt để đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2016 - 2020. Sở Cơng thương TP.HCM chưa có những quy hoạch cụ thể cho việc phát triển thị trường bán lẻ, qua đó áp dụng các quy tắc ENT (cho phép các DN FDI được miễn đánh giá kiểm tra nhu cầu kinh tế), dành sự ưu tiên bán lẻ cho các DN TP.HCM… Chính phủ chưa thể xây dựng hồn chỉnh và triển khai Đề án phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam và các điều kiện khác tạo tiền đề hình thành những tập đồn bán lẻ mạnh có vai trị dẫn dắt, hỗ trợ phát triển thị trường cho DN TP.HCM. Không chỉ vậy, công tác tuyên truyền, công tác thông tin, truyền thông; về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn cịn nhiều bất cập.
Cơng tác quản lý kinh doanh tại các TTTM, ST và các chợ đã bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế từ khâu tổ chức quản lý hoạt động cũng như chiến lược phát triển hoạt động, chiến lược cạnh tranh và các yếu tố khác của quản lý chưa được hoạch định một cách khoa học và phù hợp để đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài của hệ thống kinh doanh hiện đại khi Việt Nam gia nhập WTO.
Bên cạnh đó, mặc dù quy mô thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở TP.HCM đã tăng nhanh trong những năm vừa qua, nhưng quy mô thị trường TP.HCM vẫn còn nhỏ so với các TP lớn của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Điều này thể hiện qua cơ sở hạ tầng TP.HCM nói chung, hạ tầng thương mại nói riêng còn rất thiếu và yếu so với các nước trong khu vực. Trên thị trường TP.HCM vẫn tồn tại phổ biến các loại hình bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng tư nhân), loại hình cửa hàng tự chọn chiếm 1,9% và siêu thị mới chỉ chiếm 0,42% số lượng cơ sở bán lẻ. Hơn nữa, quy mô của các cửa hàng bán lẻ phổ biến là quy mơ hộ gia đình, sử dụng ít lao động và thiếu tính chuyên nghiệp. Chợ ở địa bàn TP.HCM vẫn còn nhiều hạn chế như về khâu quản lý chợ, công tác điều hành thương nghiệp,... [4]
Thứ ba, công tác quản trị của DN bán lẻ TP.HCM còn nhiều yếu kém
- Doanh nghiệp bán lẻ TP.HCM còn thua kém nhà đầu tư nước ngoài nhiều mặt: hệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng tuy có nhiều cải tiến nhưng vẫn thiếu chuyên nghiệp, từ công nghệ quản trị chuỗi, tổ chức trưng bày hàng hóa, giá cả thiếu cạnh tranh và vẫn còn ở mức cao, nguồn hàng chưa phong phú, đa dạng, hàng hoá và các loại hình kinh doanh dịch vụ trong hệ thống kinh doanh hiện đại ở TP.HCM hiện nay vẫn chưa thực sự phong phú về chủng loại, chưa đáp ứng được yêu cầu mua hàng và các dịch vụ thường nhật của NTD, nhiều loại hình kinh doanh hiện đại vẫn chưa đạt các tiêu chuẩn quốc tế về hàng hoá, việc quản lý hàng hoá bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại cịn hạn chế, mức độ kiểm sốt chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng yêu cầu, chất lượng dịch vụ như chăm sóc khách hàng cũng chưa được quan tâm đúng mực mặc dù đây là yếu tố quan trọng để gia tăng lịng trung thành của khách hàng…; thiếu tính liên
kết giữa các lực lượng tham gia thị trường bán lẻ; có tình trạng doanh nghiệp trong nước không những không liên kết mà còn chơi xấu nhau như: bán dưới giá thành, khuyến mãi không lành mạnh… [4]
Không những thế, việc phân phối các sản phẩm nội địa - sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn cịn do chính các nhà sản xuất trong nước chưa ý thức được tầm quan trọng của hệ thống phân phối, chưa quan tâm tới vấn đề marketing, xây dựng thương hiệu để tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Thứ tư, quyền lợi của NTD chưa được đảm bảo
- Người tiêu dùng tại TP.HCM vẫn còn những thiệt thòi khi chưa được tối đa hóa cho việc thỏa mãn nhu cầu bản thân bởi những hạn chế về phát triển loại hình bán lẻ và năng lực kinh doanh, khả năng cung cấp các dịch vụ bán lẻ của các cơ sở bán lẻ, kể cả các loại hình bán lẻ tiên tiến cũng chưa mang lại khả năng thỏa mãn tốt nhất cho nhu cầu mua sắm của NTD TP.HCM. Đồng thời, NTD TP.HCM vẫn có thói quen mua sắm hàng hóa ở các cơ sở bán lẻ truyền thống, chưa quan tâm nhiều đến dịch vụ được cung cấp của các cơ sở bán lẻ.
Mặt khác, trên thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở TP.HCM hiện nay, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ,… vẫn còn khá phổ biến. Đây là những rủi ro mà NTD TP.HCM phải gánh chịu. Đồng thời, mối liên kết giữa các thương nhân bán buôn và bán lẻ, nhất là DN bán lẻ chưa chặt chẽ, do đó, mức độ rủi ro khi phát triển liên kết kinh doanh của các DN phân phối còn khá cao. Chi cục Quản lý thị trường TPHCM đã thống kê số liệu cho thấy, năm 2016 đã phát hiện 8.343 vụ vi phạm. Riêng kiểm tra chuyên ngành, lực lượng QLTT thành phố phát hiện gần 5.400 vụ vi phạm, xử phạt 5.043 vụ, nộp vào ngân sách nhà nước gần 134 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, lực lượng QLTT đã phối hợp với các đoàn liên ngành thành phố, quận huyện kiểm tra và phát hiện 2.947 vụ vi phạm. Trong đó, kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm, lập biên bản 773 vụ vi phạm. Các mặt hàng vi phạm phổ biến là thuốc lá nhập lậu, hàng nhập lậu, hàng giả, thực phẩm, mỹ phẩm… Theo Chi cục Quản lý thị trường, do biên chế
khơng đảm bảo, cùng với tình hình thị trường kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại tại diễn biến ngày càng phức tạp, trong khi vẫn phải tham gia nhiều đồn cơng tác liên ngành do thành phố, quận, huyện, thành lập, đơn vị đang gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát và quản lý địa bàn. [47]
Việc tự do hóa thương mại, đầu tư trong một số thị trường, lĩnh vực chưa sát hợp với thực tế phát triển của nền kinh tế. Chậm xây dựng hàng rào kỹ thuật cần thiết và hệ thống quản lý thị trường đủ năng lực và hiệu quả để bảo vệ thị trường trong nước, duy trì mơi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, ngăn chặn gian lận thương mại, hàng giả, hàng lậu và hàng độc hại. Điều này khiến cho quyền lợi của người tiêu dùng chưa thật sự được bảo đảm.
Nguyên nhân
Nhìn chung, thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nước ta nói chung và ở TP.HCM nói riêng tuy đã phát triển khá nhanh trong những năm vừa qua, nhưng vẫn cịn ở trình độ thấp cả về phương diện phát triển cầu và phương diện phát triển cung. Thực trạng này có nguyên nhân sâu xa từ trình độ kém phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung và tại khu vực TP.HCM nói riêng. Cụ thể:
- Mức GDP bình quân đầu người cả nước nói chung và của dân cư TP.HCM thấp, đang ở ngưỡng thu nhập trung bình. Theo phân loại mức thu nhập bình quân đầu người của Ngân hàng thế giới (WB): thu nhập “trung bình thấp” (bình quân từ 996 đến 3.945 USD/người/năm); thu nhập “trung bình cao” (bình quân từ 3.946 đến 12.195 USD/người/năm). Do đó, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của dân cư TP.HCM vẫn ở bậc thấp (theo thang nhu cầu của Maslow) – tỷ lệ chi cho nhu cầu cho ăn uống, hút cao, tập trung vào các mặt hàng giá rẻ, chất lượng thấp,...
- Tính trên tổng thể các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho thị trường bán lẻ thì hiện nay vẫn chưa có chính sách bảo hộ nào đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Điển hình như quy định ENT (xác định nhu cầu kinh tế trọng
điểm) chưa cụ thể và chưa phải là khung ENT ở cấp độ toàn quốc, mỗi địa phương áp dụng ENT một kiểu, khiến cho doanh nghiệp bán lẻ từng địa phương gặp khó.
- Các DN phân phối trong nước, nhất là các DN phân phối ở TP.HCM phổ biến phát triển từ nền tảng kinh doanh thấp, có quy mơ nhỏ, năng lực tài chính yếu, năng lực cung cấp dịch vụ thấp,... Vấn đề năng lực tài chính của các DN TP.HCM cịn hạn chế, những khó khăn về nguồn nhân lực như lao động phổ thông chưa qua đào tạo, thu xếp mặt bằng bán lẻ, trung tâm logistic, chi phí quảng bá bị khống chế ở mức 10%.. Số lượng thương nhân tại thị trường TP.HCM (chủ yếu là cá nhân, hộ kinh doanh) phát triển nhanh, nhưng nặng về tự phát. Hầu hết các chủ thể tham gia thị trường đều trong tình trạng thiếu vốn, dẫn đến chậm đầu tư đổi mới trang thiết bị, thuê mua mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh theo hướng quy mô lớn, văn minh hiện đại.
- Lực lượng thương mại tư nhân, bên cạnh những mặt tích cực trong việc tiếp cận NTD TP.HCM, cũng phát sinh khơng ít tiêu cực. Số vụ phát hiện bán hàng giả, hàng cấm sử dụng, hàng không bảo đảm chất lượng, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm do người bán ham lợi nhuận trước mắt... trên địa bàn TP.HCM phần lớn thuộc khu vực thương mại tư nhân.
- Cùng với những hỗ trợ từ phía Nhà nước thì bản thân các DN cũng chưa coi trọng xây dựng hình ảnh thương hiệu song hành với nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa.
- Trong việc hoạch định, xây dựng các DN phân phối bán lẻ chưa có sự thảo luận cởi mở giữa Nhà nước và các DN lớn. Trong khi miếng bánh thị trường không quá lớn nhưng vẫn xảy ra tình trạng như “quân ta đánh quân mình”, rất nhiều các DN trong nước tự “đánh nhau”, cạnh tranh không lành mạnh khiến tất cả các DN đều yếu, điều này đã tạo cơ hội lớn cho các DN nước ngồi tiến hành thâu tóm.
- Các hoạt động logistics từ sản xuất đến kho chứa, vận tải, phân phối, lưu thông… tuy đã phát triển từ nhiều năm nay nhưng cịn ở trình độ manh mún,
chắp vá và phân tán, mới dừng lại ở dạng lắp ghép cơ học chủ quan và tự phát hình thành hệ thống logistics của nền kinh tế. Các doanh nghiệp chuyên cung ứng dịch vụ logistics mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường TP.HCM, chưa vươn ra được thị trường khu vực và thế giới. Các điều kiện về kết cấu hạ tầng cứng và mềm cho sự phát triển của dịch vụ này ở Việt Nam còn rất hạn chế. Kết cấu hạ tầng giao thơng vận tải chưa hồn chỉnh, năng lực vận chuyển thấp. Khung khổ pháp lý đáp ứng yêu cầu phát triển của lĩnh vực này cịn yếu kém.
TĨM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 luận văn dựa trên nền tảng lý thuyết được đề cập ở chương 1 và các đặc điểm, đặc trưng, đặc thù riêng của thị trường bán lẻ tại TP.HCM để thống kê – mô tả, tổng hợp, phân tích thực trạng phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng từ năm 2010 – 2015.
Thách thức đối với doanh nghiệp Việt nói chung và doanh nghiệp TP.HCM nói riêng là nhiều vơ kể, nhất là về cạnh tranh trên thị trường bán lẻ trở nên gay gắt trong bối cảnh hội nhập kinh quốc tế sâu rộng như hiện nay. Bên cạnh đó, để có thể trụ vững và phát triển, các DN cần phải có sự nghiên cứu xu hướng tiêu dùng trong nước và trên thế giới cũng như phải thay đổi chính mình nhằm định hướng phát triển cho ngành bán lẻ trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới cũng như nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng.
Chính vì vậy, qua sự phân tích, đánh giá về phần thực trạng, tác giả nêu ra các kết quả đạt được; đồng thời tác giả cũng đề cập đến các hạn chế, bất cập đã và vẫn còn tồn tại cũng như các nguyên nhân của các hạn chế để làm cơ sở phân tích và đưa ra các nhóm giải pháp riêng biệt ở chương 3.
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ Ở TP.HCM TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ