KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH TẾ XÃ HỘI TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn TP HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48 - 53)

2.1.1 Vai trị, vị trí của TP.HCM

Kinh tế TP.HCM sớm đi vào kinh tế hàng hóa, phát triển kinh tế thị trường. Phát triển liên tục trong hơn 310 năm qua (tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng liên tục trên 10%; năm 2011 tăng 10,58% cao nhất cả nước).

Nền kinh tế có tính hội nhập quốc tế cao, có sự phát triển toàn diện, phong phú và đa dạng trên từng loại ngành nghề, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng (2 lĩnh vực trên chiếm khoảng 98% GDP TP.HCM). Kinh tế TP.HCM là nền kinh tế “mở” gắn kết chặt chẽ với khu vực và quốc tế.

Trong nền kinh tế TP.HCM, lĩnh vực thương mại, xuất – nhập khẩu giữ vai trò hết sức quan trọng, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế những vùng xung quanh phát triển theo.

TP.HCM nằm ở vị trí hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với 8 tỉnh thành: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang.

TP.HCM là trung tâm về nhiều mặt của Nam Bộ và cả nước: trung tâm chính trị - hành chính, trung tâm kinh tế, trung tâm khoa học cơng nghệ, trung tâm lưu thơng hàng hóa, trung tâm xuất nhập khẩu.

TP.HCM có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển tương đối quy mô và đồng bộ: đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường khơng.

TP.HCM có điều kiện địa lí tự nhiên hết sức thuận lợi tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế: ít bão, khí hậu ơn hịa, giữa vùng Đông Nam Bộ giàu tài nguyên và vùng Tây Nam Bộ giàu lương thực, …

Nguồn nhân lực đa dạng và phong phú, tập trung đội ngũ lao động có chất xám cao chiếm trên 40% cả nước.

TP.HCM có tiềm năng rất lớn về huy động các loại nguồn vốn: vốn đầu tư từ nước ngoài FDI, vốn từ kiều bào ở nước ngoài gửi về, vốn huy động từ trong dân qua ngân hàng, vốn từ Trung ương đầu tư lại cho TP.HCM.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội TP.HCM

 Đặc điểm xã hội của TP.HCM

Dân số và đặc điểm dân cư TP.HCM

Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, đến năm 2012, dân số toàn TP.HCM đạt gần 7.750.900 người, với diện tích 2095,6 km2, mật độ dân số đạt 3699 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 6.433.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.317.700 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 7,4 ‰. Trong các thập niên gần đây, TP.HCM ln có tỷ số giới tính thấp nhất Việt Nam, luồng nhập cư từ các tỉnh khác vào TP.HCM ln có số nữ nhiều hơn số nam. Năm 2015, TP.HCM có 8.224.000 triệu người. [40]

Thu nhập của người dân TP.HCM

Theo số liệu điều tra về GDP và thu nhập bình quân đầu người năm 2015, tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn TP.HCM ước đạt 961.960 tỷ đồng, tăng 9,8% - gấp 1,5 lần so với cả nước (GDP cả nước ước đạt 6,5%). [37] GDP năm 2015 của TP.HCM tăng cao nhất so với 3 năm gần đây khi GDP năm 2012 tăng 9,2%; năm 2013 tăng 9,3% (là 4.513 USD); năm 2014 tăng 9,6%. GDP bình quân đầu người đạt 5.538 USD. [41]

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP ở TP. HCM

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2015)

Thu nhập bình quân đầu người của người dân TP.HCM đến hết năm 2015 đạt 5.538 đô la Mỹ/người/năm, tăng hơn 73% so với năm 2010. Ngoài ra, TP.HCM đã kéo giảm chênh lệch thu nhập các nhóm dân cư từ 10 lần vào năm 1992 xuống còn 6,6 lần năm 2014, giảm chênh lệch mức sống giữa thành thị - nông thôn từ 1,8 lần năm 2008 xuống còn 1,2 lần năm 2014; đến cuối tháng 6/2016, số hộ dân có thu nhập dưới 21 triệu đồng/người/năm chỉ còn 3,32%.

 Đặc điểm kinh tế của TP.HCM

Tình hình sản xuất, chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở TP.HCM

Theo UBND TP.HCM, do chủ động chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, phù hợp với tình hình thực tế ở các địa phương, năm 2015, ngành nơng nghiệp của TP này vẫn duy trì đà tăng trưởng 5,9%, cao hơn bình quân cả nước hơn 2 lần (2,4%). Ngành nông nghiệp TP.HCM đã tổ chức và hướng dẫn mơ hình sản xuất rau theo quy trình VietGAP cho các hộ nông dân, theo đó, trong năm 2015, TP.HCM đã chứng nhận VietGAP cho gần 100 tổ chức, cá nhân, nâng tổng số tổ chức, cá nhân sản xuất rau theo quy trình VietGAP lên 721. Các chương trình trọng điểm của ngành nông nghiệp đã đạt kết quả khả quan. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của TP.HCM tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm diện tích trồng lúa một vụ, kém hiệu quả sang các cây trồng, vật

chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hiện trồng trọt chiếm tỷ trọng 23,3%, chăn nuôi 41,4% và thủy sản 28,3%.

Ngoài ra, các DN TP.HCM còn xuất khẩu 262 tấn hạt giống sang Mỹ, Nhật, lãnh thổ Đài Loan, Israel, châu Âu. TP.HCM hiện có 22 DN xuất khẩu rau, quả với trên 11.100 tấn, thị trường chủ yếu là Trung Quốc, Nhật và châu Âu, đồng thời xuất khẩu 12 triệu cá cảnh, kim ngạch xuất khẩu khoảng 11 triệu USD, tăng 12% so năm 2014. Đây là kết quả khả quan của quá trình chuyển dịch sản xuất từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp đô thị mà TP.HCM đã chủ động thực hiện từ hơn 10 năm trước.

Đến nay, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu ngành nơng nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị được TP.HCM tiếp tục ưu tiên triển khai, trong năm 2015, đã có trên 1.100 quyết định phê duyệt phương án, tính từ năm 2011 đến nay đã có trên 5.200 quyết định phê duyệt, trên 17 nghìn lượt vay, với tổng vốn vay 4.611 tỷ đồng. [39]

Trong những năm qua, TP.HCM luôn nỗ lực ưu tiên nguồn vốn cho những dự án khuyến khích đầu tư thuộc các lĩnh vực trọng yếu, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ - thiết bị, nâng cao năng suất và cung ứng hàng hóa phục vụ thị trường nội địa cũng như xuất khẩu. Đặc biệt nhờ vào sự góp sức của Chương trình kích cầu thơng qua đầu tư mà bốn ngành cơng nghiệp trọng yếu chuyển dịch theo đúng định hướng của TP, tăng tỷ trọng chiếm trong tồn ngành cơng nghiệp từ 54% (năm 2006) lên 57% (2010), 57,9% (2013) và 59,4% (2014). Cụ thể từ số liệu thống kê năm 2014 của Sở Cơng Thương cho thấy, cơ khí chiếm 19%; điện tử - cơng nghệ thơng tin 4,1%; hóa chất - nhựa - cao su 19,2%; chế biến lương thực - thực phẩm 17,2%. Hai ngành truyền thống gồm dệt may và da giày chuyển dịch dựa trên phương án thực hiện di dời các cơ sở thâm dụng lao động giản đơn đến các địa phương có lợi thế về lao động; củng cố, chuyển dịch sang những khâu có giá trị gia tăng cao như thiết kế, sản xuất thời trang… Do đó, tỷ trọng hai ngành dệt may và da giày đạt mức 17,9% trong năm 2014.

2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại TP.HCM trong bối cảnh HNKTQT HNKTQT

Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng, với vai trò và vị trí đầu tàu trong nhiều lĩnh vực của đất nước, TP.HCM đã và đang có nhiều nỗ lực "vì cả nước, cùng cả nước," phát huy tinh thần không ngừng đổi mới để phát triển bền vững và hội nhập quốc tế thành công. Qua 30 năm đổi mới, kinh tế TP.HCM đã từng bước thể hiện vai trò dẫn đầu. Điều này được minh chứng qua những con số ấn tượng như đóng góp thu ngân sách của TP.HCM vào ngân sách cả nước năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2011 đóng góp vào ngân sách của TP.HCM chiếm 27,7%, năm 2014 chiếm 30%, tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 2006 - 2010. GDP bình quân đầu người của TP.HCM tăng 12%/năm, đến năm 2015 đạt 5.538 USD/người. Vai trị, vị trí của TP.HCM về kinh tế đối với cả nước ngày càng khẳng định, tỷ trọng kinh tế TP.HCM trong nền kinh tế đất nước ngày càng cao, từ 18,3% năm 2011 tăng lên 21,5% năm 2014. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, TP.HCM cũng thực hiện nhiều chính sách thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các ngành, lĩnh vực phù hợp quy hoạch phát triển, chú trọng công nghệ cao và các ngành cơng nghiệp trọng yếu.

Tính đến hết năm 2015, trên địa bàn TP.HCM có 5.765 dự án đầu tư nước ngồi cịn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn hơn 40,5 tỷ USD. Tỷ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài năm 2011 chiếm 23% và ước tính năm 2015 chiếm 24,5%. [39]

Bên cạnh chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế chưa cao; tỷ trọng các ngành cơng nghiệp và dịch vụ có giá trị gia tăng cao cịn thấp; quy mô, tỷ trọng của khu vực kinh tế tập thể còn nhỏ, kết quả kết hợp phát triển với các địa phương còn hạn chế... Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu; kết cấu hạ tầng vẫn cịn tình trạng q tải, cản trở tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.

Về lĩnh vực kinh tế, sự tồn tại lớn nhất của TP.HCM là cơ cấu kinh tế thiếu cạnh tranh đang đối diện với thách thức trong quá trình hội nhập khu vực

và thế giới. Thách thức về quản lý đô thị lớn nhất của TP.HCM là sự bất cập giữa trình độ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng kinh tế và yêu cầu cải thiện dân sinh. Đánh giá được lợi thế cùng những hạn chế của mình, TP.HCM đã có những chương trình, giải pháp cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu “Xây dựng TP.HCM có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình; có vai trò động lực trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - cơng nghệ của khu vực Đông Nam Á”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn TP HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)