Thực trạng nhu cầu hàng hóa của dân cư TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn TP HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 56 - 58)

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU

2.2.2 Thực trạng nhu cầu hàng hóa của dân cư TP.HCM

Sở thích, tâm lý và thị hiếu của NTD TP.HCM

Theo kết quả được nghiên cứu bằng phương pháp kết hợp định tính và định lượng về mức độ tự tin và đo lường tình trạng kinh tế cá nhân của NTD ở TP.HCM dựa trên số liệu kinh tế tổng quát theo thông tin từ Tổng Cục Thống kê VN của Nielsen vào năm 2009 – thời điểm khủng hoảng kinh tế có sự ảnh hưởng rõ rệt đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế TP.HCM nói riêng cho thấy:

 Xu hướng ra quyết định của NTD tại TP.HCM thiên về tính cá nhân và dễ tiếp nhận cái mới hơn – họ thường mua đa dạng những sản phẩm/ hàng hóa khơng sản xuất tại VN  NTD TP.HCM ít trung thành với những sản phẩm/

hàng hóa made in VN.

 NTD tại TP.HCM sống cho hiện tại và đa số thu nhập đều dành cho chi tiêu - điều này thúc đẩy thói quen tiêu dùng của họ cũng tương tự với tiêu chí… “Tơi sẽ mua nó nếu tơi cần thiết.” Đây là thói quen tiêu dùng nhanh và sở thích tùy hứng.

 Tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới có sự tác động nhất định đến thái độ và thói quen mua sắm của NTD như: Thói quen tiết kiệm có khuynh hướng tăng lên nhiều hơn so với lúc nền kinh tế ổn định: 52%. Bên cạnh đó, NTD TP.HCM tuy khơng hồn tồn cắt giảm mua sắm nhưng khơng cịn tâm lý tiêu dùng thoải mái như trước: 52% và thói quen giải trí cịn 38%. Mặc dù vậy, NTD TP.HCM khơng có sự thay đổi đáng kể trong thói quen tiêu dùng của họ mà chỉ thay đổi phương thức mua sắm – họ vẫn tiêu dùng với số lượng như cũ nhưng sử dụng các hàng hóa thay thế của các thương hiệu rẻ hơn hoặc vẫn là các thương hiệu cũ nhưng với số lượng ít hơn. [1] [38]

Trong quý 1/2016, tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh tại 6 thành phố lớn chỉ đạt 3.6%, thấp hơn mức tăng GDP là 5.5%. Điều này cho thấy khi thu nhập của NTD đạt đến một mức nhất định nào đó, thì mong muốn tiêu dùng của người dân cũng sẽ thay đổi. NTD ở khu vực thành thị (đặc biệt tại 6 thành phố chính) ngày càng có những địi hỏi cao hơn và họ cũng mong chờ có những sự lựa chọn tốt hơn. Họ đang tìm kiếm những sản phẩm sáng tạo và đổi mới cũng như chờ đợi những trải nghiệm tiêu dùng mới. Thiếu sự sáng tạo thì các mặt hàng tiêu dùng nhanh sẽ dần trở thành các mặt hàng cơ bản, khi đó NTD vẫn sẽ mua sản phẩm nhưng sẽ dừng lại ở mức vừa đủ, do đó sẽ khơng tạo nên sự đột phá về tăng trưởng.

Tổng cầu của dân cư TP.HCM từ năm 2010 đến năm 2016

Bởi sự ảnh hưởng không nhẹ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến sự tăng trưởng của nền kinh tế VN nói chung và kinh tế TP.HCM nên từ năm 2010 đến năm 2013 mặc dù vào thời điểm tháng cuối cùng của năm nhưng thị trường hàng hóa mới bắt đầu khởi động và chưa được sôi động như những năm trước khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, NTD tiết kiệm chi tiêu nhiều hơn do giá cả hàng hóa trong năm biến động tăng lớn. Do tình hình kinh tế vẫn chưa hết khó khăn nên NTD đã tiết giảm tối đa cho việc chi tiêu và kén chọn kỹ hơn trong tiêu dùng. Chính vì điều này đã tạo ra những khó khăn và áp lực rất lớn cho các DN sản xuất và bán lẻ tiếp tục tìm kiếm bổ sung nguồn hàng và tăng cường khuyến mãi dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao khả năng doanh thu. Các đơn vị bán lẻ đã tổ chức nhiều hoạt động khuyến mãi, giảm giá tại các siêu thị, trung tâm thương mại… để kích thích tiêu dùng, tuy nhiên, do tình hình kinh tế cịn khó khăn, vì vậy sức mua chưa tăng cao.

Năm 2014 là năm hoạt động tích cực của các đơn vị thương mại dịch vụ TP.HCM. Với tác động tích cực từ chương trình bình ổn thị trường, mở rộng mạng lưới bán lẻ, các hoạt động tăng cường sức mua như giảm giá, khuyến mãi... giúp tăng sức mua trong năm, tuy chưa chuyển biến mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn TP HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)