3.2 PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN
3.2.1 Phương hướng phát triển thị trường bán lẻ TP.HCM trong bối cảnh
BÁN LẺ TP.HCM TRONG BỐI CẢNH HNKTQT
3.2.1 Phương hướng phát triển thị trường bán lẻ TP.HCM trong bối cảnh HNKTQT HNKTQT
Một là, nghiêm chỉnh chấp hành các luật lệ của WTO và tuân thủ thực hiện các cam kết của Việt Nam đối với WTO
Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về các vấn đề pháp lý chung và minh bạch hóa vừa rộng vừa cụ thể. Các cam kết này cao hơn các quy tắc liên quan trong các Hiệp định của WTO và tương tự như các cam kết WTO của Trung Quốc và gần giống với cam kết của Việt Nam trong BTA. Có thể nói rằng mặc dù các cam kết có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau nhưng tất cả các cam kết về các vấn đề pháp lý chung và minh bạch hóa là phù hợp với các nỗ lực cải cách trong nước để xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa trên cơ sở pháp trị và dân chủ. Điều này có nghĩa là các cam kết WTO trong các lĩnh vực này sẽ thúc đẩy cải cách trong nước nhanh hơn và sâu hơn. Tuy nhiên, tự do hóa thương mại khơng phải là khơng có cái giá của nó; có chi phí, khó khăn và thách thức gắn với việc thực hiện các cam kết WTO của Việt Nam. Vì vậy, để có thể thực thi hiệu quả các cam kết WTO về các vấn đề pháp lý chung và minh bạch hóa để tận dụng các lợi ích của cam kết và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra thì cần phải có sự nỗ lực của Chính phủ, DN và tồn xã hội.
Đối với Chính phủ
Việc thực thi hiệu quả các cam kết WTO phụ thuộc phần lớn vào tầm nhìn và kế hoạch của Chính phủ về việc sẽ thực hiện các cam kết như thế nào (mặc dù việc thực hiện cam kết là vấn đề khơng phải bàn cãi). Do đó, cần có một tầm nhìn rõ ràng, đầy đủ và chi tiết và cần đưa ra một kế hoạch được thiết kế phù hợp. Kế hoạch này cần đưa ra các công việc cho tất cả các cấp chính quyền và đảm bảo sự đồng bộ với các nỗ lực cải cách khác trong nước (hành chính, pháp lý và tư pháp). Kế hoạch cần bao gồm các biện pháp sau:
- Các biện pháp về lập pháp: rà soát các văn bản pháp lý, quy định và các biện pháp áp dụng chung hiện hành để tìm ra các điểm khơng phù hợp với các quy tắc và cam kết trong WTO. Dựa trên kết quả rà soát, cần đưa ra các đề xuất pháp lý cụ thể. Điều quan trọng là các cam kết cần được áp dụng một cách khả thi đối với tất cả các đối tượng: sản phẩm, dịch vụ, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước;
- Phát triển nguồn nhân lực: Cần xây dựng các chương trình giáo dục và đào tạo liên quan tới WTO. Việc này cần làm song song với các cải cách hành chính cần thiết trong cơ cấu của Chính phủ, dịch vụ cơng và các thủ tục hành chính;
- Xây dựng sự đồng thuận thông qua phổ biến thông tin về WTO một cách hiệu quả hơn.
Đối với doanh nghiệp
Các doanh nghiệp nếu được trang bị đầy đủ thông tin và kiến thức về WTO thì sẽ học hỏi nhanh chóng để cạnh tranh trong mơi trường mới. Do đó, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Các chương trình nâng cao nhận thức cụ thể về WTO cần được xây dựng cho doanh nghiệp và vì doanh nghiệp. Ở đây, bên cạnh hướng dẫn và thơng tin từ Chính phủ, các hiệp hội doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên sẽ không đạt được hiệu quả nếu như các doanh nghiệp khơng tích cực và chủ động;
- Các doanh nghiệp cần tăng cường năng lực (thông qua nhiều phương tiện khác nhau như phát triển nguồn nhân lực, sử dụng luật sư, cập nhật thông tin, v.v…) để tận dụng các quy tắc pháp lý mới (đưa ra ý kiến về việc dự thảo luật và quy định, có phản ứng hợp lý khi bị tác động trên cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài ).
Tất cả các bên liên quan và các nhóm có lợi ích đều cần phải được tham vấn để có được nhận thức chung về việc thực hiện các cam kết WTO. Do đó, cần thiết lập một cơ chế vận hành tốt để xử lý các luồng thông tin ba chiều:
- Từ Chính phủ tới xã hội (trên xuống dưới); - Từ xã hội tới Chính phủ (dưới lên ); và
- Giữa các bên liên quan và các nhóm có lợi ích (ngang).
Do có một số tác động phi thương mại (ví dụ như văn hóa, đạo đức, mơi trường) mà các cam kết WTO có thể đem lại, cần có các biện pháp tự vệ về mặt xã hội và đánh giá rủi ro. [46]
Hai là, đẩy mạnh cải cách và nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật
Đẩy mạnh cải cách lập pháp, hành pháp và tư pháp, đổi mới tư duy và quy trình xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, cải cách hành chính, cải thiện tính hiệu quả, minh bạch, cơng khai của việc xây dựng các công cụ pháp luật, thực thi chức năng Tài phán công quyền, của hoạt động xét xử. Tiếp tục giải quyết triệt để các thách thức trong đổi mới tư duy lập pháp, hành pháp, tư pháp, thách thức trong cải cách kinh tế, pháp lý, tư pháp, hành chính. Thực hiện thành cơng với bên ngoài các quyền và nghĩa vụ thành viên WTO cũng có nghĩa là thực hiện thành công đổi mới tư duy lập pháp, hành pháp, tư pháp, cải cách kinh tế, cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, cải cách hành chính trong nước, giảm thiểu các tranh chấp đối với Việt Nam. Hoàn thiện cơ chế để tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Ba là, chủ động tăng cường phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Phát triển nguồn nhân lực có trình độ, bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước có đủ năng lực trong hoạch định, quản lý và điều hành; phát triển số lượng và chất lượng đội ngũ trực tiếp kinh doanh thương mại có trình độ, kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường, trong hội nhập; phát triển đội ngũ nhân viên, công nhân lành nghề, thông thạo nghiệp vụ trong tác nghiệp.
Bốn là, tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, thơng thống, minh bạch; tăng cường thu hút đầu tư; khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển và tăng cường cạnh tranh hợp tác
Những rào cản trong việc tiếp cận thị trường bao gồm thiếu minh bạch, tệ nạn quan liêu và sự can thiệp của Chính quyền, đặc biệt ở cấp tỉnh (ví dụ các yêu cầu đăng ký nghiêm ngặt đối với các doanh nghiệp nước ngoài), thiếu một hệ thống luật pháp thích hợp và các tiêu chuẩn hàng hóa ln thay đổi và việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù khơng có việc vi phạm các cam kết gia nhập WTO, nhưng những điều này phản ánh thực trạng trong kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, những vấn đề này có thể dẫn đến những lạm dụng mang tính hành chính.
Những vấn đề liên quan đến tính minh bạch bao gồm những quy định mập mờ làm cho phạm vi sử dụng các biện pháp hành chính, việc kéo dài thủ tục hành chính, bảo hộ, hoặc hối lộ. Tuy vậy, vấn đề này thường xảy ra chủ yếu với các doanh nghiệp bán lẻ nhỏ nước ngồi và ít xảy ra hơn với các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia. Vấn đề minh bạch có thể mất nhiều thời gian để giải quyết và đòi hỏi xây dựng được một hệ thống thể chế mạnh như tòa án, và các quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc chính quyền Trung ương hạn chế quyền hạn của chính quyền địa phương và những áp lực q lớn từ nước ngồi có thể dẫn đến những tác dụng ngược quản lý chuỗi cung cấp một cách hiệu quả – nhưng điều này sẽ khó mà đạt được nếu thiếu một hệ thống bán lẻ của riêng mình. Tuy vậy, quy mơ cần thiết là điều kiện để hỗ trợ một mạng lưới phân phối toàn quốc. Nếu các nhà bán lẻ nước ngoài thiếu một quy mơ cần thiết để có thể phục vụ được một mạng lưới phân phối tồn quốc, thì các cơng ty này khơng có lựa chọn nào khác ngồi việc phụ thuộc vào các nhà bán lẻ Việt Nam.
Năm là, xu hướng M&A sẽ tiếp tục lan rộng trong những năm tới
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, DN và chính quyền TP.HCM đang đứng trước nhiều thách thức, nhưng dường như sự chuẩn bị của các DN hiện tại lại chưa xứng tầm. Điển hình là mặc dù việc nắm bắt
thông tin về các hiệp định là vô cùng quan trọng, nhiều doanh nghiệp – đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa - chưa được trang bị đầy đủ hoặc ít khả năng tiếp cận thông tin cơ bản về các FTA. Hậu quả là các doanh nghiệp khơng tận dụng được lợi ích từ FTA. Kết quả một cuộc khảo sát đầu năm 2015 của VCCI cho thấy tỷ lệ DN Việt nói chung và DN TP.HCM hiểu và sẵn sàng cho các sân chơi như TPP, AEC chỉ khoảng 20 - 30%. Hầu hết các DN gần như “mù tịt” về lộ trình của Việt Nam trong AEC. Đáng lo ngại hơn, có tới 60 - 70% DN được khảo sát cho rằng các hiệp định này không mấy ảnh hưởng đến họ.
Bên cạnh đó, mơi trường kinh doanh chưa đủ minh bạch, thơng thống và còn thiếu một hệ thống pháp luật đồng bộ, hiệu quả. Đồng thời, việc cải cách khung thể chế kinh tế sẽ đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp phải tái cấu trúc cách tổ chức hoạt động, cách sử dụng các nguồn lực, cũng như hệ thống công nghệ,… như thế, doanh nghiệp mới có thể tồn tại trong mơi trường kinh doanh thay đổi.
Thêm nữa, thị trường tiêu thụ trong nước đang chào đón hàng hóa nhập khẩu có chất lượng, thương hiệu và giá cả cạnh tranh hơn từ các nước đối tác FTA và đây cũng chính là một thách thức khác đối với các nhà sản xuất trong nước. Hàng hóa Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu hấp dẫn khách hàng nội địa và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của các khu vực thị trường như EU, Mỹ, Nhật Bản,…
Tương tự, nhiều thách thức đang nổi lên từ các yêu cầu khắt khe hơn trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ mơi trường và trách nhiệm doanh nghiệp. Việc tuân thủ các yêu cầu này sẽ khiến chi phí sản xuất và vận hành tăng, dẫn tới việc doanh nghiệp hoặc phải chuyển gánh nặng tài chính cho người tiêu dùng, hoặc phải tự chịu chi phí mà giảm biên lợi nhuận.
Để tận dụng được cơ hội, DN TP.HCM cần chủ động thay đổi để nắm bắt cơ hội vượt qua thách thức là yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên câu hỏi nằm ở chỗ các doanh nghiệp sẽ vượt qua các rào cản hiện hữu như thế nào để đáp ứng một
cách hiệu quả kỳ vọng thay đổi và thực sự đạt được lợi ích do các cơ hội mang đến.
Những phương hướng trên nhằm để giảm thiểu rủi ro, tạo đà phát triển và định hướng phát triển thị trường bán lẻ trên địa bàn TP.HCM một cách hệ thống và bền vững trong bối cảnh hội nhập, cần có những chính sách hỗ trợ về nguồn hàng, mặt bằng, vốn, lao động, nhất là tạo điều kiện cho DN bán lẻ tiếp cận mặt bằng để phát triển thì mới có thể cạnh tranh được với các DN bán lẻ nước ngoài.
3.2.2 Mục tiêu phát triển thị trường bán lẻ TP.HCM trong bối cảnh HNKTQT
Mục tiêu tổng quát
Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở TP.HCM trong giai đoạn 2016 – 2020 nhằm nâng cao trình độ văn minh, hiện đại; đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn TP; phát triển đa dạng các kênh phân phối; ổn định giá cả trên thị trường; góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư TP.HCM; thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước đối với các vùng cịn khó khăn trên địa bàn TP.HCM.
Mục tiêu cụ thể
+ Nâng cao thu nhập và quỹ mua dân cư trên địa bàn TP.
+ Trong giai đoạn 2016 – 2020 tập trung nghiên cứu, xây dựng và áp dụng mơ hình và chính sách nhằm phát triển các kênh phân phối phù hợp với điều kiện thị trường của từng quận, huyện trên địa bàn TP.HCM.
+ Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó, tập trung nguồn nhân lực cho những ngành, lĩnh vực có vai trị quyết định, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội thành phố; đặc biệt tập trung nguồn nhân lực cho ngành có hàm lượng cơng nghệ, giá trị gia tăng cao,
bảo đảm nhu cầu chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp trọng yếu và xuất khẩu lao động.
+ Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn TP.HCM, trước hết là hiệu quả của công tác chống buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép; tạo sự chuyển biến căn bản và thực chất trong công tác quản lý chất lượng hàng hố lưu thơng trên thị trường TP.HCM, nhất là những mặt hàng có liên quan đến sức khoẻ con người và môi trường sống. [35]
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG TẠI TP.HCM TRONG BỐI CẢNH HNKTQT
3.3.1 Nhóm giải pháp về hồn thiện cơ chế, chính sách
Một là, việc xây dựng và triển khai những chính sách kịp thời và hợp lý
Nhà nước cần sớm ban hành một số chính sách đối với thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng, đặc biệt trong khi Việt Nam cịn thời gian hiệu lực và lộ trình thực hiện các FTAs và TPP, bên cạnh đó, Chính quyền TP.HCM tiếp tục mạnh mẽ triển khai đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2016-2020. Sở Công thương TP.HCM cần quy hoạch lại việc phát triển thị trường bán lẻ, qua đó áp dụng các quy tắc ENT (cho phép các doanh nghiệp FDI được miễn đánh giá kiểm tra nhu cầu kinh tế), để ưu tiên bán lẻ cho các DN TP.HCM… Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng và triển khai Đề án phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam và các điều kiện khác để hình thành những tập đồn bán lẻ mạnh có vai trị dẫn dắt, hỗ trợ phát triển thị trường cho DN TP.HCM.
Đẩy nhanh việc rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn ngành thành tiêu chuẩn quốc gia; chuyển đổi các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn và
tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng thành quy chuẩn quốc gia; Hỗ trợ xây dựng và triển khai hoạt động tiêu chuẩn hoá tại các doanh nghiệp; chỉ đạo, giám sát chặt chẽ việc thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chất lượng và An tồn vệ sinh thực phẩm, Luật Mơi trường,…
Mơi trường đầu tư, kinh doanh cần chú trọng cải thiện; tăng cường thực hiện nhiều chính sách thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các ngành, lĩnh vực kinh tế phù hợp chiến lược và quy hoạch phát triển thành phố, chú trọng công nghệ cao và các ngành cơng nghiệp trọng yếu. Kích thích tổng vốn đầu tư xã hội tăng, hiệu quả đầu tư ngày càng nâng cao hơn nữa. Điển hình như giai đoạn 2006 - 2010 một đồng vốn ngân sách thu hút 8,5 đồng vốn xã hội, giai đoạn 2011 - 2015 thu hút hơn 12,5 đồng.
Hoàn thành và tổ chức triển khai có hiệu quả việc Quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020.