Phường văn minh đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong xây dựng phường văn minh đô thị tại thành phố cà mau (Trang 29)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

2.1.6. Phường văn minh đô thị

Sau khi quán triệt Thông tư số 02 ngày 24/01/2013 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Quyết định số 15 ngày 06/6/2014 của UBND tỉnh Cà Mau; và các văn bản chỉ đạo của cấp trên về xây dựng “Phường đạt chuẩn Văn minh đô thị”, “Thị trấn đạt chuẩn Văn minh đô thị” trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy – UBND thành phố Cà Mau, để đạt chuẩn Phường văn minh đô thị phải đạt một số tiêu chuẩn theo quy định, điển hình như:

Tiêu chuẩn 1: Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách, Pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương

a) 95% trở lên hộ gia đình trên địa bàn chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phịng - an ninh; tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, hoạt động văn hóa, thể thao do địa phương và cấp trên tổ chức phát động;

b) Đảng bộ hàng năm đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh; khơng có chi bộ yếu kém;

c) Giữ gìn tốt an ninh trật tự, an tồn xã hội; khơng có cán bộ, đảng viên vi phạm các tệ nạn xã hội; thực hiện tốt văn hóa trong giao tiếp, ứng xử; nội bộ cán bộ phường và nhân dân đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau thi đua lao động sản xuất, hoàn thành tốt nhiệm vụ của địa phương; chính quyền và các đồn thể chính trị xã hội được cộng nhận vững mạnh, hoạt động có hiệu quả đạt các danh hiệu thi đua hàng năm, khơng có tổ chức yếu kém;

d) 100% khóm xây dựng quy ước cộng đồng; Ban vận động xây dựng khóm văn hóa hoạt động hiệu quả; sinh hoạt và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao;

đ) Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức các hoạt động để nhân dân tổ chức chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; đấu tranh phòng chống tham nhũng; không khiếu kiện đông người, vượt cấp; khơng có điểm nóng về an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; khơng có các tệ nạn xã hội; khơng có trọng án xảy ra;

e) Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính theo quy chế một cửa. Cán bộ, cơng chức, viên chức nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ; không gây phiền hà, sách nhiễu với tổ chức, cá nhân đến giao dịch công tác.

Tiêu chuẩn 2: Phát triển kinh tế, quản lý kiến trúc, xây dựng đô thị theo quy hoạch

a) Đời sống kinh tế của nhân dân ổn định và từng bước phát triển, khơng có hộ đói; tỷ lệ hộ nghèo dưới 2%;

b) Quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chi tiết đơ thị phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt; được cơng bố cơng khai rộng rãi;

c) 100% cơng trình cơng cộng xây mới (kể từ khi quy hoạch được phê duyệt) đúng quy hoạch, có kiến trúc hài hịa, đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành;

d) 95% trở lên các cơng trình cơng cộng về hành chính, văn hóa - xã hội và hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo đạt tiêu chuẩn quy định để phục vụ nhân dân;

đ) 100% khóm vận động nhân dân thường xuyên tham gia bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị và giữ gìn vệ sinh mơi trường;

e) 100% hộ có điện sử dụng và có điện kế riêng, sử dụng điện an toàn;

g) Thực hiện tốt trách nhiệm quản lý Nhà nước về xây dựng; phát huy vai trò tự quản cộng đồng trong việc thực hiện quy hoạch kiến trúc, xây dựng đơ thị; khơng có cơng trình xây dựng vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức phải cưỡng chế, tháo dỡ;

h) Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các cơng trình cơng cộng trên địa bàn, phục vụ lợi ích cơng cộng; không lấn chiếm, sử dụng diện tích đất cơng và cơng trình cơng cộng vào mục đích thương mại, nhà ở;

i) 65% hộ gia đình quan tâm đầu tư cải tạo xây dựng, nâng cấp nhà cửa, chỉnh trang, làm đẹp kiến trúc đơ thị;

k) Có 100% hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn và trên 70% hộ có sử dụng dịch vụ điện thoại.

Tiêu chuẩn 3: Về Văn hóa – xã hội

a) Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, khóm văn hóa:

- Có từ 100% hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa hàng năm, trong đó:

+ 90% số hộ gia đình trở lên đạt danh hiệu gia đình văn hóa hàng năm;

+ 85% trở lên số hộ gia đình được cơng nhận “Gia đình văn hóa” trong 03 năm liên tục;

- 100% khóm xây dựng quy ước, đăng ký và tổ chức phát động xây dựng khóm văn hóa, trong đó:

+ 90% khóm trở lên đạt danh hiệu văn hóa;

+ 85% khóm trở lên được cơng nhận “Khóm văn hóa” 06 (sáu) năm liên tục; + 85% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường, đạt chuẩn văn hóa liên tục từ 05 năm trở lên.

b) Xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở:

- 85% trở lên khóm có điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao hoạt động thường xuyên; thu hút trên 60% hộ dân tham gia;

- Tỷ lệ hộ đạt chuẩn “gia đình thể thao” hàng năm cao hơn mức bình quân của tỉnh;

- Có điểm Bưu điện văn hóa phường và hoạt động hiệu quả; có thư viện hoặc phịng đọc sách, có tủ sách pháp luật đảm bảo các đầu sách; có các cụm thơng tin cổ động;

- Trạm truyền thanh và hệ thống loa truyền thanh tới các khu dân cư hoạt động hiệu quả.

c) Về giáo dục:

- Có hệ thống trường học đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có ít nhất 50% trường học được cơng nhận đạt chuẩn quốc gia;

- Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở trở lên;

- 100% trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường, chăm ngoan, hiếu học; có biện pháp giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, khuyến khích học sinh giỏi…;

- Có kế hoạch tuyên truyền giáo dục con em khơng để xảy ra tình trạng bạo lực học đường dưới mọi hình thức. Tích cực tham gia xây dựng và phát triển quỹ khuyến học, khuyến tài, tạo điều kiện cho con em phát huy hơn nữa những thành tích trong học tập cũng như các sở trường, năng khiếu của bản thân.

d) Y tế - dân số kế hoạch hóa gia đình:

- Đạt chuẩn quốc gia y tế theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế do bộ y tế ban hành;

- Hàng năm giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh; 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng, phòng dịch theo quy định;

- Thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khám và tiêm phòng theo quy định;

- Đạt tiêu chí phường, thị trấn phù hợp với trẻ em.

Tiêu chuẩn 4: Xây dựng nếp sống văn minh, mơi trường văn hóa đơ thị

a) 85% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định hiện hành về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và nếp sống văn minh đô thị;

b) Bảo vệ môi trường. bảo vệ và sử dụng nguồn nước hiệu quả. 100% cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, hộ kinh doanh phát triển kinh tế phải đạt các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước. Chất thải, nước thải, rác thải phải được thu gom sử lý theo quy định;

c) Thường xuyên tổ chức, tuyên truyền, phổ biến các quy định Luật Giao thông đường bộ, đường thủy nội địa. Khơng lấn chiếm lịng đường, hè phố gây cản trở giao thông, không cơi nới, làm mái che, mái vẩy, đặt biển quảng cáo sai quy định, gây mất mỹ quan đô thị;

d) Có trồng cây xanh cơng cộng, tỷ lệ đất giao thông tĩnh, tiêu chuẩn cấp nước, thoát nước và chiếu sáng đô thị theo quy định, khuyến khích hộ gia đình trồng hoa, cây xanh;

đ) Xây dựng quan hệ cộng đồng thân thiện, đoàn kết giúp nhau “Xóa đói, giảm nghèo”; hợp tác phát triển kinh tế.

e) Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ văn hóa được xây dựng theo quy hoạch, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật; khơng có cơ sở sản xuất, tàng trữ và lưu hành sản phẩm văn hóa có nội dung độc hại, cấm lưu hành3.

2.1.7. Lược khảo tài liệu

Đề tài nghiên cứu dựa trên những kiến thức khoa học và tham khảo, kế thừa một số nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, đề tài nghiên cứu trình bày một số nghiên cứu có liên quan, cụ thể được thể hiện như sau:

1. Hà Tuấn Phương (2017): “Sự tham gia của người dân thơng qua chính phủ mở trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại phường 4, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả sử dụng phương pháp tham vấn ý kiến từ 04 chuyên gia,

phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phương pháp kiểm định tương quan, phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội, xác định sự khác biệt bằng phương pháp T-Test và ANOVA. Với 316 phiếu khảo sát đạt yêu cầu, kết quả phân tích hồi quy đã khẳng định mơ hình cơng dân tham gia quản trị nhà nước là phù hợp và có thể được áp dụng tại Phường 4. Qua đó, 03 nhân tố là quản trị hợp tác (QT), ý tưởng công dân và sự đổi mới (YT) và dân chủ hợp tác (DC) đều có ảnh hưởng tới chính phủ mở (CP) và có quan hệ tuyến tính thuận, tác động tích cực đến chính phủ mở. Trong đó, nhân tố quản trị hợp tác có tác động lớn nhất đến chính phủ mở, kế đến là nhân tố ý tưởng công dân và sự đổi mới, và cuối cùng là nhân tố dân chủ hợp tác. Kết quả kiểm định ANOVA cũng đã xác định là có sự khác biệt đối với sự tham gia chính phủ mở theo biến định tính cá nhân ở từng nhóm có độ tuổi và trình độ học vấn khác nhau.

2. Nguyễn Nguyệt Huế (2015): “Sự tham gia của người dân trong xây dựng

Nông thôn mới trường hợp nghiên cứu xã Mỹ lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh long”.

Quá trình nghiên cứu đề tài đã khẳng định vai trị tham gia của người dân trong tất cả các khâu, từ đóng góp ý kiến đến trực tiếp thực hiện và duy tu, bảo dưỡng cơng trình. Tuy nhiên, thơng tin bao phủ thấp dẫn đến sự tham gia không đồng đều giữa các nhóm dân cư có lĩnh vực nghề nghiệp và quan hệ xã hội khác nhau. Đóng góp ý kiến chỉ được thực hiện ở các khâu sau dẫn đến phân bổ ngân sách khơng theo nhu cầu. Cộng đồng ít tham gia thực hiện các cơng trình xây dựng tại địa phương mặc dù chi phí thấp và hiệu quả cao hơn. Công tác giám sát cộng đồng và duy tu, bảo dưỡng chỉ được thực hiện đối với những cơng trình có vốn dân hoặc có liên quan đến các nhu cầu cấp thiết. Nguyên nhân tình trạng hiệu quả tham gia thấp khơng chỉ xuất phát từ khả năng tiếp cận thông tin không đồng đều, nguồn lực yếu và lệ thuộc vào cơ chế đại diện của cộng đồng mà nó cịn đến từ chính quyền trong thái độ đối với sự đóng góp của người dân, vấn đề trao quyền ra quyết định và xây dựng cơ sở pháp cho sự tham gia.

3. Đào Duy Ngọc (2015): “Sự tham gia của người dân trong xây dựng Nông

thôn mới tại huyện Tân Lộc, Đồng Nai”, khi tác giả phân tích về thực trạng về sự

tham gia của người trong khảo sát nghiên cứu tại huyện Xuân Lộc cho thấy người dân được thơng tin về chương trình NTM cịn thấp, thơng tin chỉ dừng lại ở mức khẩu hiệu, kêu gọi. Các hoạt động được quy định cần có sự tham gia của người dân như: quy hoạch, chọn việc ưu tiên làm trước… rất ít được tham vấn ý kiến của người dân, người dân hầu như chỉ biết khi bắt đầu xây dựng hoặc đưa xuống các cuộc họp dân, họp ở địa phương khi cần kêu gọi đóng góp. Mức độ tham gia của người dân theo thang đo “biết, bàn, làm, kiểm tra” có chiều hướng giảm dần, chỉ những hoạt động liên quan trực tiếp tới đời sống ngƣời dân và họ phải đóng góp chi phí để xây dựng thì người dân mới tham gia một cách chủ động và tích cực hơn.

4. Lưu Thị Tho, Phạm Bảo Dương (2013): “Sự tham gia của cộng đồng các

dân tộc trong các hoạt động giảm nghèo ở một số địa phương miền núi phía Bắc”.

Nghiên cứu đã chỉ ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng các dân tộc về các hoạt động kinh tế của các chương trình giảm nghèo bao gồm: cơ chế chính sách và giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng; năng lực và ý thức của các thành viên cộng đồng; nguồn lực và khả năng tiếp cận nguồn lực; thành phần dân tộc và giới tính. Từ đó, các giải pháp mà nghiên cứu đề ra chủ yếu nhấn mạnh yêu cầu nâng cao năng lực cho cộng đồng, bao gồm năng lực về nghề nghiệp và khả năng tiếp cận nguồn vốn. Ngoài ra, khi năng lực người dân được đáp ứng thì “nên trao quyền, phân cấp đầu tư và triển khai thực hiện cho họ. Cộng đồng hồn

tồn có khả năng tự quyết, tự làm chủ cuộc sống của chính mình”.

5. Nguyễn Văn Tuấn (2012): “Vấn đề phát huy sự tham gia đóng góp của người dân cho chương trình xây dựng nơng thơn mới – Bài học kinh nghiệm từ mơ hình thí điểm Thụy Dương”. Kết quả nghiên cứu cho thấy (1) Chương trình thí điểm

xây dựng nông thôn mới tại xã Thụy Dương về cơ bản đã thành công, đã tạo ra bộ mặt nông thôn đổi mới, tạo niềm tin mới cho nhân dân đối với đường lối lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa; (2) Để thực hiện thành cơng chương trình xây dựng nơng thôn mới, cần huy động nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó có sự tham gia đóng góp của người dân đóng vai trị hết sức

quan trọng; (3) Mức sẵn long tham gia đóng góp của người dân trong chương trình xây dựng nơng thơn mới phụ thuộc vào các nhân tố: công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động của chính quyền, cơ chế tham gia bàn bạc xây dựng kế hoạch, mức độ công khai minh bạch của các hoạt động, cơ chế tham gia kiểm tra, giám sát của người dân đối với các hoạt động của chương trình…

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp tiếp cận 2.2.1. Phương pháp tiếp cận

Nghiên cứu tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu xã hội học, sử dụng những phương pháp, kỹ thuật và cách thức nghiên cứu xã hội học để nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong việc xây dựng phường văn minh đô thị tại thành phố Cà Mau. Tiếp cận phương pháp Đánh giá nơng thơn có sự tham gia của cộng đồng (PRA – Participatory Rural Appraisal), phương pháp cộng đồng trong phát triển để đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân, tăng cường sự tham gia của người dân trong việc xây dựng phường văn minh đô thị tại địa bàn nghiên cứu.

Theo Trương Văn Truyền (2007), xây dựng tổ chức là một quá trình tham gia của cộng đồng để có được sức mạnh hay quyền lực nhất định, khi người dân hiểu được điều này thì họ sẽ hành đồng để thực hiện nó. Sự tham gia của người dân là một trong những nhân tố chính của sự phát triển, do đó gia tăng sự tham gia của cộng đồng là để đảm bảo cho hoạt động phát triển hơn. Mô hình nghiên cứu thực hiện bằng cách sử dụng thang đo Likert, thang đo Likert là hình thức đo lường sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu kinh tế - xã hội và được đánh giá theo 5 mức độ. Thang đo gồm 5 cấp bậc tương ứng với 5 mức độ sự tham gia của người dân; 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong xây dựng phường văn minh đô thị tại thành phố cà mau (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)