Thông tin về mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong xây dựng phường văn minh đô thị tại thành phố cà mau (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu

Như tác giả đã trình bày ở chương 2, số liệu dùng để phân tích được thu thập từ một cuộc khảo sát đối với 200 người dân cư trú tại các phường trên địa bàn thành phố Cà Mau, sau khi loại những phiếu khảo sát chưa đạt yêu cầu. Tổng số phiếu khảo sát chính thức của đề tài nghiên cứu là 181 phiếu khảo sát đạt yêu cầu.

Bảng 4.1: Thông tin mẫu nghiên cứu

Nhóm độ tuổi Số người Tỷ lệ (%) Dưới 25 tuổi 18 10 Từ 25 đến dưới 35 tuổi 66 37 Từ 35 đến 45 tuổi 60 33 Trên 45 tuổi 37 20 Giới tính Số người Tỷ lệ (%) Nam 107 59 Nữ 74 41 Trình độ học vấn Số người Tỷ lệ (%) Trung cấp, cao đẳng 40 22 Đại học 99 55 Sau đại học 3 2 Trình độ khác 39 21 Nghề nghiệp Số người Tỷ lệ (%) Cán bộ, công chức, viên chức 60 33

Kinh doanh, mua bán 60 33

Công nhân, nông dân 26 14

Nghề nghiệp Số người Tỷ lệ (%)

Nghề nghiệp khác 25 14

Hộ gia đình chính sách Số người Tỷ lệ (%)

Có 23 13

Khơng 158 87

Tổng thu nhập/người/tháng Số người Tỷ lệ (%)

Dưới 5 triệu đồng/tháng 99 55 Từ 5 đến dưới 8 triệu đồng/tháng 46 25 Từ 8 đến dưới 10 triệu đồng/tháng 25 14 Từ 10 đến dưới 13 triệu đồng/tháng 8 4 Trên 13 triệu đồng/tháng 3 2 Tổng số phiếu khảo sát 181 100

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích từ số liệu điều tra

Bảng 4.1 trình bày một số thông tin về đặc điểm của người dân tham gia phỏng vấn, thống kê mô tả được thể hiện qua một số tiêu chí như:

- Độ tuổi của người dân: nhóm người dân có độ tuổi từ 25 đến dưới 35 tuổi là 66 người; chiếm tỷ lệ 37%; 60 người thuộc nhóm có độ tuổi từ 35 đến 45 tuổi với tỷ lệ tương ứng là 33%. Đây cũng là 2 nhóm độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong khảo sát; kế đến là 20% cho nhóm độ tuổi từ trên 45 tuổi; và cuối cùng nhóm người dân trẻ là 10% thuộc nhóm độ tuổi dưới 25 tuổi. Nhìn chung, người dân tham gia khảo sát đều trong độ tuổi lao động.

- Về giới tính của người dân tham gia trong hoạt động xây dựng PVMĐT. Kết quả khảo sát cho thấy số lượng nam giới tham gia vào các hoạt động xây dựng PVMĐT cao hơn nữ giới với 107 người chiếm tỷ lệ 59%; tỷ lệ nữ giới tham gia 74 người và chiếm tỷ lệ 41%.

- Kết quả điều tra cho thấy phần lớn người dân có trình độ học vấn cao, tổng số người có trình độ từ trung cấp đến sau đại học chiếm khoảng 80%. Số người có trình độ đại học chiếm đa số (55%); kế đến là số người có trình độ trung cấp, cao đẳng (22%); và trình độ sau đại học là rất khiêm tốn chỉ có 3 người và có tỷ lệ chỉ 2%; số người có trình độ khác với tỷ lệ là 21%. Trình độ học vấn cao như thế có thể

góp phần nâng cao mức hiệu quả của hoạt động xây dựng PVMĐT vì nó có thể tạo ra những ứng dụng vượt bậc cho người dân trong việc tiếp thu, triển khai và ứng dụng các văn bản, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp.

- Kết quả điều tra cũng chỉ ra rằng số lượng người dân có nghề nghiệp là kinh doanh, mua bán và là cán bộ, công chức, viên chức chiếm tỷ lệ cao nhất và ngang bằng nhau, lần lượt là 60 người, chiếm 33%; đây là cơ hội cho cộng đồng tại địa phương, dễ dàng tiếp cận những thơng tin cần thiết, góp phần tăng hiệu quả trong các hoạt động xây dựng PVMĐT. Kế đến là người dân có nghề nghiệp là cơng nhân, nông dân và nghề nghiệp khác với tỷ lệ chênh lệch nhau khơng đáng kể; đều có tỷ lệ khoảng 14%; cuối cùng là hưu trí có 10 người với tỷ lệ là 6%. Kết quả này cho thấy, đa số người dân đều đi làm việc.

- Trong 181 phiếu khảo sát thì có 23 người thuộc hộ gia đình chính sách (13%), 158 người khơng thuộc hộ gia đình chính sách (87%). Ta thấy, người dân khơng thuộc hộ gia đình chính sách chiếm tỷ lệ cao nhất.

- Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia phỏng vấn đều trong độ tuổi lao động và đi làm nhưng tổng thu thập của cá nhân/tháng khơng cao. Chỉ có 2% cá nhân có thu nhập trên 13 triệu đồng/tháng (3 người), đây là tỷ lệ thấp nhất trong 181 phiếu khảo sát. Ngược lại số lượng thu nhập cá nhân có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng lại chiếm tỷ lệ cao nhất là 55% (99 người). Kế đến là 46 các nhân có thu nhập từ 5 đến dưới 8 triệu đồng/tháng với tỷ lệ tương ứng là 25%. Hai nhóm cá nhân có thu nhập từ 8 đến dưới 10 triệu đồng/tháng và từ 10 đến dưới 13 triệu đồng/tháng lần lượt có tỷ lệ là 14% (25 người) và 4% (8 người). Nhìn chung, thu nhập của người dân tham gia khảo sát tại địa phương không cao, chưa đảm bảo cuộc sống đầy đủ, thoải mái. Có thể là do tỉnh Cà Mau chưa có nhiều cơ hội việc làm do chưa có nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và chuyên nghiệp; hay trình độ học vấn một số cá nhân còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ quan doanh nghiệp; hay một số cá nhân chỉ làm việc trong hệ thống cơ quan nhà nước nên chủ yếu thu nhập là từ tiền lương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong xây dựng phường văn minh đô thị tại thành phố cà mau (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)