Thiết kế mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong xây dựng phường văn minh đô thị tại thành phố cà mau (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

2.2.3. Thiết kế mẫu nghiên cứu

Đinh Phi Hổ (2011), cỡ mẫu nên nhiều hơn 4 – 5 lần của số biến quan sát trong phân tích nhân tố. Để đảm bảo mơ hình phân tích đạt u cầu, mang tính đại diện cho tổng thể nên cỡ mẫu tối thiểu là n = 150.

Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, theo Harris RJ. Aprimer (1985) thì kích thước mẫu phải bảo đảm theo cơng thức: n ≥ 104 + m (với m là số lượng biến độc lập và phụ thuộc), hoặc n ≥ 50 + m , nếu m < 5. Mơ hình nghiên cứu đề xuất với 22 biến quan sát, vì vậy phiếu cần khảo sát tối thiểu cần là 110. Để đảm bảo số phiếu khảo sát có thể đại diện cho tổng thể, đề tài dự kiến sẽ khảo sát 200. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện bằng bảng câu hỏi đã được thiết kế, đối tượng khảo sát là người dân sống trên địa bàn thành phố Cà Mau.

Tác giả sẽ chọn mẫu trên cơ sở phiếu khảo sát sẽ được gửi đến người dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố Cà Mau. Thành phố Cà Mau gồm có 10 phường. Để đảm bảo tính khoa học, tính chính xác của số liệu, tác giả sẽ chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng dựa trên mật độ dân số, được chia thành 3 nhóm.

+ Nhóm 1: Phường 2, Phường 7 và Phường 8

+ Nhóm 2: Phường 4, Phường 9 và Phường Tân Xuyên + Nhóm 3: Phường 1, Phường 5 và Phường 6.

Việc lấy mẫu được thực hiện cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Cơ cấu chọn mẫu và phương pháp phỏng vấn

Huyện Số mẫu Phương pháp phỏng vấn

Nhóm 1 700 Phỏng vấn trực tiếp

Nhóm 2 70 Phỏng vấn trực tiếp

Nhóm 3 60 Phỏng vấn trực tiếp

Cộng: 200

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Chọn 3 địa bàn trên để tiến hành khảo sát vì cả 3 đều có mật độ dân số cao có thuận lợi về điều kiện sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong xây dựng phường văn minh đô thị tại thành phố cà mau (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)