Xuất mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong xây dựng phường văn minh đô thị tại thành phố cà mau (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

2.2.2. xuất mơ hình nghiên cứu

Trên cơ sở lý thuyết của Trương Văn Truyền (2007) về mức độ tham gia, kết hợp với những nghiên cứu khám phá trong một số lĩnh vực đã được trình bày ở trên. Qua đó, tác giả tiến hành thảo luận, trao đổi cùng giảng viên hướng dẫn và có sự điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với đề tài nghiên cứu, bổ sung thêm yếu tố “Nhận thức xã hội” vào thang đo các yếu tố cấu thành sự tham gia của người dân; tiếp theo nghiên cứu thực hiện kiểm định sự khác biệt về sự tham gia của người dân trong xây dựng phường văn minh đô thị tại thành phố Cà Mau theo đặc điểm nhân khẩu – xã hội học của người dân. Đó chính là sự khác biệt và là điểm mới của đề tài mà tác giả nghiên cứu. Vì vậy, nghiên cứu đề xuất các thang đo phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Biến phụ thuộc của mơ hình là sự tham gia của người dân trong việc xây dựng Phường văn minh đô thị; biến độc lập là các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân; và tác giả đề xuất mơ hình thực nghiệm bao gồm các nhóm nhân tố độc lập tạo đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng phường văn minh đô thị tại địa bàn nghiên cứu bao gồm 5: (1) Năng lực cá nhân của người dân; (2) Năng lực của Ban chỉ đạo, cán bộ địa phương; (3) Chính

sách địa phương, hoạt động hỗ trợ địa phương; (4) Lợi ích cá nhân và xã hội; và (5) Nhận thức xã hội. Mơ hình nghiên cứu đề xuất được thể hiện qua hình 2.2.

Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở đó, tác giả cũng đề xuất các biến quan sát trong mơ hình nghiên cứu, cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Đề xuất các biến quan sát trong mơ hình nghiên cứu đề xuất

Tên biến Mô tả biến Kỳ vọng Tham khảo

ND Năng lực cá nhân của người dân

ND_1 Luôn tiếp cận, nắm bắt và cập nhật thông tin mới về xây dựng PVMĐT. + Trương Văn Truyền (2007); Trần Thị Linka (2016) và nghiên cứu định tính của cá nhân ND_2 Sẵn sàng dành thời gian tham gia mọi chủ

trương, hoạt động tại địa phương.

+

ND_3 Kiến thức, ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tự giác về xây dựng PVMĐT.

+

ND_4 Vai trị và uy tín cá nhân phát huy tối đa trong xây dựng PVMĐT.

+

CB Năng lực của ban chỉ đạo, cán bộ địa phương

CB_1 Ban chỉ đạo trong xây dựng PVMĐT có + Trương Văn

Năng lực cá nhân của người dân

Năng lực của Ban chỉ đạo

Chính sách địa phương

Lợi ích cá nhân và xã hội

Nhận thức xã hội Sự tham gia của người dân

Tên biến Mô tả biến Kỳ vọng Tham khảo

năng lực, trách nhiệm và uy tín. Truyền (2007); Trần Thị Linka (2016) và nghiên cứu định tính của

cá nhân CB_2 Công tác tổ chức quản lý, điều hành trong

xây dựng PVMĐT tốt.

+

CB_3 Các hoạt động của ban chỉ đạo được cơng, khai rõ ràng, có kế hoạch.

+

CB_4 Cán bộ có kiến thức, kỹ năng trong tuyên truyền, vận động người dân dễ hiểu, thuyết phục.

+

CB_5 Cán bộ cơ sở phải có phẩm chất, đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh để nêu cao tinh thần “làm gương” cho dân.

+

CS Chính sách địa phương, hỗ trợ hoạt động địa phương

CS_1 Khen thưởng kịp thời những cá nhân có đóng góp, tham gia tích cực vào các hoạt động, phong trào do ban chỉ đạo phát động.

+ Trần Thị Linka (2016) và nghiên cứu định tính của

cá nhân CS_2 Phát huy tối đa nguồn lực của tổ chức đoàn

thể nhằm hỗ trợ trong mọi hoạt động tuyên truyền, vận động, hướng tới cuộc sống “xanh, sạch, đẹp”, văn minh đô thị,…

+

CS_3 Cán bộ địa phương quan tâm hơn, giải quyết kịp thời các vấn đề của người dân còn vướng mắc; cập nhất kiến thức, thông tin mới đến dân qua các cuộc họp tại khóm, xã..

+

CS_4 Hỗ trợ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi thuận tiện cho người dân.

+

LI Lợi ích cá nhân và xã hội

LI_1 Đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự tại địa phương được nâng cao và ổn định.

+ Trần Thị Linka (2016) và nghiên cứu định tính của LI_2 Đời sống vật chất và tinh thần của người +

Tên biến Mô tả biến Kỳ vọng Tham khảo

dân được cải thiện. cá nhân

LI_3 Có nhiều cơ hội tiếp xúc, học hỏi, mở rộng kiến thức giữa dân và chính quyền.

+

LI_4 Gắn kết mối quan hệ giữa các người dân, giữa người dân và cán bộ tại địa phương.

+

LI_5 Nâng cao uy tín mỗi cá nhân trong cộng đồng, cộng đồng trong xã hội.

+

LI_6 Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi,… trong cộng đồng ngày càng tốt hơn.

+

XH Nhận thức xã hội

XH_1 Người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo, đổi mới của tỉnh.

+ Trần Thị Linka (2016) và nghiên cứu định tính của

cá nhân XH_2 Mơi trường sống lành mạnh, an toàn hơn,

các tệ nạn xã hội tại địa phương giảm rõ rệt.

+

XH_3 Mơ hình hợp tác có sự tham gia của người dân đạt hiệu quả, vai trò của người dân được khẳng định hơn, nâng cao vị thế của người dân trong xã hội.

+

TG Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng PVMĐT

TG_1 Chủ động tìm hiểu thông tin để tham gia vào việc xây dựng PVMĐT

+ Trần Thị Linka (2016) và nghiên cứu định tính của

cá nhân TG_2 Sẵn sàng đấu tư nhân lực và vật lực để tham

gia xây dựng PVMĐT

+

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tất cả các biến quan sát của các nhóm nhân tố trong mơ hình, tác giả kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia của người dân vì sự tham gia của người dân càng nhiều, càng tham gia tích cực thì sự việc xây dựng Phường văn minh đô thị sẽ đạt hiệu quả càng cao.

Phương trình hồi quy của đề tài được xây dựng như sau:

Y = β0 + β1ND + β2CB + β3CS + β4LI + β5XH + ei

Với Y : Biến phụ thuộc – Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng phường văn minh đô thị tại thành phố Cà Mau.

Các biến độc lập bao gồm:

- ND: Năng lực cá nhân của người dân

- CB: Năng lực của Ban chỉ đạo, cán bộ địa phương

- CS: Chính sách địa phương, hỗ trợ hoạt động của địa phương - LI: Lợi ích cá nhân và xã hội

- XH: Nhận thức xã hội ei : Sai số của phương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong xây dựng phường văn minh đô thị tại thành phố cà mau (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)