Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Kiên Giang là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL nằm ở phía Tây Nam tổ quốc: phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia có đường biên giới dài 56,8km; phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Đơng và Đơng Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hâu Giang; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan. Tổng diện tích tư nhiên 634.627,21 ha bằng 1,9% diện tích cả nước, trong đó: nhóm đất nơng nghiệp 575.697,49 ha chiếm 90,71% đất tự nhiên (riêng đất lúa 354.011,93 ha chiếm 61,49% đất nơng nghiệp); nhóm đất phi nơng nghiệp 53.238,38 ha, chiếm 8,39% diện tích đất tự nhiên; nhóm đất chưa sử dụng 5.691,34 ha, chiếm 0,90% diện tích đất tư nhiên. Có bờ biển dài trên 200 km, với ngư trường khai thác thủy sản rộng 63.290 km2. Biển Kiên Giang có 105 hịn đảo lớn, nhỏ, trong đó có 43 hịn đảo có dân sinh sống.
Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố gồm: Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, Phú Quốc, Kiên Hải, U Minh Thượng và Giang Thành. Được chia thành các tiểu vùng sinh thái khác nhau như:
Tây sông Hậu gồm các huyện: Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao và thành phố Rạch Giá.
thị xã Hà Tiên.
U Minh Thượng gồn các huyện: An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận.
Vùng biển đảo Phú Quốc và Kiên Hải.
Hình 4.1: Bản đồ tỉnh Kiên Giang
Nguồn: UBND tỉnh Kiên Giang (2010)
Dân số của tỉnh phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sơng ngịi và ở một số đảo lớn. Năm 2015 là 1.762.281 người, gồm 3 dân tộc chính Kinh, Hoa và Khmer. Người kinh chiếm đại đa số, sống ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Người Hoa tập trung nhiều nhất ở các huyện Châu Thành, thị xã Hà Tiên và thành phố Rạch Giá. Người Khmer tập trung nhiều ở huyện Giồng Riềng, Gò Quao, thị xã Hà Tiên và huyện Hòn Đất. Cơ cấu lao động: lâm nghiệp và thủy sản chiếm 51,37%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 13,19%; dịch vụ chiếm 35,44%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52%, trong đó đào tạo nghề đạt 43%.
Về dất đai: Do điều kiện lịch sử địa chất đất Kiên Giang phân thành 2 loại thể, đó là:
Đất hình thành do nền đá mẹ tại chổ còn gọi là đất địa thành: Đây là loại đất được hình thành tại chỗ do q trình tác động cơ học, hóa học trong tự nhiên, do tác động của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và hóa trình phân hóa đá, khống vật,… được nước mưa rửa trơi và tích tụ lại ở những thung lũng hoặc ở ven các sườn chân núi như ở Phú Quốc, Kiên Hải và vùng đồi núi Hà Tiên. Do đá mẹ có đặc tính chua (tỷ lệ SiO2 cao), điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao, các q trình si-a-lít và phe-ra-lít diễn ra mạnh trên loại đất này tạo thành 2 nhóm chính như:
Nhóm đất phe-ra-lít được hình thành do quá trình phe-ra-lít diễn biến ra mãnh liệt và chiếm ưu thế dẫn đến sự phá hủy và rửa trơi các ca-xion kiềm và tích lũy nhiều sắt, nhơm. Đất có màu vàng hoặc đỏ. Loại đất này phân bổ chủ yếu ở Phú Quốc (khoảng 28.700 ha) và ở các núi của huyện Hòn Đất khoảng 400 ha.
Nhóm đất si-a-lít phe-ra-lít được hình thành do thời gian tạo đất, các hóa trình si-a-lít và phe-ra-lít cùng xãy ra trong cùng thời điểm. Diện tích đất này khoảng 12.000 ha, phân bổ tập trung ở Phú Quốc 9.000 ha, Hà Tiên 3.000 ha.
- Đất hình thành do phù sa lắng đọng còn gọi là đất thủy thành: Đất vùng đồng bằng Kiên Giang chủ yếu là do phù sa sông Cửu Long bồi tụ. Vì nằm xa sơng nên đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét tù 45% đến 58%, tầng đất dày trên 70cm, hàm lượng hữu cơ cao, có nơi do xác hữu cơ trên mặt nhiều nên đạm tổng số trong đất khá cao, trung bình từ 0,12 đến 0,13%. Hàm lượng SO4 từ 0,15 đến 0,24%. Lân tổng số rất nghèo ( 0,02 – 0,04%), ka-li tương đối khá (1,5-2%). Đất thủy thành chia thành các nhóm chính như:
Nhóm đất phù sa ngọt khơng phèn: Đây là loại đất tốt nhất trong tỉnh, có diện tích khoảng 30.000 ngàn ha phân bổ chủ yếu ở các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng và rải rác ở thành phố Rạch Giá, huyện Hòn Đất và Gò Quao. Đất này tuy nghèo lân tổng số và lân dễ tiêu, nhưng giàu đạm và kali, ít chất độc ( sắt, nhơm, sun-phát) độ PH từ 4,7 đến 4,8 rất thích hợp cho cây trồng.
Về khí hậu: Kiên Giang thể hiện rõ là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Nhiệt độ trung bình trong những năm gần đây không cao dưới 300c, cụ thể năm 2014 nhiệt độ trung bình 27,40c, năm 2015 nhiệt độ trung bình 27,20c, năm 2016 là 27,60c. Trong năm 2016 nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 29,00c vào tháng 4 và thấp nhất là 24,40c vào tháng giêng.
Về chế độ mưa, Kiên Giang là tỉnh mưa nhiều ở Nam Bộ, Trong các năm gần đây, Kiên Giang có lượng mưa trung bình tương đối cao, cụ thể như: Năm 2014 lương mưa cả năm là 2.724,3 mm, năm 2015 là 2.336,8 mm, năm 2016 là 2.099,0 mm. Trong năm 2017 hầu hết các tháng đều có mưa; tháng có lượng mưa nhiều nhất vào tháng 7 là 435,2 mm, tháng có lượng mưa ít nhất là 41,8 mm vào tháng giêng.
Tóm lại, Kiên Giang có nhiều thuận lợi về điều kiện khí hậu, thủy văn nhưng ít có thiên tai, khơng rét, ít có bão đổ bộ trực tiếp. Ánh sáng và nhiệt độ dồi dào, nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và gia súc sinh trưởng, phát triển quanh năm. Song cũng cần thấy hết khía cạnh của điều kiện khí hậu thủy văn trong vùng, đó là sự phân bổ mưa không ổn định theo thời gian và không gian với những đợt hạn kéo dài 5-10 ngày, ngay cả trong mùa mưa hoặc sự bắt đầu hay kết thúc sớm hay muộn của mùa mưa, lũ lụt tuy ít xãy ra nhưng cũng có thể gây thiệt hại đáng kể.
Kiên Giang có thế mạnh về nông nghiệp, du lịch, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, khai thác nuôi trồng dưới tán cây rừng, cũng là một nguồn tài nguyên hải sản nội địa hết sức phong phú. Bên cạnh đó tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh như: Hà Tiên, Phú Quốc, Kiên Hải, Hòn Đất, rừng U Minh Thượng là cơ hội để phát triển ngành du lịch.
4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Kiên Giang đóng vai trị rất quan trọng nền kinh tế của ĐBSCL. Ngành kinh tế chính ở vẫn là nơng nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế biến. Trong những năm gần đây kinh tế Kiên Giang có những bước khởi sắc đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành Nơng - Lâm – Thủy sản từ
42,57% năm 2010 giảm cịn 35,14% năm 2015. Cơng nghiệp – Xây dựng giữ ở mức 24,42%. Dịch vụ từ 33,04% vào năm 2010 tăng lên 40,44% vào năm 2015. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 10,53%, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 2.515 USD, gấp 2 lần so với năm 2010. Kiên Giang chuyển từ kinh tế thuần nông sang nền kinh tế đa dạng, nông nghiệp chất lượng cao và đang hướng tới nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ. (Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng trong nơng nghiệp, nhưng vẫn cịn cao. Công nghiệp, Xây dựng chiếm 24,42%; Dịch vụ chiếm 33,04%; Nông, Lâm, Thủy sản chiếm 35,14%. Qua cơ cấu GDP cho thấy sự chuyển dịch kinh tế của tỉnh theo đúng hướng.
Nếu xét theo thành phần kinh tế thì tất cả các thành phần đều có mức tăng trưởng. Kinh tế nhà nước đang giữ vững vai trò chủ đạo, nắm giữ các lĩnh vực then chốt để điều tiết nền kinh tế; king tế tập thể đang phát triển ổn định, thực hiện đúng nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Các loại hình hợp tác từng bước được nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống xã viên. Kinh tế tập thể đang góp phần tích cực trong việc chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nông thơn. Tuy nhiên, so với u cầu thì kinh tế tập thể phát triển cịn chậm và chưa vững chắc, qui mơ cịn nhỏ, cung cấp dịch vụ cịn nhiều hạn chế, chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa cao; kinh tế tư nhân có vai trị quan trọn, đang phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.
Các vấn đề văn hóa xã hội luôn được đảng và nước quan tâm ưu tiên đầu tư, đồng thời có giải pháp để thu hút tốt mọi nguồn lực để thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa xã hội một cách mạnh mẽ hơn, nhất là về lĩnh vực giáo dục, y tế, dạy nghề. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo. Kết quả tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 7,45% năm 2008 xuống còn 5,81% năm 2009; tỷ lệ hoạc sinh tốt nghiệp trung học phổ thơng đạt 60,06% và đã có 3.755 thí sinh thi đỗ vào
các trường Đại học và Cao đẳng; cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất y tế cùng với các trang thiết bị y tế và đội ngũ y bác sỹ luôn được tăng cường, nhất là đối với tuyến y tế cơ sở.
Tóm lại, tiềm năng nơng nghiệp Kiên Giang rất lớn, rất tồn diện, chúng ta có nhiều điều kiện thuận lợi và khả năng để biến tiềm năng đó trở thành hiện thực, Tuy nhiên kết quả khai thác được trong những năm qua cịn nhiều hạn chế. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do thiếu nước ngọt, nhất là trong mùa khô. Là xứ sở của sông rạch và kinh đào, nước nhiều nhưng phân bổ không đều. Lúc cần nước cho cây trồng thì lắm khi nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn không thể sử dụng được. Độ phèn, độ mặn của nguồn nước mùa cạn là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Về mặt chủ quan Kiên Giang chưa đầu tư tập trung, có chiều sâu và đồng bộ cho nơng nghiệp, công tác thủy lợi và cải tạo đồng ruộng làm cịn chậm…đó là những tồn tại đang và sẽ được khắc phục. (Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X).
4.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HÒN ĐẤT
4.2.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Hòn Đất là một trong 4 huyện nằm trong vùng tứ giác long xuyên, là huyện nằm trên Quốc lộ 80; có diện tích tự nhiên 103.956 ha. Trong đó, đất nơng nghiệp 95.343 ha, riêng đất trồng lúa 81.182 ha; đất trồng cây hàng năm khác 591 ha; đất ở 1.718 ha; đất chuyên dùng 3.752 ha. Năm 2016 tổng dân số của huyện có 161.575 người, trong đó: thành thị 29.141 người, nông thôn 132.434 người; lưc lượng lao động (từ 15 tuổi trở lên) có 95.652 người, trong đó: nam 52.180 người, nữ 43.472 người.
Hịn Đất là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất của tỉnh Kiên Giang (trước đây nằm trong huyện Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá và sau đó thuộc tỉnh Kiên Giang), huyện lỵ là thị trấn Hịn Đất. Vị trí của huyện: phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía tây bắc giáp huyện Kiên Lương), phía đơng nam giáp thành phố Rạch Giá, phía đơng giáp huyện huyện Tân Hiệp, đông bắc giáp huyện Thoại
260 m.
Hịn Đất có 14 đơn vị hành chính như: Xã Bình Giang, Bình Sơn, Lình Huỳnh, Thổ Sơn, Nam Thái Sơn, Mỹ Thái, Sơn Bình, Mỹ Hiệp Sơn, Nam Thái Sơn, Mỹ Phước, Mỹ Lâm, Sơn Kiên, thị trấn Hịn Đất và thị trấn Sóc Sơn. Huyện có địa hình đồng bằng với hệ thống kênh rạch chằng chịt và bị kênh Rạch Giá - Hà Tiên chia thành 2 vùng Đông Bắc và Tây Nam.
Huyện Hòn Đất nằm trong vùng ngập lũ của tỉnh Kiên Giang, An Giang, hằng năm thường xuyên bị ngập lũ chi phối từ tháng 9 đến tháng 11 nên đất ln có được lượng phù sa bồi đắp. Để có thể sống chung với lũ Hịn Đất đã xây dựng được một hệ thống kênh thủy lợi gồm: Phía Đơng Bắc có 12 tuyến kênh trục (kênh T5, T6, Tám Ngàn, H9, KT1, KT2, KT3 Nam Thái Sơn, Mỹ Thái, Sóc Xồi, Mỹ Phước) Phía Đơng Bắc với 15 tuyến kênh trục ( kênh T5, T6, Vàm Rầy, 282, 283, 285, 286, Lình Huỳnh, Số 9, Kiên Bình, Vàm Răng, số 2, số 3, số 4, số 5) kết hợp với các tuyến kênh ngang thành ô bàn cờ và hệ thống 15 cống ngăn mặn chạy dọc theo trên 40 km bờ biển. Trên 97% các tuyến đê kênh trục – đê kênh ngang được nâng cấp cao hơn đỉnh lũ năm 2000, trong đó có 52% phát triển thành đường giao thơng nơng thôn.