Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất lúa và khoai lang ở huyện hòn đất, tỉnh kiên giang (Trang 41 - 43)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.2. Tình hình kinh tế xã hội

4.2.2.1. Cơ cấu và tăng trưởng kinh tế

Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ trọng cao 51,82%, thương mại – dịch vụ 38,44%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 9,74%. Kinh tế phát triển khá, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình qn hàng năm 12,57%.

Lĩnh vực nơng nghiệp vẫn là mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện, nên nông nghiệp tiếp tục giữ vững tăng trưởng và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Bình quân hành năm tăng 7,2% và phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, cơ giới hóa trong sản xuất cơ bản đạt yêu cầu, áp dụng cơ bản tốt tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển thủy lợi và liên kết hợp tác sản xuất đã tạo sự chuyển biến tích cực về năng suất, sản lượng và giảm chi phí…Năm 2016, lĩnh vực nơng nghiệp GDP đạt 589,941 tỷ đồng, trong đó trồng

trọt đạt 445,315 tỷ đồng, chăn nuôi thủy sản đạt 144,625 tỷ đồng.

Kinh tế của huyện Hòn Đất tuy đạt nhiều thành tựu quan trọng, song vẫn còn một số mặt hạn chế tồn tại cần khắc phục như: kinh tế chưa vững chắc, nông nghiệp phát triển chưa tương xứng giữa trồng trọt và chăn nuôi.

Theo báo cáo tổng kết ngành Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn năm 2016 và phương hướng năm 2017 của huyện:

Được sự tập trung chỉ đạo chuyển dịch của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Huyện Ủy, Ủy ban nhân dân huyện, sự tác động tích cực của ban ngành đồn thể cùng với sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban nhân dân các xã việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất đưa cây màu thay thế cây lúa được phát triển rộng rãi ở hầu hết các xã trong huyện và được khẳng định là phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, đặc biệt là trong giai đoạn rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, muỗi hành, vi khuẩn trên lúa hiện nay, nên trong thời gian tới sẽ được đa số nông dân tham gia thực hiện rộng rãi và tích cực hơn. Nếu như trong năm 2015 diện tích trồng màu của huyện là 1.450 ha, thì năm 2016 là 2116 ha. Chủ yếu là các loại màu như: khoai lang, đậu nành, đậu xanh, bắp, mè, khóm, rau cải các loại.

Mơ hình ni thủy sản theo hướng cơng nghiệp ở các xã ven biển vẫn được duy trì, đã góp phần khơng nhỏ làm đa dạng hàng hóa nơng sản trên địa bàn huyện. Đồng thời, một số hộ chuyển các ao nuôi cá thương phẩm sang nuôi cá giống đã góp phần giải quyết nguồn con giống tại địa phương.

Các câu lạc bộ khuyến nông, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp không ngừng được củng cố. Từ đó, trở thành những nhân tố quan trọng trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp đến tận từng nông hộ. Đặc biệt là các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện đã bắt đầu ký kết các hợp đồng bao tiêu một số loại nông sản cho xã viên, xã viên đã an tâm sản xuất, hiệu quả từng bước được nâng cao. Bên cạnh đó, nơng dân đã quen dần cách tìm hiểu nhu cầu thị trường để sản xuất nơng sản, từ đó nơng sản ít bị ép giá, sản xuất có hiệu quả hơn.

Trong sản xuất lúa, tỉnh Kiên Giang cũng như huyện Hòn Đất không chủ trương cho nhân dân sản xuất lúa vụ Thu Đơng (vụ 3), nhưng thực tế có nhiều hộ nông dân ở một số xã, nhất là các xã nằm ở phía Đơng bắc kênh Rạch Giá - Hà Tiên sản xuất lúa vụ Thu Đông cũng cho năng suất khá, không kém so với năng suất sản xuất của vụ hè thu. Đây là việc làm tự phát chưa có sự đồng thuận của chính quyền các cấp, nên nơng dân cũng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ và phòng trừ dịch hại. Tổng diện tích sản xuất lúa 3 vụ đơng xn, thu đông, hè thu của huyện Hịn Đất là 168.347 ha, năng suất bình qn 5,49 tấn/ha, sản lượng đạt 923.888 tấn (Phịng Nơng nghiệp & Phát triển nơng thơn huyện Hòn Đất, 2017).

4.2.2.3. Kết quả sản xuất khoai lang tại huyện Hịn Đất năm 2016

Mặc dù có lịch sản xuất được chính quyền khuyến cáo nhưng với tập tục canh tác của người nông dân cộng với việc thiếu phương tiện máy móc, nhân cơng nên người dân nào làm đất trước thì xuống giống trước đồng thời cũng có những trường hợp sản xuất 2 vụ khoai 1 vụ lúa hoặc dưa hấu, cũng có trường hợp sản xuất 2 vụ khoai. Tuy nhiên chỉ có vụ hè thu là sản xuất đồng bộ nhất.

Tổng diện tích sản xuất khoai lang tại huyện Hịn Đất 672 ha, năng suất bình quân 30,5 tấn/ ha, sản lượng đạt 20.496 tấn (Phịng Nơng nghiệp & Phát triển nơng thơn huyện Hịn Đất, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất lúa và khoai lang ở huyện hòn đất, tỉnh kiên giang (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)