Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết việt nam (Trang 58)

CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Mơ hình nghiên cứu

4.1.3 Các giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm có trước và phân tích thực trạng biến động tỷ suất sinh lợi và tỷ lệ sở hữu tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam, các giả thuyết cho mơ hình nghiên cứu như sau:

H1.1: Tỷ lệ sở hữu của nhóm 3 cổ đơng lớn nhất có tác động âm đến ROAA. H1.2: Tỷ lệ sở hữu của nhóm 3 cổ đơng lớn nhất có tác động âm đến ROAE. H2.1: Tỷ lệ sở hữu nước ngồi có tác động âm đến ROAA.

H2.2: Tỷ lệ sở hữu nước ngồi có tác động âm đến ROAE. H3.1: Tỷ lệ sở nhà nước có tác động âm đến ROAA. H3.2: Tỷ lệ sở hữu nhà nước có tác động âm đến ROAE.

Bảng 4.2: Kỳ vọng dấu xu hướng tác động của cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam

Biến Dấu kỳ vọng Diễn giải

C3 – Tỷ lệ sở hữu của 3 cổ đông lớn nhất tác động âm đến ROAA. C3 – Tỷ lệ sở hữu của 3 cổ đông lớn nhất tác động âm đến ROAE. GOV – Tỷ lệ sở hữu nhà nước tác động âm đến ROAA.

GOV – Tỷ lệ sở hữu nhà nước tác động âm đến ROAE. FOR – Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tác động âm đến ROAA. FOR – Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tác động âm đến ROAE.

4.2 Phương pháp nghiên cứu 4.2.1 Dữ liệu bảng 4.2.1 Dữ liệu bảng

Dữ liệu bảng thường được sử dụng trong việc nghiên cứu những ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc với dữ liệu được thu thập theo các đối tượng khác nhau trong một khoảng thời gian nào đó. Đối với đề tài nghiên cứu, dữ liệu được lưu trữ dưới dạng dữ liệu bảng cân đối, gồm hai chiều là chiều thời gian gồm 7 thời đoạn tương ứng với 7 năm từ năm 2009 đến 2016 và chiều không gian gồm 9 đối tượng là 9 NHTMCP niêm yết Việt Nam. Tổng số quan sát trong mẫu nghiên cứu là 72.

4.2.2 Các mơ hình hồi quy trên dữ liệu bảng

Mơ hình hồi quy trên dữ liệu bảng có dạng tổng quát như sau:

it 1 2 2it 3 3it k kit i it

Y    X   X  ... X  Z u (i 1,..., N ; t 1,...,T)

Trong đó: i là chỉ số chỉ các đối tượng, t là chỉ số chỉ thời gian; Y là biến phụ thuộc, X2, X3, ..., Xk là các biến độc lập; Zi là các đặc điểm riêng của đối tượng thứ i, các đặc điểm này cố định theo thời gian và không phải là đối tượng nghiên cứu chính trong mơ hình; uit là sai số ngẫu nhiên của mơ hình.

Giả định quan trọng nhất được sử dụng cho mơ hình hồi quy trên dữ liệu bảng là sự tác động của các biến độc lập Xj (j = 2,...k) đến biến phụ thuộc Y là như nhau ở tất cả các đối tượng (vì thế, các hệ số β1, ..., βk không phụ thuộc vào chỉ số chỉ đối tượng i và chỉ số chỉ thời gian t). Những khác biệt (nếu có) trong giá trị biến phụ thuộc ứng với từng đối tượng Yi là do sự ảnh hưởng bởi các đặc điểm riêng Zi của từng đối tượng. Tùy vào mối quan hệ giữa Zi với các biến độc lập trong mơ hình mà Zi đóng vai trị là tham số hoặc là biến ngẫu nhiên. Và từ mối quan hệ đó, có các loại mơ hình hồi quy trên dữ liệu bảng tương ứng.

- Nếu Zi = 0 với mọi i, hoặc Zi ≠ 0 nhưng Zi không tác động đến biến phụ thuộc Y, nói cách khác là các đối tượng nghiên cứu đồng nhất với nhau, mơ hình hồi quy gộp (Pooled gression model) được sử dụng cho dữ liệu bảng. Trong trường hợp này, mơ hình hồi quy gộp chính là mơ hình hồi quy bằng phương pháp OLS trên dữ liệu chéo.

- Nếu Zi ≠ 0 với một giá trị i nào đó và Cov(Zi, Xj) ≠ 0 (Zi tương quan với các biến độc lập Xj) thì Zi được xem như một tham số cần ước lượng của mơ hình. Khi đó mơ hình hồi quy sử dụng cho dữ liệu bảng là mơ hình các ảnh hưởng cố định (Fixed effects model, FEM). Về bản chất, FEM chính là mơ hình hồi quy OLS có biến giả chỉ các đối tượng (cố định một chiều theo đối tượng). Đôi khi, FEM – cố định theo chiều thời gian được sử dụng để nghiên cứu một vấn đề mà sự khác biệt về thời đoạn nghiên cứu quan trọng hơn so với sự khác biệt giữa các đối tượng nghiên cứu. Khi đó, mơ hình ước lượng có dạng:

it 1 2 2it 3 3it k kit t it

Y    X  X  ... X   u (i1, N ; t1,T)

và điều kiện Cov(γt, Xj) ≠ 0. Trong đó γt là đặc điểm riêng của từng thời đoạn trong quá trình nghiên cứu, không phụ thuộc vào các đối tượng.

- Nếu Zi ≠ 0 với một giá trị i nào đó và Cov(Zi, Xj) = 0 với mọi i, j (Zi không tương quan với các biến độc lập Xj) thì Zi được xem như một biến ngẫu nhiên và nó được ghép chung vào sai số ngẫu nhiên uit. Khi đó, mơ hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effects model, REM) được sử dụng, có dạng:

it 1 2 2it 3 3it k kit it

Y    X   X  ... X  (i 1,..., N ; t 1,...,T)

với εit = Zi + uit.

Theo Greene (2008), REM phù hợp với các mẫu nghiên cứu thu thập một cách ngẫu nhiên từ một đám đông lớn hơn rất nhiều.

Theo Gujarati (2004), Greene (2008):

- Nếu T (số thời đoạn của dữ liệu theo thời gian) lớn và N (số đối tượng theo không gian) nhỏ, giá trị của các tham số ước lượng theo FEM và REM không khác nhau nhiều. Việc lựa chọn mơ hình dựa vào sự thuận tiện trong tính tốn. FEM thường được chọn vì FEM là ước lượng vững ứng với cả hai trường hợp Zi và các biến độc lập Xj có tương quan hay khơng.

- Nếu T nhỏ và N lớn, giá trị của các tham số ước lượng theo FEM và REM khác nhau đáng kể. Trường hợp này phải dựa vào bản chất tương quan hay không của Zi và các biến độc lập Xj để chọn lựa mơ hình phù hợp.

4.2.3 Mơ hình hồi quy

Theo Gujarati (2004), Grene (2008) và cách chọn mẫu dữ liệu nghiên cứu, mơ hình hồi quy gộp là khơng phù hợp với mẫu nghiên cứu vì có sự khác biệt đáng kể giữa các đặc điểm riêng của mỗi ngân hàng và các đặc điểm riêng này có tác động đến tỷ suất sinh lợi. Bên cạnh đó, mơ hình REM là khơng phù hợp vì mẫu nghiên cứu được chọn một cách không ngẫu nhiên, mẫu gồm cả 9 ngân hàng trong tổng thể 9 NHTMCP đang có cổ phiếu niêm yết trên HOSE và HNX. Vì thế, trên hai hướng nghiên cứu về cấu trúc sở hữu, lần lượt thực hiện mơ hình các ảnh hưởng cố định- FEM theo cá thể (đối tượng) và theo thời gian trên mẫu dữ liệu đã có, sau đó thực hiện kiểm định chọn lựa mơ hình phù hợp hơn.

- Mơ hình nghiên cứu tác động của sự tập trung sở hữu đến tỷ suất sinh lợi:

Mơ hình FEM – cố định theo chiều đối tượng có dạng:

it 1 it 2 it 3 it i it

it 1 it 2 it 3 it i it

ROAA C3 ASS FLE Z u

ROAE C3 ASS FLE Z u

  

  

    

    

Mơ hình FEM – cố định theo chiều thời gian có dạng:

it 1 it 2 it 3 it t it

it 1 it 2 it 3 it t it

ROAA C3 ASS FLE u

ROAE C3 ASS FLE u

   

   

    

    

- Mơ hình nghiên cứu tác động của sự hỗn hợp sở hữu đến tỷ suất sinh lợi:

Mơ hình FEM – cố định theo chiều đối tượng có dạng:

it 1 it 2 it 3 it 4 it 5 it 6 it

i it

it 1 it 2 it 3 it 4 it 5 it 6 it

i it

ROAA GOV FOR ASS FLE LDR GRO

Z u

ROAE GOV FOR ASS FLE LDR GRO

Z u                            

Mơ hình FEM – cố định theo chiều thời gian có dạng:

it 1 it 2 it 3 it 4 it 5 it 6 it

t it

it 1 it 2 it 3 it 4 it 5 it 6 it

t it

ROAA GOV FOR ASS FLE LDR GRO

u

ROAE GOV FOR ASS FLE LDR GRO

u                              

Với chỉ số i chỉ các ngân hàng, i∈{1(STB), 2(ACB), 3(SHB), 4(VCB), 5(CTG), 6(EIB), 7(NVB), 8(MBB), 9(BID)}; Zi là đặc trưng riêng của ngân hàng i và đặc điểm này không thay đổi theo thời gian. Chỉ số t chỉ thời gian, t∈{2009,..., 2016}; γt là đặc trưng riêng của thời điểm t và đặc trưng này không thay đổi qua các ngân hàng.

Sai số ngẫu nhiên uit phải thỏa mãn các điều kiện sau: (1) Không tương quan với các biến độc lập trong mơ hình; (2) Khơng có hiện tượng phương sai thay đổi; (3) Khơng có hiện tượng tự tương quan.

4.3 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu

Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu

Biến Trung bình Trung vị Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Số quan sát Đơn vị ROAA 0,980 0,975 2,070 0,010 0,547 72 % ROAE 12,771 13,100 27,490 0,070 7,078 72 % C3 48,850 29,070 100,00 15,870 31,937 72 % FOR 13,322 10,00 30,00 0,000 12,299 72 % GOV 35,490 13,730 100,00 0,0000 37,534 72 % ASS 12,146 12,137 13,822 9,836 0,968 72 FLE 91,987 92,385 95,740 79,600 2,605 72 % LDR 88,099 84,405 138,01 58,530 17,002 72 % GRO 17,124 8,785 73,440 -7,16 20,291 72 % (Nguồn: Phụ lục 3) Kết quả thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu cho thấy: Các biến phụ thuộc ROAA và ROAE có giá trị trung bình và trung vị xấp xỉ nhau. Với biến ROAA, độ lệch chuẩn là 0,547% khá lớn so với giá trị trung bình; khoảng biến thiên khá nhỏ, từ giá trị nhỏ nhất là 0,01% đến 2,07%. Có thể nói ROAA biến động khơng nhiều trong khoảng thời gian nghiên cứu và mức độ tập trung không cao quanh giá trị trung bình. Biến phụ thuộc ROAE có khoảng biến thiên khá lớn, từ 0,07% đến 27,49%; độ lệch chuẩn là 7,078% khá lớn so với giá trị trung bình. So với ROAA,

ROAE có nhiều biến động hơn tuy nhiên mức độ tập trung và tính đối xứng quanh giá trị trung bình khá tương đồng với ROAA.

Các biến C3, FOR và GOV có khoảng biến thiên khá lớn, đặc biệt là GOV từ 0% đến 100%. Độ lệch chuẩn của các biến này lớn so với giá trị trung bình. Có thể nói ba biến chỉ cấu trúc sở hữu C3, FOR và GOV rất phân tán trong khoảng biến thiên của chúng.

Các biến kiểm sốt GRO và LDR có khoảng biến thiên lớn, tuy nhiên GRO có mức độ phân tán cao hơn so với LDR. Giai đoạn 2009 – 2016 là giai đoạn các ngân hàng lớn tăng trưởng rất nhanh về vốn trong khi một số ngân hàng trung bình, nhỏ vấn đề tăng vốn khó khả thi, vì thế giá trị của GRO có diễn biến phức tạp, rất khác nhau giữa các ngân hàng. Ngược lại, các biến ASS và FLE không biến động nhiều trong khoảng thời gian nghiên cứu.

4.4 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

4.4.1 Kết quả hồi quy nghiên cứu tác động của mức độ tập trung sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam

4.4.1.1 Kết quả hồi quy bằng FEM – cố định theo đối tượng và cố định theo thời gian. theo thời gian.

Sử dụng phần mềm Eviews 8 để xác định kết quả mơ hình hồi quy bằng FEM – cố định theo đối tượng và cố định theo thời gian.

Hồi quy bằng FEM theo đối tượng: Kết quả cho thấy tỷ lệ sở hữu của 3 cổ

đông lớn nhất (C3) tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam không ảnh hưởng đến ROAA với mức ý nghĩa 10%. Đối với ROAE, tỷ lệ này có tác động âm ở mức ý nghĩa 10%. Giá trị P-value của thống kê F đối với các mơ hình hồi quy là 0,00000 <1% nên các mơ hình là phù hợp với mẫu nghiên cứu.

Đối với các biến kiểm sốt, ở phương trình hồi quy biến phụ thuộc là ROAA, tổng tài sản (ASS) có tác động âm với mức ý nghĩa 1%; tỷ lệ nợ/tổng tài sản (FLE) khơng có tác động; 5 trong số 9 biến chỉ đặc điểm riêng của các ngân hàng (gồm ACB, VCB, CTG, NVB, MBB) có tác động đến tỷ suất sinh lợi ROAA với mức ý nghĩa 5%. Khả năng giải thích của các biến độc lập đến sự thay đổi của biến phụ

thuộc là 44,32% (R2 hiệu chỉnh = 0,4432). Ở phương trình hồi quy biến phụ thuộc là ROAE, tổng tài sản (ASS) có tác động âm và tỷ lệ nợ/tổng tài sản (FLE) có tác động dương với mức ý nghĩa 1%; 5 trong số 9 biến chỉ đặc điểm riêng của các ngân hàng (gồm SHB, VCB, CTG, NVB, BID) có tác động đến tỷ suất sinh lợi ROAE với mức ý ngĩa 5%. Khả năng giải thích của các biến độc lập đến sự thay đổi của biến phụ thuộc là 49,55% (R2 hiệu chỉnh = 0,4955).

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy về tác động của mức độ tập trung sở hữu đến tỷ suất sinh lợi bằng FEM – cố định theo đối tượng.

Đơn vị tính: % Biến độc lập Biến phụ thuộc ROAA Biến phụ thuộc ROAE

Hệ số ước lượng P - value Hệ số ước lượng P - value

C3 -0,021802 0,1622 -0,371226 0,0552 ASS -0,710289 0,0000 -9,776825 0,0000 FLE -0,003911 0,8882 1,060434 0,0029 Z1 (STB) 10,52441 0,9272 41,42822 0,2792 Z2 (ACB) 10,50233 0,0001 44,66723 0,1654 Z3 (SHB) 10,16583 0,1422 37,01079 0,0079 Z4 (VCB) 12,75352 0,0385 79,06558 0,0110 Z5 (CTG) 12,79925 0,0343 80,86273 0,0075 Z6 (EIB) 10,31991 0,4415 39,48062 0,0989 Z7 (NVB) 8,48845 0,0000 16,78628 0,0000 Z8 (MBB) 11,01783 0,0202 49,41394 0,0797 Z9 (BID) 12,71409 0,0601 80,25657 0,0151 R2 hiệu chỉnh 0,443182 0,495520 P-value (thống kê F) 0,00000 0,00000 (Nguồn: Phụ lục 4A, 4B)

Hồi quy FEM theo thời gian: Kết quả cho thấy tỷ lệ sở hữu của 3 cổ đông lớn nhất (C3) tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam có tác động âm đến ROAA và ROAE. Giá trị P-value của thống kê F là nhỏ hơn 1% nên các mơ hình là phù hợp với mẫu nghiên cứu. Các biến kiểm sốt đều có tác động đến biến phụ thuộc: ASS tác động dương trong cả hai phương trình; FLE tác động âm đến ROAA, tác động

dương đến ROAE. Các hệ số ước lượng chỉ đặc điểm riêng theo thời gian đều có ý nghĩa đối với ROAA, ROAE (trừ t = 2009 đối với biến phụ thuộc ROAA và t =2010 đối với biến phụ thuộc ROAE). Các hệ số xác định mơ hình với biến phụ thuộc là ROAA là 61,97%, biến phụ thuộc là ROAE là 67,55%

Bảng 4.5: Kết quả hồi quy nghiên cứu tác động của mức độ tập trung sở hữu đến tỷ suất sinh lợi bằng FEM – cố định theo thời gian

Đơn vị tính: % Biến độc

lập

Biến phụ thuộc ROAA Biến phụ thuộc ROAE Hệ số ước lượng P - value Hệ số ước lượng P - value

C3 -0,007006 0,0009 -0,051428 0,0370 ASS 0,459796 0,0000 5,060194 0,0000 FLE -0,057741 0,0022 0,517870 0,0197 t=2009 1,912803 0,2335 -84,12519 0,0000 t=2010 1,596996 0,0563 -87,21841 0,1162 t=2011 1,419477 0,0041 -88,05847 0,0512 t=2012 1,009041 0,0000 -93,27892 0,0000 t=2013 0,786232 0,0000 -96,82859 0,0000 t=2014 0,691383 0,0000 -98,80197 0,0000 t=2015 0,518341 0,0000 -100,56274 0,0000 t=2016 0,455592 0,0000 -101,65086 0,0000 R2 hiệu chỉnh 0,619765 0,675537 P-value (thống kê F) 0,00000 0,00000 (Nguồn: Phụ lục 5A, 5B)

4.4.1.2 Lựa chọn mơ hình hồi quy.

Căn cứ vào các kết quả hồi quy, mơ hình FEM – cố định theo đối tượng – cho việc ước lượng các biến phụ thuộc ROAA và ROAE thì khơng phù hợp so với sử dụng mơ hình FEM – cố định theo chiều thời gian; bởi vì đặc điểm riêng của các ngân hàng khơng có ý nghĩa trong việc tác động đến biến phụ thuộc (ví dụ như tại các ngân hàng EIB, STB, SHB). Tuy nhiên đối với mơ hình FEM cố định theo thời gian, hầu hết các hệ số ước lượng cho đặc điểm riêng theo thời gian đều có ý nghĩa trong việc ảnh hưởng đến ROAA và ROAE. Vì thế, khi nghiên cứu về tác động của sự tập trung sở hữu đến ROAA và ROAE, mơ hình FEM – cố định theo chiều thời

gian được lựa chọn. Mơ hình nghiên cứu tác động của sự tập trung sở hữu đến tỷ suất sinh lợi như sau:

ROAAit = 1,913 – 0,007***C3it + 0,460***ASSit – 0,058***FLEit + γt + uit (4.1) ROAEit = –84,125*** – 0,051**C3it + 5,060***ASSit + 0,518**FLEit + γt + uit (4.2) Với *, **, *** là các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.

4.4.2 Kết quả hồi quy nghiên cứu tác động của sự hỗn hợp sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết việt nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)